VCCI góp ý Dự thảo Thông tư quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô

Thứ Năm 22:59 17-12-2015

Số:  3246
/PTM-PC

Vv: góp ý Dự thảo Thông tư quy định về
quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe
ô tô

Hà Nội, ngày 16  tháng 12 năm 2015

Kính gửi: Vụ Vận tải – Bộ Giao thông vận tải

Trả
lời Công văn số 15712/BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 25/11/2015 về việc đề
nghị góp ý Dự thảo Thông tư quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến
vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô (sau đây gọi tắt là Dự thảo), Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp, hiệp hội,
có ý kiến như sau:

Về căn cứ pháp lý và thực tiễn của việc
tổ chức lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô

Dự
thảo này, cùng với các Thông tư 63[1]
60[2],
quy định về cơ chế cho việc lựa chọn doanh nghiệp được phép khai thác tuyến vận
tải hành khách cố định bằng xe ô tô, theo đó doanh nghiệp chỉ được phép khai
thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô nếu được cơ quan nhà nước lựa chọn thông qua cơ chế tương tự như
hình thức đấu thầu. Đơn vị được lựa chọn là đơn vị “xếp thứ nhất” trong danh
sách các đơn vị có hồ sơ đăng ký. Nói cách khác, với quy trình này, chỉ một
doanh nghiệp được phép kinh doanh trên tuyến vận tải hành khách cố định bằng ô
tô mới khai khác.


chế này có lẽ là chưa thống nhất với các văn bản cấp trên (Nghị định 86[3],
Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư…) và chưa phù hợp với quy luật thị trường, cụ thể:

(i)
Chưa thống nhất với quy định tại
Nghị định 86:

Khoản
1 Điều 4 Nghị định 86 quy định “doanh
nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô
tô được đăng ký khai thác trên tuyến trong quy hoạch và được cơ quan quản lý
tuyến chấp thuận
”.

Như
vậy, theo Nghị định 86, để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến
cố định, doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) chỉ phải
đáp ứng 03 “yêu cầu”: i) có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; ii) thực
hiện thủ tục đăng ký khai thác trên tuyến trong quy hoạch và iii) được cơ quan
quản lý tuyến chấp thuận.

Trên
bề mặt, Dự thảo này và Thông tư 63-63 dường như là đang hướng dẫn yêu cầu thứ
(iii) tại Nghị định 86 (được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận). Tuy nhiên, điều
này là không thích hợp bởi ít nhất 02 lý do:


Văn bản cấp Thông tư không được quy định
về điều kiện kinh doanh (theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 7 Luật Đầu
tư 2014): Nếu cần phải làm rõ điều kiện để “được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận”
thì cần phải sửa Nghị định 86 thay vì ban hành Thông tư quy định về điều kiện
kinh doanh;


Ngay cả khi Dự thảo này và các Thông tư
được phép quy định về điều kiện kinh doanh thì cơ chế lựa chọn chỉ 01 doanh
nghiệp cũng không phù hợp với quy định nói trên của Nghị định 86 (được hiểu là
doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng 03 yêu cầu là được; và không có quy định nào hạn chế số lượng doanh nghiệp được khai
thác trên tuyến cố định trong quy hoạch).


vậy, việc Dự thảo cũng như các Thông tư 63, 60 quy định có tính chất hạn chế số
lượng doanh nghiệp khai thác trên tuyến cố định thông qua hình thức lựa chọn đấu
thầu là không phù hợp với Nghị định 86.

(ii)
Chưa thống nhất với các văn bản
pháp luật khác về ngành nghề kinh doanh

Như
trên đã đề cập, Dự thảo và cả các Thông tư 63-60 là chưa phù hợp với quy định của
Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2014 về thẩm quyền ban hành điều kiện
kinh doanh.

Ngoài
ra, quan trọng hơn, theo Hiến pháp 2013 thì mọi chủ thể đều có quyền tự do kinh
doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Thực hiện nguyên tắc này, theo
Luật Đầu tư 2014, các ngành nghề kinh doanh chỉ được chia làm 03 loại: loại cấm
kinh doanh, loại kinh doanh có điều kiện và loại được tự do kinh doanh. Đối với
loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì các điều kiện này chỉ bao gồm các
yêu cầu về năng lực, về loại hình pháp lý, về quy mô/nguồn vốn, về cơ sở vật chất…
nhưng không bao gồm điều kiện nào về độc quyền (hiểu theo nghĩa điều kiện hạn
chế số lượng chỉ ở 01 doanh nghiệp được phép kinh doanh trên một thị trường cụ
thể).

Ngay
cả đối với một số ngành nghề kinh doanh liên quan tới các lợi ích công cộng
quan trọng mà Nhà nước duy trì cơ chế độc quyền Nhà nước (tức là chỉ có doanh
nghiệp nhà nước được phép kinh doanh, ví dụ sản xuất, mua bán thuốc nổ…) thì điều
kiện ở đây là nguồn vốn (doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước) chứ không phải
là về số lượng (trong một lĩnh vực độc quyền Nhà nước thì vẫn có thể có nhiều
doanh nghiệp hoạt động, với điều kiện là tất cả các doanh nghiệp đó đều phải là
doanh nghiệp Nhà nước).

Pháp
luật hiện chỉ duy nhất cho phép các trường hợp hạn chế về số lượng chủ thể kinh
doanh trong trường hợp quy hoạch phát triển ngành/vùng. Tuy nhiên, ngay cả
trong những trường hợp này thì cũng chỉ hạn chế số lượng ở mức nhất định, chứ
không có quy hoạch độc quyền (chỉ 01 chủ thể được kinh doanh). Hơn nữa, cần chú
ý rằng Dự thảo này, cùng với các Thông tư 63-60 là quy định hướng dẫn về điều
kiện kinh doanh, hoàn toàn không phải là quy hoạch phát triển ngành/vùng, vì vậy
không thể hạn chế số lượng chủ thể kinh doanh, dù là số lượng hạn chế hay độc
quyền.


vậy, việc Dự thảo cũng như các Thông tư 63, 60 quy định có tính chất hạn chế số
lượng doanh nghiệp khai thác trên tuyến cố định thông qua hình thức lựa chọn đấu
thầu là không phù hợp với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật
về kinh doanh.

(iii)
Làm triệt tiêu cạnh tranh trên thị
trường vận tải hành khách theo tuyến cố định liên quan

Theo
quy định tại Dự thảo thì doanh nghiệp được xét duyệt lựa chọn là “xếp thứ nhất
trong danh sách xếp thứ tự đơn vị vận tải” (điểm d khoản 1 Điều 20), đồng nghĩa
với việc trên tuyến cố định chỉ có một
đơn vị được khai thác.

Điều
này có nghĩa là trên “thị trường liên quan” (tuyến cố định mới khai thác) sẽ chỉ
có duy nhất 01 chủ thể độc quyền kinh doanh. Cạnh tranh hoàn toàn bị triệt tiêu
trong trường hợp này. Do đó, người tiêu dùng sẽ không có quyền lựa chọn nào (lựa
chọn nhà cung cấp dịch vụ, lựa chọn về giá, lựa chọn về chất lượng…), từ đó quyền
lợi của người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Từ
góc độ quản lý Nhà nước, việc quản lý thông qua thủ tục đăng ký khai thác trên
tuyến chỉ phục vụ việc xác nhận đối tượng khai thác theo từng tuyến và đảm bảo
rằng các chủ thể này đáp ứng đủ các điều kiện về năng lực, chất lượng chứ hoàn
toàn không nhằm mục tiêu hạn chế cạnh tranh.


vậy, việc xem xét hồ sơ, đánh giá và lựa chọn doanh nghiệp tốt nhất, mặc dù đảm
bảo được chất lượng của dịch vụ được cung cấp, nhưng là sự cản trở các doanh nghiệp khác muốn tham gia vào thị trường kinh
doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định và cản trở đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ
những phân tích trên, đề nghị Ban soạn thảo:


Không soạn thảo và ban hành Thông tư quy
định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng
xe ô tô này;


Bỏ quy định về việc lựa chọn đơn vị khai
thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô tại Thông tư 63, 60.

Đối với các quy định chi tiết tại Dự thảo, mặc dù còn nhiều
điểm chưa đảm bảo tính minh bạch và khả thi, nhưng do đề xuất ở trên, nên hiện
tại VCCI chưa có ý kiến cụ thể đối với từng điều khoản trong Dự thảo.

Trên đây là một số ý kiến ban đầu của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Thông tư quy định về quy
trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô. Rất mong cơ quan soạn thảo cân nhắc.

Ngoài ra gửi kèm theo một số góp ý về các vấn đề cụ thể của
Dự thảo mà một số doanh nghiệp gửi cho Phòng Thương mại và Công nghiệp để Quý
Cơ quan tham khảo.

Trân
trọng cảm ơn cảm ơn sự hợp tác của Quý Cơ quan.

 


[1]
Thông tư số
63/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 7/11/2014 quy định về
tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường
bộ

[2] Thông tư số
60/2015/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 02/2011 năm 2015 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải ngày 7/11/2014 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng
xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

[3] Nghị định số
86/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/9/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô