Vấn đề bình đẳng-LS. Phạm Hùng Thắng (Thanh Hoá)

Thứ Sáu 11:55 26-05-2006
Luật doanh nghiệp (DN) thống nhất khi được áp dụng sẽ tồn tại song song với Luật Đầu tư nước ngoài Việt Nam (ĐTNN VN) hiện nay. Như vậy, cá nhân và tổ chức nước ngoài không chỉ phải đáp ứng đủ những điều kiện của Luật ĐTNN VN mà còn phải cả những điều kiện Luật DN thống nhất. Như vậy vô hình chung đối với đầu tư nước ngoài vô hình chung chưa tạo được cơ chế bình đẳng.

Theo tôi vẫn cần có cơ chế bảo hộ đối với các doanh nghiệp trong nước, không nên đặt cơ chế hoàn toàn bình đẳng. Do đó vẫn cần quy định rõ các ngành nghề hạn chế hoặc cấm đầu tư trong Luật DN thống nhất. Để tạo sự bình đẳng tương đối chúng ta đặt ra một lộ trình gỡ bỏ hạn chế này, điều này một mặt giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thời gian hoàn thiện và tạo sự cạnh tranh, và cũng phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia.

Áp dụng hạn chế mức đầu tư tối thiểu là không phù hợp, vì:
o Việc thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ là thu hút về vốn mà còn là thu hút về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo,... Với nền kinh tế phát triển có những doanh nghiệp không quá 1000USD đầu tư nhưng lại hoạt động rất tốt vì họ có kinh nghiệm quản lý, công nghệ....

Nên quy định rõ ràng Luật ĐTNN có hoạt động song song với Luật DN không hay chúng ta nên xây dựng một Luật DN thống nhất cho cả hai luật này.

Ngoài ra:
Đối với các ngành nghề tư vấn, kiểm toán, thiết kế xây dựng: nên lựa chọn hình thức hợp danh.

Công ty TNHH có nên có hình thức 1 thành viên là cá nhân: nên xem xét để áp dụng. Vì theo thực tế có những trường hợp chỉ có một cá nhân đầu tư nhưng để đúng luật họ buộc phải mời một cá nhân khác dù cá nhân này chỉ đóng góp 1-2% vốn thôi. Như vậy vô hình chung họ đang “lách luâth”. Nên quy định có thể lập Công ty TNHH chỉ có 1 thành viên là 1 cá nhân để tạo cơ hội cho nhiều cá nhân muốn lập công ty kinh doanh hơn và có tư cách pháp nhân.
[b]
LS.Phạm Hùng Thắng
Tỉnh Thanh Hoá

Các văn bản liên quan