VCCI_Góp ý Dự thảo Nghị định về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
File đính kèm
VCCI_Góp ý nội dung hoá đơn thương mại điện tử tại Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ
Kính gửi: Tổng cục Thuế
Trả lời Công văn số 2893/TCT-CS ngày 05/07/2024 của Tổng cục Thuế về việc đề nghị góp ý nội dung hoá đơn thương mại điện tử tại Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ (sau đây gọi tắt là Dự thảo), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, có ý kiến về vấn đề thời điểm lập hoá đơn với hoá đơn thương mại điện tử như sau:
Điều 9.1 Dự thảo quy định trong trường hợp xuất khẩu, nếu người bán đáp ứng điều kiện chuyển dữ liệu bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế, thì thời điểm lập hoá đơn thương mại điện tử chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hoá được thông quan. Quy định này chưa rõ ràng, cụ thể:
– Thời điểm lập hoá đơn điện tử cho hàng hoá xuất khẩu là sau khi làm xong thủ tục cho hàng hoá xuất khẩu, theo Điều 13.2.c Nghị định 123/2020/NĐ-CP);
– Thời điểm xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan (Điều 3.7 Thông tư 119/2014/TT-BTC). Ngày hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai được hiểu là ngày thông quan trên tờ khai hải quan, theo Công văn số 1605/GSQL-GQ1 ngày 02/12/2014 của Tổng cục Hải quan.
Hai thời điểm không đồng nhất với nhau. Theo Công văn số 3446/TCHQ-GSHQ ngày 03/07/2023 của Tổng cục Hải quan trả lời Tổng cục Thuế thì tờ khai được thông quan sau khi hoàn thành thủ tục hải quan và hoàn thành nghĩa vụ thuế. Còn thời điểm hoàn tất thủ tục xuất khẩu hàng hoá là sau khi được xác định là thực xuất.
Việc này gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện vì việc xác định các mốc thời gian này còn nhiều lúng túng trong thực tế. Do vậy, để đảm bảo rõ ràng, dễ thực hiện, đề nghị cơ quan soạn thảo sửa đổi thời hạn theo hướng “chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hoá qua khu vực giám sát hải quan theo quy định tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành”.
Trên đây là ý kiến của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về nội dung hoá đơn thương mại điện tử tại Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Bên cạnh đó, VCCI gửi kèm theo Công văn này các ý kiến của doanh nghiệp về các nội dung khác trong Dự thảo. Rất mong cơ quan soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn thiện Dự thảo này.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Cơ quan./.