VCCI góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hóa đơn

Thứ Năm 16:23 24-12-2015

Số:  3326  /PTM-PC

Vv: góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi
Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giá, phí,

lệ phí, hóa đơn

Hà Nội, ngày 24   tháng 12 năm 2015

Kính
gửi: Vụ Chính sách thuế – Bộ Tài chính

Ngày
03/12/2015, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận được Công văn
số 8900/BTC-CST của Bộ Tài chính ngày 01/07/2015 về việc đề nghị góp ý Dự thảo Nghị
định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày
24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí,
lệ phí, hóa đơn (sau đây gọi tắt là Dự thảo). Trên cơ sở ý kiến của doanh nghiệp,
hiệp hội, VCCI có một số ý kiến như sau:

1.
Về
hành vi vi phạm đối với đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
ngành thẩm định giá (khoản 7 Điều 1 Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định
109)


Dự thảo bổ sung xử phạt đối với hành vi
“tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá … khi không có
tên trong danh sách các đơn vị được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của
pháp luật” (điểm c khoản 4 Điều 21).

Việc xử phạt đối với hành vi này là chưa phù hợp, bởi
theo quy định tại Thông tư 204[1]
thì đơn vị tổ chức đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá phải đáp ứng các điều kiện
theo quy định và “chỉ được phép tổ chức đào tạo, cấp Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ
thẩm định giá sau khi thực hiện đăng ký với Bộ Tài chính và được Bộ Tài chính
chấp thuận bằng văn bản về việc đào tạo của mình” (khoản 1 Điều 12). Điều này
được hiểu, hình thức “cấp phép” (của cơ quan quản lý nhà nước) là hình thức duy
nhất để đơn vị tổ chức đào tạo nghiệp vụ thẩm định tổ chức đào tạo nghiệp vụ thẩm
định giá. Trong khi đó, theo quy định tại Dự thảo thì bên cạnh hình thức “cấp
phép”, các đơn vị này có thể tổ chức đào tạo nếu “có tên trong danh sách các
đơn vị được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng”. Mặt khác, Thông tư 204 cũng không có
quy định nào liên quan đến loại danh sách và cách thức để doanh nghiệp có trong
danh sách này.

Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản
pháp luật có liên quan, đề nghị Ban soạn thảo bỏ cụm từ “hoặc khi không
có tên trong danh sách các đơn vị được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo quy định
của pháp luật” tại điểm c khoản 4 Điều 21 Nghị định 109 (được sửa đổi).


Biện pháp xử phạt bổ sung:

Điểm đ khoản 5 Điều 21 Nghị định 109 được bổ sung biện
pháp xử phạt bổ sung là “Đình chỉ hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên ngành thẩm định giá nếu trong thời gian 90 ngày kể từ ngày không đáp ứng
đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng mà đơn vị tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng vẫn không đáp ứng các yêu cầu trên”. Quy định này là
không rõ về căn cứ pháp lý để xử phạt đối với hành vi này, bởi Thông tư 204
không có quy định nào liên quan đến thời hạn các đơn vị đào tạo phải đáp ứng
các yêu cầu quy định nếu không đáp ứng các điều kiện này.

Vì vậy, để đảm bảo thống nhất giữa các văn bản pháp
luật, đề nghị Ban soạn thảo xem xét bỏ quy định tại điểm đ khoản 5 Điều
21 Nghị định 109 (sửa đổi).


Biện pháp khắc phục hậu quả:

Đối với các hành vi vi phạm về việc không gửi các
báo cáo theo quy định, đề nghị Ban soạn thảo bổ sung biện pháp khắc phục
hậu quả là yêu cầu các tổ chức này phải nộp các báo cáo theo quy định.

2.
Về
hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn (khoản 2 Điều 2 Dự thảo bổ sung
quy định tại Điều 37 Nghị định 109)

Dự
thảo bổ sung các hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn bị xử phạt là:


Không
nộp

hoặc nộp chậm thông báo điều chỉnh
thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp


Không
nộp

hoặc nộp chậm bảng kê hóa đơn chưa sử
dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh
doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Việc
Dự thảo xếp chung hai hành vi “nộp chậm” và “không nộp” và một khung xử phạt là
chưa hợp lý, bởi vì tính chất vi phạm của các hành vi này là khác nhau về mức độ
nguy hiểm của hành vi. Đề nghị Ban soạn thảo xem xét, tách hành vi
“không nộp” và “nộp chậm” ở hai khung khác nhau và hành vi “không nộp” có mức xử
phạt cao hơn đối với hành vi “nộp chậm”.

3.
Về
hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí (khoản 1 Điều 2 Dự thảo sửa đổi Điều
24 Nghị định 109)

Dự
thảo bổ sung xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí “đối với
hành vi gian lận, trốn nộp phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện; phạt tiền
từ 01 đến 03 số lần tiền phí gian lận, trốn nộp phí theo quy định. Mức phạt tối
thiểu là 6.000.000 đồng, mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng” (bổ sung khoản 3
Điều 24 Nghị định 109).

Việc
Dự thảo quy định mức phạt tối thiểu của nhóm hành vi này là 6.000.000 đồng là
quá nặng. Bởi, theo mức thu phí tại Thông tư 197[2], mức
phí đối với xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân là 130.000 đồng/tháng,
12 tháng là 1.560.000 đồng, 18 tháng là 2.280.000 đồng, 24 tháng là 3.000.000 đồng,
30 tháng là 3.660.000 đồng. Tùy thuộc vào loại xe và chu kỳ đăng kiểm để xác định
nộp phí, nhưng mà mức đóng thấp nhất phải nộp tương đương 6 tháng, tức 780.000
đồng, mức đóng cao nhất là 3.660.000 đồng (30 tháng).

So
với mức tối thiểu mà Dự thảo đưa ra thì mức xử phạt cao hơn rất nhiều so với số
phí cao nhất mà chủ phương tiện phải đóng (gần gấp đôi) và gấp đến 7,6 lần nếu
so với mức đóng thấp nhất (6 tháng). Trong khi đó, mức xử phạt được xác định
trong Điều 24 là “phạt tiền từ 01 đến 03 lần số tiền phí gian lận”, mức tối thiểu
này sẽ cao hơn rất nhiều so với giới hạn mức phạt mà chính Điều này quy định. Mức
phạt quá cao sẽ gây khó khăn rất lớn cho đối tượng xử phạt – đây cũng không phải
là mục đích của các chế tài xử phạt muốn hướng đến.

Hơn
nữa, Ban soạn thảo cũng chưa đưa ra giải trình là tại sao riêng về trốn nộp phí
sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện lại chịu mức phạt tối thiểu cao như vậy,
trong khi các hành vi trốn các loại phí khác lại không đưa ra giới hạn tối thiểu
này?

Từ
các phân tích trên, đề nghị Ban soạn thảo xem xét bỏ quy định “mức phạt
tối thiểu là 6.000.000 đồng” tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 109 (sửa đổi).

Trên đây là một số ý kiến ban đầu của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn. Rất mong cơ quan soạn thảo cân nhắc để chỉnh sửa, hoàn
thiện.

Ngoài ra gửi kèm theo một số góp ý cụ thể về Dự thảo mà một
số doanh nghiệp gửi cho Phòng Thương mại và Công nghiệp để Quý Cơ quan tham khảo.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.

 


[1]
Thông
tư 204/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 23/12/2014 quy định về đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá

[2] Thông
tư 197/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15/11/2012 hướng dẫn chế độ thu, nộp,
quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện