Ý kiến của ông Trương Đình Song – Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Thứ Năm 07:12 29-06-2006

Chúng tôi đã có ý kiến đóng góp từ góc độ 2 phía: doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp ngân hàng là 2 đối tác một bên cho vay và một bên đi vay. Vì đã có văn bản gửi trước nên tôi xin có một số ý kiến ngắn.

Dự thảo lần này sao với dự thảo trước đã được sửa chữa tương đối nhiều và Ban soạn thảo đã tiếp thu khá nhiều ý kiến đóng góp taị Hội thảo lấy ý kiến tháng 4 và 5. Qua nghiên cứu dự thảo và theo phát biểu của chị Hiền, đi vào 5 vấn đề chị Hiền đã nêu chúng tôi xin có một số ý kiến.

Thứ nhất, về nguyên tắc áp dụng pháp luật. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với Ban soạn thảo với loại ý kiến thứ 3 là BLDS là bộ luật gốc nên áp dụng chung, thống nhất, các luật chuyên ngành trên cơ sở đó điều chỉnh những lĩnh vực của mình. Về vấn đề thứ 2, về hiệu lực của giao dịch bảo đảm. Chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất là ngay sau khi các bên tham gia giao dịch thỏa thuận thì hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng giao dịch bảo đảm nói riêng sẽ có hiệu lực. Điều này thể hiện quan điểm thứ 2 coi BLDS là  đạo luật gốc còn các luật chuyên ngành hoặc các thoả thuận khác không được trái với BLDS. Điều này chúng tôi mong Ban soạn thảo xem lại không sẽ mâu thuẫn với điểm 1 đã nêu ở trên.

Về thời điểm giao dịch bảo đảm có hiệu lực đối kháng đối với người thứ 3, chúng tôi đồng tình với loại ý kiến thứ nhất là nội dung hợp đồng chỉ có 2 nội dung: chuyển giao tài sản bảo đảm và không chuyển giao tài sản bảo đảm. Do vậy trên thực tế, giao dịch với người thứ 3 cũng chỉ trên 2 hình thức: chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm trong trường hợp không chuyển giao tài sản. Từ đó thời điểm giao dịch bảo đảm có giá trị với người thứ 3, theo chúng tôi, là thời điểm chuyển giao tài sản hoặc thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm.

Về vấn đề quyền của bên nhận bảo đảm đối với quyền tài sản trong trường hợp tài sản đó không thuộc quyền sở hữu của bên bảo lãnh. Chúng tôi đồng tình với loại ý kiến thứ 3.

Về zử lý tài sản bảo lãnh. Đây là vấn đề hiện nay các ngân hàng đang mắc, chúng tôi đồng tình với quan điểm thứ nhất là nếu đến hạn thanh toán bảo lãnh mà không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tài sản của bên bảo lãnh được xử lý như tài sản cầm cố và thế chấp.

Về trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện để hỗ trợ xử lý các tài sản cầm cố, thế chấp. Theo chúng tôi hiện nay, việc xử lý các tài sản này đang có nhiều khó khăn do đó dự thảo nên kế thừa những điểm sát thực tế và đang phát huy hiệu quả cũng như quy định sát thực tế những vấn đề khác như khi tài sản tài sản thế chấp, cầm cố khi người bảo đảm không thực hiện được nghĩa vụ thì người nhận cầm cố được quyền xử lý tài sản thế chấp, cầm cố theo hợp đồng đã thỏa thuận mà không phải qua bất kỳ một cơ quan tài phán nào. Từ đó các cơ quan nhà nước nước có thẩm quyền có thể hỗ trợ cho bên nhận tài sản cầm cố xử lý tài sản cầm cố.

Trên đây là 5 ý kiến chúng tôi tham gia với 5 vấn đề mà đại diện ban soạn thảo đưa ra. Về nội dung dự thảo thì chúng tôi có một số ý kiến như thế này.

Về nội dung quy định tại khoản 1 điều 5, trong dự thảo có quy định giá trị của tài sản có thể nhỏ hơn hoặc bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm. Đã gọi là tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ mà nhỏ hoặc bằng hơn tổng giá trị được bảo đảm thì không hợp lý. Theo chúng tôi tối thiểu thì phải bằng chứ ko thể nhỏ hơn.

Về nguyên tắc xác lập giao dịch bảo đảm tại điều 9. Dự thảo chỉ đưa ra 2 nguyên tắc, theo chúng tôi phải bổ sung thêm 1 nguyên tắc nữa là tất cả các giao dịch bảo đảm phải được xác lập bằng văn bản.

Về nguyên tắc thực hiện giao dịch bảo đảm (GDBĐ) tại điều 19. Dự thảo nêu ra 3 nguyên tắc nhưng theo chúng tôi nên bổ sung 1 nguyên tắc nữa là không vi phạm các điều cấm khi thực hiện GDBĐ.

Về thế chấp tài sản. Chúng tôi đề nghị đối với các phương tiện vận tải như tầu thuyền, máy bay trong dự thảo chưa đề cập đến và hiện nay đang mắc 1 việc là trong quá trình thế chấp, tổ chức tín dụng giữ các giấy tờ bản chính của  các phương tiện này như vậy các phương tiện này khi lưu thông là không hợp pháp. Do đó chúng tôi đề nghị là bổ sung thêm 1 điều là trong trường hợp thế chấp tài sản bằng tầu thuỷ, máy bay hoặc ôtô, trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì bên nhận tài sản giữ bản chính và bên thế chấp giữ bản sao có công chứng.

Trường hợp doanh nghiệp nhà nước được quyền sử dụng tài sản do mình quản lý, sở hữu để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, vấn đề này đề nghị BST cân nhắc thêm vì tài sản của doanh nghiệp nhà nước thì doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng còn quyền sở hữu thuộc Bộ Tài chính. Nếu mình quy định như trên thì khi xử lý tài sản và doanh nghiệp nhà nước không thực hiện được thì tài sản này phải có ý kiến của BTC thì mới xử lý được.  

(Bấm vào đây để xem bài viết góp ý của ông Song)

Các văn bản liên quan