Trích ý kiến của ĐBQH Trần Văn Kiệt – Tỉnh Vĩnh Long

Thứ Ba 09:02 31-10-2006

Kính thưa Quốc hội,

Trên cơ bản, tôi thống nhất nhiều điều trong dự thảo luật và Báo cáo chỉnh lý tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tôi xin tham gia phát biểu mấy ý kiến mà bản thân tôi hết sức quan tâm:

Luật đưa người lao động Việt Nam đi lao động nước ngoài là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn và điều kiện thị trường trong nước ở lĩnh vực lao động chưa đáp ứng nhu cầu của người lao động. Tôi đề nghị luật nên xem xét kỹ, không vì thế để các doanh nghiệp tự hợp đồng đưa người lao động đi nước ngoài mà không nghĩ gì đến giá trị và quyền lợi thiết thực của người lao động. Song, đi cụ thể từng vấn đề một.

Vấn đề thứ nhất, tôi xin tham gia phát biểu Điều 20 quy định gì tiền môi giới, tiền môi giới là một khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả bên môi giới để đăng ký hợp đồng cung ứng lao động, người lao động có trách nhiệm hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền môi giới.
Theo tôi thiết nghĩ, Luật quy định như thế quá chung chung, còn nhiều kẽ hở, gây bất lợi cho người lao động bởi một phần là bao nhiêu, toàn bộ là bao nhiêu thì không định lượng, không ai biết, môi giới, ký hợp đồng với doanh nghiệp này là bao nhiêu, môi giới, ký hợp đồng với doanh nghiệp khác là bao nhiêu, nước này là bao nhiêu, nước khác là bao nhiêu, vô tội vạ. Biết rằng môi giới là thu vô tội vạ, theo tôi biết mỗi nơi mỗi khác, có nơi 2.000, 3.000, 4.000, 5.000USD/người. Thậm chí, có doanh nghiệp có thể, kê tiền này lên không, tôi cho đó là làm cho người lao động bị quá thiệt.

Vấn đề thứ hai, song song với đó, tức là người lao động phải chịu một phần môi giới ngay trong nước trước khi đi, nhất là lao động ở nông thôn. Tức là muốn đi lao động ở nước ngoài thì phải có người hướng dẫn, chỉ: Lao động nước nào, tiền lương bao nhiêu, nghề gì thì người lao động phải bỏ ra một phần chi phí thoả thuận mà môi giới này chưa hợp pháp. Ngoài lao động môi giới nước ngoài, môi giới tại trong nước vẫn có. Do đó tôi đề nghị ở điều này trong dự thảo, Ban soạn thảo nên quy định khá cụ thể:

Một, quy định giảm ký hợp đồng môi giới. Vì hiện nay nếu theo tôi hiểu các doanh nghiệp ký hợp đồng qua môi giới khoảng 95%, còn 50% tự ký hợp đồng trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài. Và định mức tiền môi giới hoặc tiền môi giới đề nghị đưa chung vào chi phí chung của lao động.

Vấn đề thứ hai, đề nghị luật điều chỉnh thêm môi giới tổ chức đưa người trong nước đi lao động nước ngoài. Có quy định như thế mới có định mức để người lao động không bị thiệt.
Vấn đề thứ ba, Điều 27 quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, được nghe Báo cáo các Kỳ họp thứ 8, thứ 9 của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, thời gian qua, lao động Việt nam đi lao động nước ngoài còn bỏ trốn nhiều, làm việc một thời gian bỏ trốn ra ngoài, phá vỡ hợp đồng. Một số người hết thời gian lao động bỏ trốn ở lại không về nước, làm thiếu lòng tin của nước nhận lao động và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Theo tôi, tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có 2 nguyên nhân: Thứ nhất, là việc tiền ký quỹ, tiền môi giới quá cao. Không có định lượng, định mức cụ thể nên người lao động phải trốn, kiếm nơi lao động có thu nhập lớn để bù đắp vào số tiền trên. Thứ hai, một số nơi lao động có mức lương quá thấp, chênh lệch quá cao giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, giữa doanh nghiệp đang lao động và doanh nghiệp ngoài. Từ đó, người lao động phải bỏ trốn ra ngoài để hợp đồng lao động có mức lương cao hơn.

Để giảm đến mức thấp nhất lao động Việt Nam bỏ trốn, tôi đề nghị Ban soạn thảo quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của các doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
Một là giảm hợp đồng cung cấp lao động qua môi giới, vì hiện nay lĩnh vực này quá cao.
Hai là quy định các doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng đối với các doanh nghiệp nước ngoài phải giảm thiểu tới mức tối đa sự chênh lệch về thu nhập của người lao động giữa doanh nghiệp ký hợp đồng lao động và doanh nghiệp khác.

Ba là luật nên quy định cho phép các doanh nghiệp đưa người lao động đi nước ngoài có lợi nhuận ở mức độ nào, không khéo lợi dụng đưa người lao động đi nước ngoài để tạo lợi nhuận cho một tổ chức và cá nhân quá lớn.

Vấn đề thứ ba, cũng như đại biểu ở Nghệ An phát biểu, tôi cũng thống nhất là 1 năm, tức quy định chính sách đối với người lao động nước ngoài sau về nước. Điều 59 quy định hỗ trợ việc làm, ở tiết 1 "cơ quan lao động thương binh xã hội tỉnh có trách nhiệm thông báo cho người lao động về nước nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước, hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm phù hợp"

Tiết 2 "khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận và tuyển dụng người lao động đã hoàn thành ở nước ngoài".

Theo tôi, luật quy định như thế hình như có gì thiếu trách nhiệm, bởi lẽ người đăng ký đi lao động ở nước ngoài là người chưa có nghề nghiệp, chưa có việc làm, nói chung là thất nghiệp, đời sống khó khăn. Nếu luật không quy định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng thì người đi lao động nước ngoài về nước đây là một lực lượng tiếp tục thất nghiệp, làm cho họ thiếu lòng tin, Nhà nước thêm một gánh nặng. Từ đó tôi đề nghị Ban soạn thảo cần quy định trong Điều 59 cụ thể hơn, trách nhiệm của chính quyền các cấp, trách nhiệm của doanh nghiệp, trách nhiệm của người lao động. Thiết lập một mối quan hệ ba bên, tạo việc làm cho người lao động nước ngoài về nước, vì lực lượng này đã có tay nghề qua đào tạo, có kinh nghiệm trong quá trình lao động ở nước ngoài, là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước, trong qúa trình lao động sản xuất không cần đào tạo lại.

Các văn bản liên quan