Góp ý của Ông Võ Minh Đức – CTCP KS & VLXD Long Sơn Phú

Thứ Bảy 16:21 23-04-2011

GÓP Ý NỘI DUNG DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐẤU GIÁ

QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

N.C.S VÕ MINH ĐỨC

TGĐ CTY CP KS & VLXD LONG SƠN PHÚ

I - Đặt vấn đề việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản:

1 - Tài nguyên khoáng sản là tài sản quốc gia do nhà nước thống nhất quản lý.

- Theo luật đất đai thì tổ chức được giao quyền cá nhân trong một số trường hợp.

- Và bao giờ cũng vậy, tài nguyên khoáng sản luôn gắn liền với đất.

- Vậy để có thể đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Theo tôi trong trường hợp này Nhà nước thu hồi quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân rồi mới có thể đồng thời định đoạt được khối tài sản này.

2- Để đưa ra đấu giá quyền khai thác khoáng sản của một mỏ là đấu giá trữ lượng khoáng sản nằm trong khu mỏ đó. Nhưng trong nhiều trường hợp trữ lượng khoáng sản trong khu vực mỏ chưa thể xác định chính xác được do hạn chế về mức độ nghiên cứu, công nghệ khai thác tuyển luyện, nhu cầu sử dụng của thị trường hiện tại, giá cả của từng thời kỳ.

Vậy trong việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản là đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt được quy định tại điều 20 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 về bán đấu giá tài sản. Trong trường hợp này chủ tịch Hội đồng đấu giá không phải là đấu giá viên.

Theo nghị định số 17/2010/NĐ-CP việc xác định giá khởi điểm trong trường hợp này là vô cùng khó khăn. Để có thể xác định giá trị trong phần tài nguyên trong khu mỏ cần phải qua rất nhiều bước như:

- Thăm dò nghiên cứu trữ lượng, chất lượng và các điều kiện khai thác.

- Nghiên cứu công nghệ khai thác, tuyển khoáng.

- Lập dự án khả thi.

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Mà để thực hiện được khối lượng công việc này phải cần nhiều thời gian và kinh phí.

3- Phần trữ lượng để xác định giá khởi điểm là cấp nào: 121;...222 hay tài nguyên...có sự sai khác khi sử dụng các số liệu này không?

II. Góp ý Dự thảo nghị định quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

1. Quy định nguyên tắc xác định giá khởi điểm (Điều 4) như dự thảo là xác định bằng giá trị phần trăm trữ lượng khoáng sản mà tổ chức, cá nhân tham gia cam kết trả cho nhà nước là không hợp lý, không công bằng, sẽ gây thiệt hại cho Nhà nước nếu doanh nghiệp trả một lần sau phiên đấu giá:

Hệ số Q: Toàn bộ trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt trong khu vự khai thác (tấn, m3, kg,...).

Trữ lượng này là không chính xác.

Trường hợp đá xây dựng: Trữ lượng được tính phần nổi (tạo thành núi) và phân âm. Vậy độ sâu khai thác được xác định đến đâu?

Bởi theo Nghị định: Mục 2 Điều 34 - Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thu một lần hoặc thu hàng năm. Trường hợp thu theo hàng năm (n>5 năm), tổ chức, cá nhân phải nộp thêm lãi suất đối với số tiền chưa nộp bằng mức lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chưa kể biến động giá cả thị trường - giá lên do vật tư, nhiên liệu, điện, tiền lương, lãi suất ngân hàng (Lạm phát) lấy giá này cũng không công bằng - Chưa hợp lý.

2. Tiền đặt trước:

- Việc xác định giá khởi điểm là khó khăn

Q: Trữ lượng được phê duyệt hoặc Q trữ lượng khai thác hàng năm.

- Trường hợp này sản lượng khai thác là ai quy định (nếu chủ đầu tư quyết định thay đổi sản lượng khai thác hàng năm thì sao?).

- Trường hợp khoản tiền đặt trước được bảo lãnh của tổ chức tín dụng là không hợp lý: Bởi một tổ chức tín dụng đứng ra bảo lãnh cho đơn vị dự đấu giá thì khoản hạn mức này phải được tổ chức tín dụng đó giải ngân cho đơn vị dự đấu giá. Nếu đơn vị dự đấu giá trúng giá nhưng khoản hạn mức tín dụng đó không được giải ngân, hoặc tổ chức đấu giá vi phạm quy định đấu giá thì khoản tiền đặt trước phải thuộc về tổ chức đấu giá (Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 về bán đấu giá tài sản).

3. Quy định về xác định tiền trúng đấu giá hay công thức tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là không có cơ sở hay nói đúng hơn là không chính xác.

Nếu thời gian khai thác > 5 năm thì khoản nộp này thực chất tương đương phần thuế tài nguyên nộp cho Nhà nước. Ví dụ: Loại VLXD thông thường 8% so với thuế tài nguyên 5÷15%.

Quan điểm cá nhân tôi quan tâm và muốn góp ý:

- Nhằm giảm chi phí công trong việc phải tổ chức một hệ thống quản lý phục vụ cho công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

- Đảm bảo sự công bằng và không gây thất thoát, thiệt hại cho Nhà nước trong việc xác định trữ lượng tài nguyên (Q) khi mà việc đánh giá không chính xác mà các đơn vị đưa ra xác định giá khởi điểm - Công bằng với các doanh nghiệp đã được cấp phép trước 07/2010.

- Để đảm bảo việc hạch toán minh bạch, đúng nguyên tắc tài chính. Đối với ngành khai thác khoáng sản - phần tài nguyên khi đưa vào xây dựng đơn giá - Nhà nước quy định giá chung coi đây là nguyên liệu để thu cho Nhà nước hoặc gộp phần thuế tài nguyên..

NGƯỜI GÓP Ý

VÕ MINH ĐỨC

Các văn bản liên quan