Trích ý kiến của ĐBQH Nguyễn Văn Thuận – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Thứ Sáu 15:50 01-09-2006

Kính thưa các đồng chí.
Trước hết, tôi xin phát biểu một vấn đề lớn nhất xung quanh phạm vi điều chỉnh. Ở đây, tôi thấy trong Tờ trình của Chính phủ trình ra Quốc hội lần thảo luận đầu tiên, chúng tôi tán thành với tư tưởng đó, tức là ta phải xây dựng một ngành, một nghề công chứng cho nó ra nghề công chứng trong điều kiện chuyển từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện hội nhập và xây dựng Nhà nước pháp quyền thì không thể có một đất nước, thể không có một ngành công chứng cho ra công chứng.
Lâu nay đại biểu cứ băn khoăn là ra công chứng, ban hành công chứng thì chứng thực có làm được không? Có giải quyết bức xúc của dân được không, việc giải quyết bức xúc của dân là vẫn giải quyết, nhưng không có nghĩa là nhốt hai anh, không phải, tuy nó có thể giống nhau về ly lai, nhưng về bản chất là khác nhau, đưa vào một văn bản là không được, không được ở chỗ là nguyên tắc hành nghề nó khác, trách nhiệm lại khác. Cho nên, mục tiêu là phải xây dựng công chứng như một nghề nhằm bảo đảm an toàn pháp lý trong hoạt động của xã hội, đặc biệt là các giao dịch hợp đồng, mới xây dựng một xã hội lành mạnh, tạo căn cứ cho ứng xử có tính chất văn hoá trong sản xuất kinh doanh nói riêng và trong đời sống xã hội dân sự nói chung.
Cho nên, cần cái đó và chúng tôi ủng hộ mục tiêu như vậy. Lâu nay công chứng của chúng ta sự thực nó chưa hẳn là công chứng, đúng là có những việc làm công chứng thật, nhưng vì sao như thế, tại vì thứ nhất là mình giao cho nó quá nhiều việc, lẽ ra lúc hình thành nó chỉ làm cái này thôi, nhưng do bức xúc mà bức xúc này không phải do dân mà do chính cơ quan Nhà nước đặt ra, cũng không phải do ngành công chứng đặt ra hay do Bộ Tư pháp đặt ra, nhưng do các cơ quan khi tuyển sinh bao giờ cũng đăng là nộp hồ sơ, có bản sao công chứng Nhà nước, buộc dân phải đến mà công chứng phải làm, vừa rồi trong tiến trình cải cách hành chính, chúng ta đã có chủ trương, ví dụ như thành phố Hồ Chí Minh đã yêu cầu là công chứng làm đúng việc của công chứng, còn những chứng thực là giao cho xã, phường, huyện, quận, làm rất tốt.
Việc giải quyết bức xúc của dân là giải quyết được, không phải vì bằng luật này, nhưng mục tiêu luật này xây dựng một ngành công chứng nó ra công chứng. Chính vì vậy khi quá trình nghiên cứu tiếp thu trong Ủy Ban pháp luật cũng có những ý kiến khác nhau, nhưng tự chúng ta phải thuyết phục lẫn nhau và tìm những giải pháp tốt nhất. Ra luật này không có nghĩa là chứng thực phải bỏ, chứng thực vẫn làm, nhưng chỉ có điều nếu đặt ra đây, đặt vào một rọ, đặt vào một chỗ là nó không dung hợp với nhau được từ nguyên tắc và cách thức tổ chức.
Còn vì sao phải xã hội hoá, thú thực với các đồng chí rằng: Nói chung ở các nước phát triển thì nghề công chứng tư nhân làm, nhưng chúng ta chuyển từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường thì rõ ràng phải thay đổi từ cách làm, cách nghĩ và chủ trương xã hội hoá là chủ trương rất lớn mà Đại hội X đặt ra và điều đó là đúng, Nhà nước không thể ôm tất cả, trong xây dựng Nhà nước pháp quyền cơ quan Nhà nước chỉ làm những gì đích thực mình phải làm, còn lại Nhà nước phải trở thành bà đỡ cho các hoạt động khác mà trên cơ sở ban hành chính sách pháp luật.
Hiện nay xu hướng tới theo lộ trình như ý tưởng xây dựng Luật Công chứng này, trong khi công chứng Nhà nước vẫn đang tồn tại thì vẫn phải có một bộ phận công chứng là Văn phòng công chứng, đến một lúc nào đó công chứng Nhà nước không tồn tại phải chuyển cho xã hội người ta làm. Đây là ý tưởng chúng tôi nghĩ rằng trong 10 - 15 năm nữa nếu tình hình hoạt động công chứng tốt, nhu cầu xã hội, ý thức trách nhiệm cũng như nhận thức xã hội cao thì rõ ràng Văn phòng công chứng họ sẽ tồn tại, chứ không phải Nhà nước. Vấn đề lớn nhất tôi thấy ở đây không phải thuyết phục, nhưng quan điểm của tôi cũng thấy rằng nhu cầu là như thế và tôi tán thành ý kiến thứ nhất với những lập luận như trong Báo cáo giải trình tiếp thu, nhưng suy nghĩ của tôi đồng tình với Tờ trình của Chính phủ và ý tưởng của Chính phủ thực ra là ý tưởng của Đảng, của chúng ta là xã hội hoá hoạt động công chứng, tiến tới xây dựng một ngành công chứng cho nó ra công chứng để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Một số nội dung ở đây, những điều mà riêng tôi vẫn cứ băn khoăn nhất, nhưng đúng là đến bây giờ thấy là chưa xử lý được, thế giới có hai loại hình thức:
Một là công chứng nội dung.
Hai là công chứng hình thức.
Công chứng nội dung theo nghĩa đó thì công chứng viên chịu trách nhiệm toàn bộ về hành vi công chứng của mình. Công chứng hình thức thì công chứng viên chỉ chịu trách nhiệm về hành vi công chứng đối với cái đó, tức là chịu trách nhiệm có giới hạn. Còn chúng ta ở xây dựng mô hình cả công chứng hình thức lẫn công chứng nội dung. Nhưng điều cần phân biệt được loại nào là hình thức, loại nào là nội dung, cho đến bây giờ vẫn chưa làm được.
Cho nên chúng tôi đề nghị chỗ anh Lưu, anh Liên phối hợp cùng với thường trực Ủy ban pháp luật chỉ đạo để làm cho việc này, chứ nếu không sẽ rất khó, trách nhiệm của công chứng là như nhau hết trong khi chúng ta làm cả 2 việc. Báo cáo với các đồng chí, công chứng hình thức nó khác, công chứng nội dung nó khác. Ở đây có một vấn đề nữa là từ dó mới quay trở lại khái niệm công chứng ở Điều 2, ở Điều 2 tôi thấy công chứng của chúng ta hình như hơi khiên cưỡng, chúng ta nhập cả nội dung lẫn hình thức, đã là công chứng thì chúng ta lấy khái niệm công chứng là gì? là hành vi của công chứng chứng thực các giao dịch hợp đồng.
Loại nào cần phải công chứng có hai loại: Một là loại pháp luật bắt buộc phải công chứng, loại pháp luật không bắt buộc công chứng, nhưng các tổ chức cá nhân trong giao dịch của mình, trong hợp đồng của mình muốn có bảo đảm pháp lý thì đề nghị và yêu cầu công chứng. Trong trường hợp đó, đó là công chứng hình thức hay công chứng nội dung? những cái pháp luật bắt buộc phải yêu cầu công chứng thì đó là công chứng nội dung.
Những cái mà các anh tự soạn lấy, sau này chúng ta có hai loại: một loại văn bản giấy tờ tự soạn lấy và chỉ yêu cầu anh công chứng thì đó là công chứng hình thức hay công chứng nội dung, trách nhiệm pháp lý của công chứng thế nào thì chúng ta chưa phân biệt được rõ. Loại công chứng lập ra tức là các bên đến công chứng và yêu cầu anh lập cho tôi một hợp đồng với tinh thần như thế này, soạn thảo thế nào tất cả mọi chứng cứ anh kiểm tra, thì loại đấy có phải là công chứng nội dung không? Còn t hứ mà tôi với anh làm trước xong rồi, chỉ việc đến tại địa điểm này, hai anh đến đầu óc tỉnh táo v.v... ký với nhau hợp đồng này, tôi là công chứng viên tôi chứng thực, những điều trong này chúng ta quy định như thế. Nhưng Điều 2, chúng ta đang khiên cưỡng, ghép hai cái đó là một, trước kia chúng ta có một điều riêng ở những nội dung công chứng, bây giờ chúng ta lại chuyển thành Điều 2, như thế nó vừa thể hiện được hành vi, thứ hai nữa những loại hình nào, những nội dung nào cần phải công chứng.
Còn các chương ở dưới này nữa, chúng tôi đề nghị phải phân biệt cho được cái đó để chí ít trong luật này nếu chưa được làm rõ, sau này Chính phủ phải hướng dẫn. Còn như thế này trách nhiệm pháp lý rất quan trọng, bồi thường hay không bồi thường chính là công chứng nội dung. Còn nếu mà công chứng hình thức, theo nguyên tắc công chứng hình thức thì trách nhiệm pháp lý của công chứng viên ít thôi, chứ không phải là toàn bộ như công chứng nội dung. Trong hoạt động công chứng đã có một công chứng viên bị tuyên án đến mức độ tử hình, đấy là hoạt động công chứng về nội dung, nó chịu trách nhiệm. Nếu là công chứng hình thức thì họ không chịu trách nhiệm đến như vậy. Các bên phải chịu về những nội dung của mình cam kết, ký kết. Tôi đề nghị chỗ này các anh cố gắng chỉ đạo làm cách nào đó phải phân biệt được, chứ nếu không thì chúng ta tach ra như thế này chưa rõ, trong khi chúng ta làm cả công chứng hình thức lẫn công chứng nội dung. Vấn đề thứ ba, tôi có ý kiến xung quanh về lưu trữ hồ sơ công chứng. Tôi đồng ý với nội dung như thế này, nhưng bây giờ chúng ta giao cho hồ sơ công chứng phải lưu trữ được 50 năm, nhưng 50 năm ấy lưu trữ ở đâu? Lưu trữ không chỉ ở Văn phòng mà nó phải có cơ chế theo pháp luật về lưu trữ thế này. Những loại công chứng nào thì ở thời hạn nào 5 năm, 10 năm, sau đó những hồ sơ đó phải chuyển về lưu trữ Nhà nước, chứ bây giờ không thể có một Văn phòng công chứng nào lại có tòa nhà xây nên như vậy, để có thể chia hồ sơ công chứng hết được. Tôi xin phải để được lưu trữ trong 50 năm.

Các văn bản liên quan