Cần sớm sửa đổi Thuế thu nhập

Thứ Hai 15:49 24-01-2011
Cần xây dựng lại luật

Luật thuế TNCN hiện đang áp dụng là luật cứng, tức là mọi thông số quy định thuế TNCN đều cố định. Bất cứ thông số cố định nào chỉ phù hợp với thực tiễn trong một thời gian ngắn, sau đó thì không còn phù hợp nữa. Để sửa đổi luật một cách thường xuyên cho phù hợp thực tiễn thì rất bất cập, vì quy trình pháp lý để ban hành luật sửa đổi cần phải qua rất nhiều bước với các cơ quan, bộ, ngành khác nhau.

Nên chăng phải xây dựng luật Mở. Tức là ngay trong luật đã quy định mức thu nhập khởi điểm chịu thuế sẽ được điều chỉnh theo từng thời gian khác nhau khi cần thiết; các mức kế tiếp sẽ bằng mức khởi điểm nhân hệ số lũy tiến. Khi đó để điều chỉnh cho theo kịp thực tiễn thì rất thuận tiện, Chính phủ chỉ cần thông qua và công bố bằng một trang văn bản, giống như tăng mức lương tối thiểu vậy.


Mạnh Đức
Cái nầy cần thiết chưa
Thuế thu nhập cá nhân mới 2 năm đã không phù hợp, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế xem lại cái thuế môn bài này xem. Mức thu: Bậc Thu nhập 1 tháng Mức thuế cả năm 1 Trên 1.500.000 1.000.000 2 1.000.000-1.500.000 750.000 3 750.000-1.000.000 500.000 4 500.000-750.000 300.000 5 300.000-500.000 100.000 6 <= 300.000 50.000 cái nầy có còn hợp lý không?
võ văn tuyên
Mong luật thuế sớm được điều chỉnh
"Đúng là quan điểm tại nhiều nước, đây là Luật thuế TNCN chứ không phải thuế thu nhập cao nên phải đóng thuế từ đồng thu nhập đầu tiên". Theo quan điểm của tôi, ở Việt Nam hiện nay không thể áp dụng cách tư duy về thuế như các nước bạn được. Người dân ở 1 số nước, tuy chịu thuế từ đồng thu nhập đầu tiên nhưng bù lại họ được hưởng chế độ an sinh xã hội tốt, ốm đau bệnh hoạn, tai nạn còn có bảo hiểm lo. Còn ở ta, có bảo hiểm cũng chẳng đỡ được mấy phần. Chỉ cần trong gia đình có người bệnh phải nằm viện chừng 1 tuần thì 1 tháng lương 4-5 triệu chỉ đủ trả tiền viện phí.
Bạn đọc
Cần phải sửa đổi tư duy quản lý thuế thu nhập cá nhân

Theo tôi, việc tính thuế thu nhập dựa trên mức sàn như vậy là không hợp lý. Người lao động - cũng là người tiêu dùng phải đóng thuế rất nhiều, bất hợp lý: đầu tiên là thuế thu nhập cá nhân, tiếp đến là thuế VAT (trực tiếp), thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp (gián tiếp - doanh nghiệp đã tính vào giá thành sản phẩm).

Hiện nay, theo tôi, cơ sở hạ tầng đã đáp ứng được việc kiểm soát - khai báo thuế qua mạng, công ty kiểm toán độc lập. Nếu mọi cá nhân đều phải khai báo thuế, kết toán thuế hàng tháng, thì nhà nước sẽ lời rất nhiều, doanh nghiệp, cửa hàng muốn bán hàng cho khách hàng đều phải có hóa đơn thuế, không ai trốn được thuế, đặc biệt là thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp. Đó mới là động lực thúc đẩy ngành thuế thu được tiền, đồng thời, giúp mình bạch hóa doanh nghiệp và người dân.

Thêm vào nữa, chắc chắn dòng tiền tiết kiệm của người dân sẽ đổ vào các kênh đầu tư nhằm tối thiểu hóa tiền mặt trong dân, giúp nền kinh tế phát triển tốt, tránh được đầu cơ vàng, đôla....


Nguyễn Sơn Phong
Thuế TNCN hiện nay chưa hợp lý

Tôi hoàn toàn đồng ý với các ý kiến mà bạn đọc đưa ra trên đây, vì theo tôi nhận thấy đối với những người có thu nhập thấp thì thuế TNCN hiện nay là quá bất lợi đối với họ. Đề nghị Nhà Nước có điều chỉnh hợp lý để giảm bớt khó khăn cho người nghèo.


NCT
Một nghịch lý sao chưa chịu thay đổi?

Cuối tuần trước, được dịp gặp lại người bạn, hoàn cảnh rất khó xử, lương người vợ 3,5 triệu đồng/tháng, vợ đang mang thai, chồng 4,8 triệu đồng/tháng, tức là chồng phải đóng thuế trên mức dư 800 ngàn.

Đó là 1 tình huống thực sự “miệng ăn đang nằm trong bụng mẹ”, cũng ngốn hết một khoảng tiền quá to tại sao vẫn chưa được xem xét và hợp thức hóa “giảm trừ gia cảnh”?

Thuế TNCN rất cần ở bất kỳ quốc gia nào và dân nộp thuế là trách nhiệm và quyền lợi. Thế nhưng, thực tế còn quá nhiều sự bất cập và vô lý khi luật đã “lỗi thời”.

Không lẽ Bộ Tài chính không thấy được điều nghịch lý này hay sao? Bây giờ tôi "đã hiểu" cụm từ “giảm trừ gia cảnh”. Cái trò “giảm trừ” chỉ để thỏa mắt người làm luật, chứ một sự "xoa dịu bé nhỏ" cho gánh nặng to của dân chẳng cải thiện được gì.

Vật giá càng cao tỉ lệ nghịch với đồng lương và các chi tiêu lặt vặt, nhiều lúc bức xúc mà không biết phải làm sao, chỉ còn “trút hết ưu tư” lên Tuổi Trẻ Online, chỉ mong sao một ngày gần đây, những ý kiến đóng góp này sẽ lay chuyển và thay đổi bức phá để dân yên tâm hơn mỗi lúc dắt xe khỏi nhà. Sớm muộn cũng phải thay đổi, vậy thì tại sao không làm bây giờ để dân nhờ?

Hãy để sự tự nguyện vui vẻ và thoải mái khi đóng thuế vẫn tốt hơn dè xẻn từng hạt cơm con mắm của người dân.


MINH QUANG
Thuế thu nhập

Theo tôi, nên đưa mức thu nhập phải đóng thuế dựa trên mức lương cơ bản là chính xác nhất. Ví dụ: đưa ra mức thu nhập cần phải đóng thuế, tính theo lương tối thiểu = 8 lần hay 10 lần mức lương tối thiểu là hợp lý.

Như vậy, sẽ không cần phải điều chỉnh vì mỗi khi lương tối thiểu tăng thì mức đóng thuế thu nhập sẽ tăng theo. Các vị làm luật hãy suy nghĩ theo cách đặt vấn đề của tôi, đừng bao giờ tự làm khó chính mình.


Nguyễn xuân Đàm
Đề nghị điều chỉnh luật theo hướng mở

Theo tôi, sửa luật không phải là việc dễ dàng, cho nên những chỉ số cụ thể không nên đưa vào văn bản luật. Văn bản luật chỉ nên thể hiện những hướng dẫn có tính cách phổ quát và có giá trị lâu dài. Vì thế, tôi đề nghị nên điều chỉnh luật theo hướng mở: những chỉ số cụ thể như mức giảm trừ gia cảnh và thuế suất không nên ghi thẳng vào văn bản luật mà để ngỏ để chính phủ có thể chủ động điều chỉnh hằng năm theo tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thái Kỳ Thư
Cần điều chỉnh hằng năm

Tôi đã từng làm cho công ty kế toán (CPA firm) ở Mỹ. Hằng năm mức giảm trừ cho mỗi cá nhân và người phụ thuộc ở Mỹ được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế, tỉ lệ lạm phát tương xứng. Tỷ lệ lạm phát và giá cả sinh hoạt ở Mỹ không thay đổi nhiều như ở Việt Nam nhưng họ vẫn phải điều chỉnh hằng năm. Với tình hình lạm phát và giá cả sinh hoạt tăng đến mức chóng mặt như ở Việt Nam, tại sao chúng ta vẫn sử dụng mức giảm trừ áp dụng từ năm 2008?
Thanh Ha

Nêni điều chỉnh

Tôi đề xuất xem xét lại mức giảm trừ gia cảnh:

- Một người sống ở TP.HCM và một người sống ở tỉnh thì mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân và cho người phụ thuộc phải khác nhau chứ? Sao lại đánh đồng họ được?

- Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân mà tôi đề xuất là biến động theo mức sống cần thiết. Nghĩa là mức ấy không phải là chi phí tối thiểu cho các nhu cầu, mà nó phải là chi phí cho các nhu cầu cộng thêm 1 khoản dự phòng nữa. Mức giảm trừ này được thay đổi hàng năm, căn cứ trên chỉ số giá (lạm phát) và mức tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định).

- Bên cạnh đó, tôi góp ý thêm: Luật là do Quốc hội ban hành, các đại biểu Quốc hội do cử tri bầu ra thay mặt cho mình để phản ánh những tâm tư, nguyện vọng cho mình và cho cả đất nước. Do vậy, nếu Chính phủ không đề nghị sửa luật thì đại biểu Quốc hội nếu thấy bất cập có thể đề xuất sửa trên cơ sở lấy phiếu tán thành của tối thiểu 50% số đại biểu Quốc hội.


Trần Khánh Sang
Cần sớm chỉnh sửa lại
Tôi rất đồng tình với ý kiến của ông Trịnh Huy Quách và bạn đọc trên. Rất mong Nhà nước mình sớm điều chỉnh lại mức thuế thu nhập cá nhân cho hợp lý.
Duong
Cần thiết và cấp bách

Tại sao lại chưa cần thiết? thuế TNCN tác động trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người lao động hay những cơ quan nhà nước có chức năng như Bộ TC, chính phủ chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà không quan tâm đến lợi ích đời sống của người lao động.

Một vấn đề nữa là khi so sánh thuế TNCN của VN với nước ngoài chưa chuẩn xác và quá khập khiểng bởi những người có thu nhập cao ở VN cũng mới gần bằng người thu nhập thấp ở nước ngoài còn những người có thu nhập thấp ở VN thì không biết so với đối tượng nào của nước ngoài.

Trong khi đó người có thu nhập thấp ở VN chiếm trên 70% vì vậy chỉ cần một tác động nhỏ ảnh hưởng đến thu nhập của họ thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, ngược lại những người có thu nhập cao thì tác động nhỏ đến thu nhập cũng chẳng ảnh hưởng gì đến đời sống của họ.

Cũng như thực tế nếu bạn có thu nhập cao thì bạn có thể ăn bữa sáng 50ngàn đồng còn đối với người có thu nhập thấp thì bằng cả một ngày ăn thịnh soạng cho cả gia đình họ. Vì vậy tôi cũng rất mong Bộ TC cũng như Chính phủ vì người dân mà lắng nghe để quan tâm cải thiện đời sống của người dân và nếu làm thì phải làm ngay chứ đừng để từ từ xem xét thì nhà nước có lổi với dân nhiều lắm.


letuongbr




Các văn bản liên quan