Ý kiến của ĐBQH Lâm Văn Kỷ – Tỉnh Sóc Trăng

Thứ Sáu 09:57 10-11-2006
Kính thưa Quốc hội,

Tôi xin có một số ý kiến sau khi được nghe Tờ trình của Ủy ban về các vấn đề xã hội và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật. Dự thảo nêu lên tình hình bạo lực gia đình trong xã hội ta hiện nay, nó xuất hiện ở mọi tầng lớp, mọi thành phần, kể cả thành thị và nông thôn. Có một số gia đình xảy ra bạo lực gia đình, một số ý kiến phát biểu trước tôi cũng thấy rằng bạo lực gia đình hiện nay xảy ra thường xuyên ở mọi tầng lớp.

Theo tôi nhận thức tôi thấy tình hình xảy ra kể cả trong cán bộ công chức của chúng ta cũng có bạo lực gia đình, mà cán bộ công chức của chúng ta là người được giáo dục nhiều nhất, tốt nhất, hiểu luật nhiều nhất mà vẫn xảy ra bạo lực gia đình. Tôi thấy rằng trong vấn đề bạo lực vừa qua chẳng những gây thương tích, chết chóc và ly hôn v.v... Nó có nhiều nguyên nhân mà tôi thấy một nguyên nhân mà trong đánh giá của chúng ta cần nhấn mạnh thêm là nguyên nhân về phát triển kinh tế, văn hóa, sức khỏe và cuộc sống hiện nay nó đòi hỏi sự thay đổi của một phong tục tập quán lạc hậu, mà cần phải được thay đổi. Vì sự phát triển của đất nước chúng ta hiện nay phát triển theo chiều hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Trong này tôi thấy thêm một nguyên nhân của nó là khoa học hiện nay phát triển khá nhanh, thông tin viễn thông phát triển như vũ bão, tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội của chúng ta hiện nay.

Cuộc sống trước đây phụ thuộc lẫn nhau, nhưng hiện nay giảm đi nó có một cuộc sống độc lập của mỗi con người chúng ta. Mỗi một thành viên trong gia đình đều có một cuộc sống độc lập hơn cả trong lao động sản xuất, có một cuộc sống văn minh hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ nguyên nhân này, ngoài các nguyên nhân Ban soạn thảo đã nêu, tôi thấy nguyên nhân này cũng là một nguyên nhân tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta, đòi hỏi phải có một sự thay đổi của phong cách từ lao động, từ học tập, từ xử sự lẫn nhau trong gia đình, trong xã hội.

Do đó, tôi thấy bạo lực gia đình xảy ra từ nhiều nguyên nhân, như ý kiến của các vị là nó xảy ra mọi lúc, mọi nơi, vui buồn tác động tới, tác động từ kinh tế, từ cuộc sống, tác động từ các văn hóa xử sự đối với mọi con người chúng ta trong gia đình. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là rất cần thiết, cần có sự ban hành luật này càng sớm càng tốt, để chúng ta ngăn chặn phòng ngừa bạo lực gia đình trong xã hội ta.

Đây là Ban soạn thảo lấy ý kiến lần đầu tiên, nhưng tôi cũng được Ban soạn thảo mời đến dự hội thảo nhiều lần, để mà nghiên cứu, đóng góp cho Luật phòng, chống bạo lực gia đình của chúng ta. Hôm nay mới lấy ý kiến lần đầu nhưng đã nêu được điểm, các điều khoản rất chi tiết.

Điều 1, phạm vi điều chỉnh, tôi thấy cũng đáp ứng phù hợp đối với kinh tế - xã hội của Việt Nam chúng ta.

Điều 3, về các hành vi bạo lực gia đình đã nêu được 9 điểm khá đầy đủ, nhưng hành vi tôi nghĩ nó cũng còn nhiều hơn 9 điểm mà đã được nêu. Tôi xin nêu thêm một số ý để Ban Soạn thảo nghiên cứu thêm:

Điều thứ nhất, tôi bổ sung thêm một ý là: Hành vi tình nghi, gen tuông, tưởng tượng, áp đặt lẫn nhau, dẫn tới không phân biệt đúng sai, gây ra bạo lực gia đình. Tôi nghĩ rằng đây là một hành vi nó xảy ra cũng không ít trong các gia đình, đó là một hành vi mà tôi thấy cần nêu thêm.
Hành vi thứ hai cần bổ sung thêm là hành vi uống rượu, mượn rượu gây chuyện với các thành viên trong gia đình như đánh đập, đập phá đồ đạc trong gia đình, v.v... Hành vi này cũng có thể là thường xuyên với một số đối tượng uống rượu, rồi có chuyện gì đổ thừa cho rượu là chính, ở đây xảy ra trong xã hội chúng ta mà mỗi gia đình có thể gặp khá nhiều chuyện này. Đó là điều thứ hai.

Hành vi thứ ba mà tôi thấy, đó là hành vi thiếu bình tĩnh, nghe sự xúi giục ở bên ngoài, rồi nói xấu, chia rẽ trong cuộc sống gia đình, rồi cãi nhau dẫn đến bạo lực gia đình, đây cũng là một hành vi mà tôi thấy vừa qua trong mọi gia đình xảy ra cũng có nguyên nhân này, nó cũng có tác động đến cuộc sống trong xóm, ấp của chúng ta, đây là hành vi thứ ba, tôi thấy cần bổ sung thêm, tôi xin đề xuất để Ban Soạn thảo nghiên cứu.

Ở Điều 5, về nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực trong gia đình thì tôi thống nhất có 4 điểm đã được nêu, nhưng ở đây tôi thấy có một hành vi không thể không đề cập tới đó là một hành vi rất quan trọng của con người xử sự trong gia đình hoặc trong xã hội có trách nhiệm của nó, có hành vi bạo lực gia đình phải có một nghĩa vụ, nghĩa vụ này tôi xem như là bắt buộc, đó là khi mình có bạo lực gia đình chịu trách nhiệm đưa người đi cấp cứu đến điều trị bệnh, lo tiền thuốc để chữa bệnh cho nạn nhân không được từ chối, tôi cho chuyện này là chuyện của mình gây ra mà không thể để cho hàng xóm hoặc để cho người khác lo cho mình, mà chính người đó phải chịu trách nhiệm trước hành vi của mình phải chịu trách nhiệm đưa người đi cấp cứu, bạo lực gia đình này ai? Trong gia đình không chồng thì vợ, hoặc con cháu trong gia đình vì họ không thể đứng trước hành vi của họ gây ra trừ hành vi họ giết người, chuyện đó ta phải xử lý theo luật hành sự đã quy định. Còn vấn đề hành vi mà họ gây ra mức độ khác nhau, trách nhiệm đầy đủ đồng thời về mặt tiền bạc thì họ phải lo ở điểm này tức phải có trách nhiệm. Tôi cho đó là Điều 5.

Điều 10 những hành vi bị cấm thì đã nêu được 5 điểm điều này tôi cũng thống nhất và tôi xin bổ sung thêm một ý trong hành vi bị cấm là không dùng hung khí đe doạ bạo lực đối với các hành vi trong gia đình. Vì hành vi này dễ gây đến thương tích và gây  trọng án, án mạng của mọi thành viên trong gia đình. Có thể hành vi này không được giáo dục thường xuyên và khi họ dùng hung khí thì chúng ta không ngăn chặn không đề cập đến, thì cũng phải đề cập đến điểm này.

Ở Chương II về phòng ngừa bạo lực gia đình, Điều 11 đã nêu được 5 điểm cơ bản thì tôi thống nhất nhưng ở điểm 3, Điều 11 nói về công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện trực tiếp và các hình thức khác. Ở điểm các hình thức khác này, điểm đầu thì được, nhưng ở các hình thức khác thì cần nêu thêm, tôi cho vấn đề này là phòng ngừa tốt. Theo tôi cần nêu thêm là các hình thức tuyên truyền giáo dục thông qua các đoàn thể quần chúng thanh niên, phụ nữ, nông dân. Đây là thực hiện chiều sâu và tuyên truyền các giới theo tổ chức của chúng ta tôi nghĩ rằng xã hội của chúng ta hiện nay trong tổ chức thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh v.v… người của chúng ta trong những tổ chức đó gần hết. Nhưng chỉ tuyên truyền các hình thức đó không nêu cụ thể thì các tổ chức này cũng chưa có đủ điều kiện để đưa nội dung này vào, mà nội dung này rất cần thiết cho các hình thức giáo dục của chúng ta.

Về tên luật, tôi xin có ý kiến là Luật phòng, chống bạo lực gia đình cũng dễ hiểu nhất trong xã hội, bạo hành thì chúng ta phải giải thích nhiều từ ngữ mới hiểu được bạo hành. Nến lấy tên là Luật phòng, chống bạo lực gia đình là phù hợp. Tôi thống nhất với tên luật như vậy, tôi xin có một ý là xin đề xuất với Quốc hội nếu mà đại biểu chúng ta cho ý kiến nhiều, cho ý kiến đầy đủ, Ban Soạn thảo tiếp thu được, tôi thấy rằng luật này cần được thông qua sớm, có thể trong Kỳ họp thứ 11 đưa luật vào và thông qua càng sớm càng tốt, vì muốn có một xã hội tốt thì chúng ta phải có luật để chúng ta có điều kiện điều chỉnh, nếu không có luật, gia đình chúng ta xảy ra bạo lực gia đình, mà luật không thông qua được sớm thì bạo lực gia đình xảy ra, tôi nói nhà tôi, vợ tôi tôi đánh, chồng tôi tôi chửi, các anh không được quyền nói tới gia đình tôi, đèn nhà nhà nấy sáng, vậy thì ai cấm tôi, luật đâu? Không có luật thì không thể xử lý được, đoàn thể muốn giáo dục tôi cũng không được, chính quyền nói thì bảo đây là chuyện vợ chồng tôi, chồng tôi chửi, chồng tôi tôi đánh, vợ tôi tôi đánh, con tôi tôi đánh, mấy anh đừng có can thiệp vào đây, luật nào quy định. Tôi đơn cử như vậy để nói là bạo lực gia đình trong xã hội chúng ta cũng không khác gì tai nạn giao thông đang xảy ra trong xã hội chúng ta hiện nay.

Các văn bản liên quan