Góp ý của Trung tâm Con người và Thiên Nhiên (PanNature)

Thứ Sáu 15:35 22-04-2011

GÓP Ý CHO CÁC DỰ THẢO NGHỊ ÐỊNH

Về quy định chi tiết thi hành Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 và

Quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Trung tâm Con nguời và Thiên nhiên (PanNature) là tổ chức khoa học công nghệ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi truờng, bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững. Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 07/QÐ-LHH của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) và duợc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy phép chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ số A-475. Các chương trình hoạt động của Trung tâm gồm có: thông tin và truyền thông môi truờng, giáo dục và đào tạo môi truờng, quản trị tài nguyên thiên nhiên, nghiên cứu và phản biện chính sách pháp luật môi truờng.

 

Trong quá trình tham vấn xây dựng dự thảo Luật Khoáng sản (sửa dổi) do Bộ Tài nguyên-Môi trường chủ trì, trong năm 2009-2010, PanNature đã tham gia tích cực thông qua (i) đóng góp ý kiến cho các bản dự thảo lần 2, 3 và 7 và đã đuợc Tổ biên tập dự thảo luật tiếp nhận và được đăng tải trên trang tin của Quốc hội[1] , (ii) phối hợp tổ chức các hội thảo và đối thoại về chính sách quản trị tài nguyên khoáng sản và minh bạch hoá ngành công nghiệp khai thác; (iii) tiến hành nghiên cứu và xuất bản các báo cáo chính sách về khai thác khoáng sản và giảm nghèo, phân bổ nguồn thu từ khai thác khoáng sản, và lựa chọn chính sách quản trị tài nguyên; và (iv) tổ chức điền dã và thông tin báo chí về tác động của hoạt dộng khai thác khoáng sản đối với môi truờng, xã hội và sinh kế của nguời dân cũng như các vấn đề về thực thi pháp luật quản lý tài nguyên và bảo vệ môi truờng.

Ðối với các dự thảo Nghị định về quy dịnh chi tiết thi hành Luật Khoáng sản (2010) và Nghị định về quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản, PanNature đánh giá cao về cấu trúc và nội dung của dự thảo hiện hành và có một số góp ý và bình luận cụ thể như sau:

I. Ðối với dự thảo Nghị dịnh về quy dịnh chi tiết thi hành Luật Khoáng sản 2010

1. Ðề nghị Ban soạn thảo bổ sung cho Ðiều 1-Phạm vi điều chỉnh nhu sau: “Nghị dịnh này quy định chi tiết thi hành một số điều của  Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội…”

2. Ðề nghị Ban soạn thảo xem xét và bổ sung thêm quy định về cơ chế quản lý và giám sát thi hành của cơ quan quản lý nhà nuớc đối với việc hoàn trả chi phí đầu tư đuợc thực hiện theo nguyên tắc thoả thuận giữa chủ sở hữu thông tin và tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong truờng hợp thông tin đánh giá khoáng sản, thăm dò khoáng sản thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân như quy định tại điểm d, mục 2 của Ðiều 3 - Hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí tham dò khoáng sản.

3. Ðể phù hợp với các chính sách của Nhà nước về khoáng sản và các nguyên tắc hoạt dộng khoáng sản (Ðiều 3 - 4, Luật Khoáng sản 2010), bên cạnh danh mục các loại khoáng sản độc hại nhu dự thảo Nghị định quy định (Ðiều 5), đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm điều khoản quy định về  danh mục các loại khoáng sản cấm hoặc hạn chế khai thác.

4. Thực tiễn cho thấy, tài nguyên khoáng sản của Việt Nam luôn phân bố ở cùng khu vực, địa điểm với các loại tài nguyên quan trọng khác nhu tài nguyên rừng (đặc dụng, phòng hộ, đất ngập nước), tài nguyên nước (sông ngòi, hồ chứa tự nhiên, nhân tạo), tài nguyên đất (nhất là đất lúa, nuôi trồng thuỷ sản) và thậm chí cùng khu vực với các di sản, công trình tự nhiên, van hoá và tín ngưỡng khác. Các loại tài nguyên và công trình này đều đã duợc bảo hộ hoặc quy định bằng các khung pháp luật, chính sách và quy hoạch cụ thể của nhà nuớc do có vai trò quan trọng đối với đời sống nhân dân và sự phát triển về kinh tế-xã hội-môi trường của quốc gia. Vì thế, Ðiều 7 của dự thảo Nghị dịnh về Tổ chức lập, trình phê duyệt quy hoạch khoáng sản quy định vai trò (chủ trì và) phối hợp trong lập, trình phê duyệt quy hoạch khoáng sản chỉ xoay quanh Bộ TN-MT, Bộ Xây dựng và/hoặc Bộ Công Thương là không hợp lý vì sẽ không tránh duợc mâu thuẫn với các bộ/ngành quan trọng khác liên quan, đặc biệt là Bộ NN-PTNT (quản lý về rừng, đất lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản), UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc TW (quản lý hành chính và hoạt động KT-XH của dịa phuong) hay Bộ VH-TT-DL (quản lý công trình văn hoá, di sản). PanNature cho rằng Bộ NN-PTNT và UBND cấp tỉnh phải là những cơ quan phối hợp trong quá trình lập quy hoạch khoáng sản hơn là bên liên quan đuợc lấy ý kiến như quy dịnh tại khoản 4 của Ðiều 7 này.

 

5. Bên cạnh các căn cứ dể lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như dự thảo đã quy dịnh tại các diểm a, b, c, d, đ và e của khoản 3, Ðiều 8

Quy họach thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ,

PanNature đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung vào khoản 3 này các căn cứ khác là (i) Danh mục các khu vực bị cấm hoạt dộng khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt dông khoáng sản và các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia (điểm f); và (ii) Quy hoạch bảo tồn, phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; và quy hoạch bảo tồn và phát triển các công trình văn hoá, tín nguỡng (điểm g).

 

6. Ðề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm quy định “Các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đuợc hoàn trả chi phí đầu tư trong truờng hợp thông tin đánh giá khoáng sản, thăm dò khoáng sản thuộc sở hữu của mình đuợc sử dụng bởi tổ chức, cá nhân khác.” vào Ðiều 11Quyền lợi của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản để đảm bảo thống nhất với quy định tại khoản 2 của Ðiều 3.

7. Ðối với việc Khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ theo Ðiều 12, đề nghị Ban soạn thảo xem xét và bổ sung thêm một nội dung cho điểm (a) là: “Những khu vực nằm trong phạm vi vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hoặc gần các công trình trọng điểm quốc gia” đối vớikhoản 2 quy định các tiêu chí mà khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ phải đáp ứng.

Ðiểm (b) và (d), khoản 2, diều 12 cùng nhắc tới danh mục các khu vực “đã đuợc thăm dò và đánh giá khoáng sản và xác định phân bố khoáng sản đã phát hiện phân bố độc lâp, có quy mô trữ luợng hoặc tài nguyên dự tính phù hợp theo quy định tai Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này” (điểm b) và “Khu vực đã có quyết định đóng cửa mỏ mà trữ luợng hoặc tài nguyên dự tính còn lại phù hợp theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định này” (điểm d). Tuy nhiên, trong dự thảo Nghị định này chưa có Phụ lục 1, đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung.

 

8. Ðề nghị Ban soạn thảo xem xét và bổ sung thêm khoản 11 cho Ðiều 13-Tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản với nội dung: “Những khu vực nằm trong ranh giới của hệ thống rừng đặc dụng hoặc gần các khu vực trọng điểm quốc gia. Trong các trường hợp đặc biệt, phải có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đề xuất đã được thẩm định của Bộ NN&PTNT”.

9. Ðề nghị Ban soạn thảo xem xét và bổ sung khái niệm/cụm từ “khối tài nguyên” (của Ðiều 17) trong phần Giải thích thuật ngữ. Ðồng thời, cũng dề nghị bổ sung quy định chi tiết về thủ tục trong truờng hợp “khi tiến hành thăm dò nâng cấp các khối tài nguyên dự tính thành trữ lượng khoáng sản có phát hiện thêm một hay nhiều loại khoáng sản khác…”

10. Ðối với nội dung Thẩm định đề án đóng cửa mỏ nhu đã quy định tại Ðiều 15,đề nghị Ban soạn thảo xem xét và bổ sung thêm điểm e, khoản 2, Ðiều 25 về nội dung thẩm định: “Ðảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định liên quan đến hoàn nguyên, phục hồi môi trường-xã hội và đền bù thiệt hại tại địa phương sau khi đóng cửa mỏ”.

Ðể đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các giải pháp truớc khi đóng cửa mỏ, đề nghị Ban soạn thảo xem xét và bổ sung cho điểm d, khoản 2, Ðiều 25 thành:

“Khối lượng công việc và biện pháp đóng cửa mỏ, trong đó làm rõ các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; các giải pháp đảm bảo an toàn cho khai trường sau khi đóng cửa mỏ, kể cả các bãi thải của mỏ; biện pháp phục hồi đất đai và môi trường có liên quan. Những nội dung này cần có thêm xác nhận bằng văn bản của chính quyền địa phương nơi có mỏ”.

11. Ðối với Ðiều 35-Sử dụng nguồn thu tài chính về khoáng sản cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đề nghị Ban soạn thảo xem xét và bổ sung quy định này thành: “Sử dụng nguồn thu tài chính do nhà nuớc đầu tư về khoáng sản cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản”.

 

 

II. Ðối với dự thảo Nghị định quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản 

Dự thảo Nghị dịnh quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định chi tiết khoản 2, điều 79 Luật khoáng sản số 60/2010/QH 12 ngày 17 tháng 11 năm 2010: “

Chính phủ quy định nguyên tắc, điều kiện, thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản”.

Liên quan đến các nội dung này, PanNature có một số bình luận và góp ý như sau:

1. Về cơ bản, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải được căn cứ theo những quy định chung về bán đấu giá tài sản tại Nghị dịnh 17/2010/NÐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ và dựa trên những quy định liên quan đến hoạt dộng khoáng sản trong Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12. Tuy nhiên, trong dự thảo nghị định không thấy đề cập nội dung căn cứ này. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung “Căn cứ Nghị định 17/2010/NÐ-CP ngày 04/03/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản ngày 04/03/2010” và bổ sung cho Ðiều 1 – Phạm vi diều chỉnh: Nghị định này cần căn cứ và phù hợp với các quy định chung thuộc Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12

2. Ðiều 4-Nguyên tắc xác định giá khởi điểm quy định việc đưa ra giá khởi diểm phải căn cứ vào các thông tin liên quan về quy mô, trữ luợng mỏ khoáng sản. Do đó, đối với khu vực chưa tham dò khoáng sản thì sẽ không thể xác định được giá khởi điểm để tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo xem xét sửa đổi nội dung của điểm c, khoản 1, Ðiều 7 và điểm b, khoản 2, Ðiều 7.

3. Ðối với Ðiều 14-Thông báo, niêm yết phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản, PanNature đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung khoản 1 thành: “Trước 30 ngày tổ chức phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã được phê duyệt, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá phải đăng tải công khai thông tin về phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản phải trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi truờng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khoáng sản; và niêm yết công khai tại trụ sở của cơ quan tiếp nhận hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Ðồng thời, thông tin về phiên đấu giá phải được đang liên tục trong (x) ngày trên hai báo phát hành hàng ngày, như báo Ðấu Thầu (ở Trung ương) và các báo thuộc tỉnh, thành phố“

 

4. Ðề nghị Ban soạn thảo xem xét, bổ sung cho khoản 3, Ðiều 19-Xác nhận kết quả trúng đấu giá nội dung về “Công khai kết quả trúng đấu giá trên trang tin điện tử của Bộ Tài nguyên Môi truờng và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố với các nội dung: tên doanh nghiệp trúng đấu giá, vị trí mỏ, loại khoáng sản thuộc mỏ, quy mô, trữ lượng và thời gian hoạt dộng“.

5. Khoản 2 của Ðiều 21-Quy định thời gian trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định “Thời gian hết hạn nộp hồ sơ không quá 90 ngày  kể từ ngày bắt dầu thông báo hồ sơ mời đấu giá“ trong khi thông tin liên quan về phiên đấu giá chỉ được công khai “truớc 30 ngày tổ chức phiên dấu giá...“ (theo khoản 1, Ðiều 14). Do dó, đề nghị Ban soạn thảo xem xét lại tính hợp lý của thời gian đăng thông báo và thời hạn nộp hồ sơ tham gia đấu giá để đảm bảo nguyên tắc công khai, khách quan, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đấu giá (theo khoản 2, Ðiều 3).

6. Ðề nghị Ban soạn thảo xem xét và bổ sung thêm điều khoản quy định về kiểm tra và xử lý vi phạm trong Chương III – Ðiều khoản thi hành.

Các cá nhân, tập thể có phản hồi về bản góp ý này, đề nghị chuyển lại cho Phòng Nghiên cứu Chính sách của PanNature qua địa chỉ email: policy@nature.org.vn hoặc ÐT: 35564001 máy lẻ: 103.

Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2011

 

 



[1] Xem: http://duthaoonline.quochoi.vn/du-thao-luat/copy_of_du-thao-luat-khoang-san-sua-111oi

Các văn bản liên quan