Về quyền ngừng thanh toán tiền hàng trong hợp đồng mua bán
Điều 53 Dự thảo 6 LTM qui định về quyền ngừng thanh toán của bên mua hàng trong hợp đồng mua bán trong một số trường hợp nhất định. Chúng tôi xin có một số ý kiến liên quan đến nội dung Điều này.
Khoản 1 Điều 53 qui định "Trường hợp bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền yêu cầu Toà án ra lệnh tạm ngừng việc thanh toán"
Nhu cầu về việc bảo vệ quyền lợi của người mua trong trường hợp này có thể là chính đáng. Tuy nhiên, căn cứ cũng như qui trình để bảo vệ nêu tại khoản 1 Điều 53 này lại không phù hợp:
- Khái niệm "lừa dối" trong hợp đồng thương mại chưa được xác định;
- Trong hợp đồng chỉ có vấn đề vi phạm hoặc không vi phạm. Nếu vi phạm thì có thể sử dụng tất cả các hình thức giải quyết tranh chấp được thừa nhận (thương lượng, hoà giải, trọng tài, toà án) chứ không nhất thiết chỉ là Toà án.
- Nếu lệnh của Toà án trong trường hợp này là biện pháp khẩn cấp tạm thời thì áp dụng các qui định có liên quan về biện pháp khẩn cấp tạm thời (pháp luật tố tụng trọng tài, tố tụng dân sự) mà không nhất thiết phải qui định riêng trong Điều 53 này.
Khoản 2 và 3 Điều 53 qui định
"2. Bên mua có bằng chứng về việc hàng hoá này đang là đối tượng tranh chấp giữa bên bán với người thứ ba thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi các tình trạng này được giải quyết xong.
3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục những hư hỏng, khuyết tật đó"
Trong Dự thảo 6, Chương V đã qui định rất cụ thể về các hình thức vi phạm hợp đồng thương mại và các hình thức chế tài. Hành vi bán hàng hoá là đối tượng tranh chấp và hành vi giao hàng không phù hợp với hợp đồng (tại khoản 2 và 3 Điều 53) là những vi phạm hợp đồng (qui định tại các Điều 41, 47 Dự thảo). Do vậy, nên chăng áp dụng những qui định chung về xử lý vi phạm hợp đồng tại Chương V cho hai trường hợp này.
- Tất nhiên, Chương V hoàn toàn không loại trừ khả năng chúng ta có thể qui định những hình thức xử lý riêng đối với một số hình thức vi phạm hợp đồng riêng biệt. Tuy vậy, trường hợp hàng hoá bị tranh chấp hay giao hàng không phù hợp với hợp đồng có lẽ không phải là những dạng vi phạm riêng biệt đến mức phải có chế tài riêng.
- Ngoài ra, việc áp dụng các qui định thống nhất về xử lý vi phạm hợp đồng tại Chương V cho hai loại vi phạm này không loại trừ khả năng áp dụng biện pháp tạm ngừng thanh toán (với tính chất là hình thức Tạm ngừng thực hiện hợp đồng). Điều 292 đã qui định rõ các điều kiện để áp dụng hình thức Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
Riêng đối với qui định tại khoản 3 Điều 53, nếu đây là trường hợp "có bằng chứng về việc một bên sẽ giao hàng không phù hợp với hợp đồng" thì không áp dụng được qui định tại Chương V (vì vi phạm chưa xảy ra trên thực tế). Khi đó, qui định tại Điều 53 Dự thảo có thể là hợp lý vì nó cho phép hạn chế trước những thiệt hại cho bên bị vi phạm. Tuy nhiên, lập luận này có lẽ chưa đủ sức thuyết phục để chấp nhận qui định này vì lý do:
- Sự bảo vệ của pháp luật đối với các bên trong hợp đồng là tương đối: trong trường hợp này pháp luật đã bảo vệ người mua nhưng lại thiếu sự bảo vệ đối với người bán (ví dụ nếu bằng chứng về việc sẽ vi phạm đó không đáng tin cậy);
- Nếu thừa nhận hình thức này, liệu pháp luật có phải dự trù hình thức xử lý cho tất cả các trường hợp có bằng chứng chứng minh sẽ có vi phạm đối với các loại vi phạm khác, trong các loại hợp đồng khác?
Từ những lập luận trên, có lẽ các qui định của Điều 53 Dự thảo 6 cần được xem xét bỏ ra khỏi Dự thảo, tránh những mâu thuẫn, dị biệt không đáng có trong các qui định về hợp đồng mua bán hàng hoá.
Khoản 1 Điều 53 qui định "Trường hợp bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền yêu cầu Toà án ra lệnh tạm ngừng việc thanh toán"
Nhu cầu về việc bảo vệ quyền lợi của người mua trong trường hợp này có thể là chính đáng. Tuy nhiên, căn cứ cũng như qui trình để bảo vệ nêu tại khoản 1 Điều 53 này lại không phù hợp:
- Khái niệm "lừa dối" trong hợp đồng thương mại chưa được xác định;
- Trong hợp đồng chỉ có vấn đề vi phạm hoặc không vi phạm. Nếu vi phạm thì có thể sử dụng tất cả các hình thức giải quyết tranh chấp được thừa nhận (thương lượng, hoà giải, trọng tài, toà án) chứ không nhất thiết chỉ là Toà án.
- Nếu lệnh của Toà án trong trường hợp này là biện pháp khẩn cấp tạm thời thì áp dụng các qui định có liên quan về biện pháp khẩn cấp tạm thời (pháp luật tố tụng trọng tài, tố tụng dân sự) mà không nhất thiết phải qui định riêng trong Điều 53 này.
Khoản 2 và 3 Điều 53 qui định
"2. Bên mua có bằng chứng về việc hàng hoá này đang là đối tượng tranh chấp giữa bên bán với người thứ ba thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi các tình trạng này được giải quyết xong.
3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục những hư hỏng, khuyết tật đó"
Trong Dự thảo 6, Chương V đã qui định rất cụ thể về các hình thức vi phạm hợp đồng thương mại và các hình thức chế tài. Hành vi bán hàng hoá là đối tượng tranh chấp và hành vi giao hàng không phù hợp với hợp đồng (tại khoản 2 và 3 Điều 53) là những vi phạm hợp đồng (qui định tại các Điều 41, 47 Dự thảo). Do vậy, nên chăng áp dụng những qui định chung về xử lý vi phạm hợp đồng tại Chương V cho hai trường hợp này.
- Tất nhiên, Chương V hoàn toàn không loại trừ khả năng chúng ta có thể qui định những hình thức xử lý riêng đối với một số hình thức vi phạm hợp đồng riêng biệt. Tuy vậy, trường hợp hàng hoá bị tranh chấp hay giao hàng không phù hợp với hợp đồng có lẽ không phải là những dạng vi phạm riêng biệt đến mức phải có chế tài riêng.
- Ngoài ra, việc áp dụng các qui định thống nhất về xử lý vi phạm hợp đồng tại Chương V cho hai loại vi phạm này không loại trừ khả năng áp dụng biện pháp tạm ngừng thanh toán (với tính chất là hình thức Tạm ngừng thực hiện hợp đồng). Điều 292 đã qui định rõ các điều kiện để áp dụng hình thức Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
Riêng đối với qui định tại khoản 3 Điều 53, nếu đây là trường hợp "có bằng chứng về việc một bên sẽ giao hàng không phù hợp với hợp đồng" thì không áp dụng được qui định tại Chương V (vì vi phạm chưa xảy ra trên thực tế). Khi đó, qui định tại Điều 53 Dự thảo có thể là hợp lý vì nó cho phép hạn chế trước những thiệt hại cho bên bị vi phạm. Tuy nhiên, lập luận này có lẽ chưa đủ sức thuyết phục để chấp nhận qui định này vì lý do:
- Sự bảo vệ của pháp luật đối với các bên trong hợp đồng là tương đối: trong trường hợp này pháp luật đã bảo vệ người mua nhưng lại thiếu sự bảo vệ đối với người bán (ví dụ nếu bằng chứng về việc sẽ vi phạm đó không đáng tin cậy);
- Nếu thừa nhận hình thức này, liệu pháp luật có phải dự trù hình thức xử lý cho tất cả các trường hợp có bằng chứng chứng minh sẽ có vi phạm đối với các loại vi phạm khác, trong các loại hợp đồng khác?
Từ những lập luận trên, có lẽ các qui định của Điều 53 Dự thảo 6 cần được xem xét bỏ ra khỏi Dự thảo, tránh những mâu thuẫn, dị biệt không đáng có trong các qui định về hợp đồng mua bán hàng hoá.