VCCI góp ý Dự thảo Nghị định bổ sung một số nội dung về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
Ý kiến của ĐBQH Phạm Huy Hùng (Hà Nội) tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII
Phạm Huy Hùng - TP Hà Nội
Kính thưa Đoàn chủ tọa,
Kính thưa Quốc hội,
Tôi xin tham gia cụ thể một số nội dung. Điều 5, nguyên tắc đấu giá tài sản, Điểm 1, đề nghị ghi "Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, khách quan, hiệu quả, hạn chế tiêu cực thất thoát tài sản của Nhà nước và tài sản của tổ chức, cá nhân", Điều 7 giá khởi điểm, giám định tài sản Khoản a, Điểm 1, đề nghị quy định xác định giá khởi điểm là giá thị trường của tài sản đấu giá tại khu vực và thời điểm đấu giá ghi theo quy định của pháp luật là không rõ ràng. Thực tế những năm qua thực hiện có sai lệch rất lớn giữa giá tài sản đấu giá thành với giá thị trường thực của tài sản.
Điều 8, các hành vi bị nghiêm cấm, Khoản e, Điểm 1, Khoản b, Điểm 2, đề nghị ghi: "Nghiêm cấm thông đồng, móc nối với người có tài sản đầu đấu giá, người tham gia đấu giá, đơn vị thẩm định giá, giám định tài sản đấu giá để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá". Đề nghị bổ sung Điểm 3, trong Điều 8 là nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân khác bên ngoài, không được đe dọa, khống chế, ngăn cản, hạn chế các đơn vị cá nhân có mong muốn tham gia đấu giá.
Điều 12, "Người được miễn đào tạo nghề đầu giá", đề nghị đối tượng được miễn đào tạo nghề đấu giá, cần quy định theo hướng chỉ miễn đào tạo đối với những người đã đủ tiêu chuẩn, trình độ, chuyên ngành đấu giá, hoặc đã qua công tác trong những nghề chức danh tư pháp, có kỹ năng tương đồng với kỹ năng hành nghề đấu giá. Cần quy định lại đối tượng được miễn đào tạo nghề đấu giá cho phù hợp, đảm bảo chất lượng của đội ngũ đấu giá viên.
Điều 26, Khoản b, Điểm 2, đề nghị ghi: "Doanh nghiệp và chi nhánh hoạt động đấu giá tài sản hàng tháng phải nộp báo cáo hoạt động đấu giá cho Sở tư pháp, nơi doanh nghiệp và chi nhánh hoạt động đấu giá đóng trụ sở để kiểm soát và giám sát".
Điều 32, Điểm 1, "Niêm yết được đấu giá tài sản cần quy định cụ thể các nơi phải niêm yết, nơi tổ chức đấu giá, Ủy ban nhân dân xã, phường, nơi có tài sản bất động sản đấu giá, nơi doanh nghiệp có tài sản đấu giá, trụ sở doanh nghiệp đấu giá, nơi tài sản bán đấu giá. Thời gian niêm yết chậm nhất 15 ngày làm việc trước ngày mở đấu giá và niêm yết 24 giờ/ngày ở nơi mọi người trong và ngoài doanh nghiệp có tài sản đấu giá có thể biết, xem, nhìn thấy thông tin đấu giá một cách rõ ràng". Mẫu niêm yết để đăng các thông tin đó, tôi đề nghị phải tối thiểu ở Khổ A2 là 400x597mm.
Khoản đ, Điểm 2, Điều 32 đề nghị bỏ nội dung: trong trường hợp công khai giá khởi điểm. Chúng tôi cho rằng, đã tổ chức đấu giá công khai thì các thông tin về đấu giá, đặc biệt là giá khởi điểm của tài sản là nội dung quan trọng phải được niêm yết đầy đủ, công khai. Điều 32, xem tài sản đấu giá, đề nghị quy định 5 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá.
Điều 34, địa điểm đấu giá, đề nghị quy định tại nơi tài sản đấu giá để kết quả đấu giá được minh bạch, công khai, chính xác, hiệu quả. Đề nghị bổ sung quy định trang thiết bị bố trí chỗ ngồi trong phòng tổ chức buổi đấu giá, vì tránh những người tham gia đấu giá ngồi tụ với nhau, dễ thông đồng, dìm giá, chia lợi ích. Bổ sung quy định nội quy của buổi tổ chức đấu giá.
Điều 35, đăng ký đấu giá, đề nghị quy định 7 ngày làm việc đối với bất động sản trước ngày mở cuộc đấu giá.
Điều 51, đề nghị bỏ nội dung đấu giá lại được thực hiện rút gọn vì đấu giá không thành thì bất kỳ lý do gì thì phải tổ chức đấu giá lại theo đúng trình tự, thủ tục đấu giá từ đầu như quy định của luật.
Điều 55, thông báo công khai việc đấu giá, đề nghị quy định cụ thể, đăng báo tại trang 2 hoặc trang 3, khổ báo đăng là A4 để nội dung đấu giá được thông tin đầy đủ, rõ ràng, mọi người có thể nhìn thấy.
Điều 76, việc đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, của công ty VMC, của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Đây là nội dung lớn chúng tôi đề nghị Quốc hội phê chuẩn phương án quy định thành một chương riêng trong dự thảo luật. Nhằm đảm bảo kết cấu thống nhất phù hợp với mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng luật. Vì nội dung này không phải là một hiện tượng nhất thời hay đặc thù riêng của ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam. Bán nợ xấu và bán tài sản bảo đảm nợ là hai nội dung khác nhau. Là hình thức mua, bán phổ biến, thông thường đã và đang được thực hiện hàng chục năm nay ở nhiều nước trên thế giới. Nợ xấu và tài sản bảo đảm, nợ xấu của VMC của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay tồn đọng rất lớn, nhưng xử lý vấn đề này những năm qua rất chậm, còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Cơ chế vận hành của VMC chưa thực sự rõ ràng, nhằm bảo đảm việc xử lý, giải quyết nợ xấu, tài sản bảo đảm nợ xấu nhanh chóng, hiệu quả, đúng pháp luật, giúp cải thiện tình trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng đang có nhiều khó khăn hiện nay. Góp phần lành mạnh hóa nền tài chính, hệ thống tín dụng ngân hàng và kinh tế đất nước, cần quy định cụ thể công khai, minh bạch việc đấu giá nợ xấu, đấu giá tài sản bảo đảm, nợ xấu ngay tại Luật đấu giá tài sản, không giao Chính phủ quy định trình tự, thủ tục riêng về nội dung này. Kết quả đấu giá không đủ thu hồi nợ thì các tổ chức tín dụng Việt Nam được giải quyết bằng nguồn dự phòng rủi ro, nếu tổn thất là khách quan theo cơ chế hiện hành. Xin hết.