Về Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

Thứ Sáu 15:36 26-05-2006
2. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
[i]a) Tổ hợp tác
Không quy định trong dự thảo Bộ luật dân sự về tổ hợp tác với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
cool.gif Hộ gia đình
Quy định trong dự thảo Bộ luật dân sự về hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, đồng thời sửa đổi, bổ sung quy định của Bộ luật dân sự hiện hành về vấn đề này cho cụ thể, đầy đủ, chặt chẽ hơn
[/i].

-------------------------------------------------------------------------------------------------------
[u][b]a) Tổ hợp tác
[u][b]Ý kiến Bình luận
:
Về định chế Tổ hợp tác 10 năm qua không đi vào được thực tiễn đời sống vì bản thân mô hình này không thuyết phục được các bên kinh doanh từ địa vị pháp lý của mô hình cho đến việc tổ chức kinh doanh .
Chúng tôi tán thành việc không quy định lại định chế Tổ hợp tác trong dự thảo sửa đổi Bộ Luật dân sự lần này tuy nhiên trong thực tế trên phạm vi cả nước cũng không ít Tổ hợp tác được thành lập theo định chế này.
Ý kiến đề xuất bổ sung :
Do vậy trong phần Hiệu lực thi hành của Bộ luật dân sự kỳ này khi công bố sửa đổi cần quy định phần giải quyết chuyển đổi mô hình Tổ Hợp tác chuyển thể thành hộ kinh doanh cá thể hoặc các lọai hình kinh doanh khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 1999 hay phải giải thể để chúng ta có cơ sở xóa sổ một định chế từng có trong Bộ Luật dân sự

cool.gif Hộ gia đình
Về định chế Hộ gia đình theo quy định của Bộ Luật dân sự hiện hành có 04 điều ( 116 đến 119 )và theo dự thảo có 05 điều ( 107 đến 111 ). Tên 04 điều trong luật hiện hành là giống nhau về nội dung đều có sửa đổi bổ sung chỉ có điều quy định về trách nhiệm dân sự của Hộ gia đình là giữ nguyên

[u][b]Điều 108 quy định về đại diện Hộ gia đình có hai phương án để chúng ta xem xét lựa chọn góp ý .

Ý kiến Bình luận :
Sự khác nhau giữa phương án 2 với phương án 1 là quy định các thủ tục cử chủ hộ phải được lập thành văn bản và khi tham gia giao dịch chủ hộ phải xuất trình được văn bản mình làm chủ hộ. Trên thực tế người chủ hộ của từng hộ gia đình đã được cơ quan công an lựa chọn theo phương pháp người lớn nhất trong hộ gia đình ( cha hoặc mẹ )và được ghi rõ ràng trong hộ khẩu thường trú do đó tư cách của từng chủ hộ được xác lập thông qua Sổ hộ khẩu gia đình và thông qua chế định ủy quyền thì các thành viên trong hộ hoặc chủ hộ vẫn cử đại diện nhân danh hộ gia đình khi người này phải tham gia vào các giao dịch có tính chất pháp lý như đại diện hộ gia đình ký vào các biên bản định giá tài sản hay bồi thường thiệt hại khi giải tỏa mặt bằng. . . .
Ý kiến lựa chọn :
Do vậy theo chúng tôi nên lựa chọn phương án 1 vì phường án 2 rất rườm rà và mất đi quyền được xác lập theo truyền thống trong Hộ gia đình cha hoặc mẹ sẽ là người đứng đầu,là chủ hộ mà nay lại lập văn bản cử cha hoặc mẹ làm chủ hộ hoặc chúng ta cũng nên dự liệu có một số gia đình cá biệt các con hợp nhau số đông để cử một người con nào đó làm chủ hộ, tước đi quyền làm chủ hộ của cha hoặc mẹ sẽ dẫn đến tình trạng do pháp luật quy định sự dân chủ trong cử chủ hộ không khéo sẽ làm mất đi những truyền thống tốt đẹp trước đây của con người và gia đình Việt Nam.

Điều 110 về chiếm hữu,sử dụng,định đọat tài sản chung của hộ gia đình ( Điều mới được quy định bổ sung)
Ý kiến Bình luận :
Thực tế đây là quy định nhằm hợp thức hóa những quy định dưới luật trước đây đã có trong vấn đề liên quan đến những người đủ 15 tuổi ký vào bộ hồ sơ đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình nhưng sửa đổi lần này không dừng lại việc xác định quyền của các thành viên trong hộ gia đình đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà còn cả trong việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất ,tài sản chung có giá trị lớn.Đây là vấn đề mà chúng tôi rất băn khoăn vì bỡi lẻ theo dự thảo uy định của điều luật khoản 2
" Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất,tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý ; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý " quy định này sẽ bộc lộ một nhuợc điểm lớn khi có một thành viên trong hộ gia đình từ đủ 15 tuổi trở lên không đồng ý ký tên vào văn bản bán căn nhà của hộ gia đình và xảy ra một trường hợp pháp luật vì bảo vệ quyền của một người ( một thành viên trong hộ gia đình ) mà cản trở một số đông người khác ( các thành viên còn lại trong hộ gia đình ) không thực hiện được quyền của mình đây chính là điều bất cập.
Ý kiến đề xuất sửa đổi :
Do vậy chúng tôi đề nghị quy định lại nội dung của khoản 2 này như sau :
" Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn và các loại tài sản chung khác của hộ gia đình phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý "

Các văn bản liên quan