Trích ý kiến của ĐBQH Nguyễn Đức Chính – Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ Năm 14:49 26-10-2006

Kính thưa Quốc hội!

Tôi chỉ xin phát biểu rất ngắn. Tiếp theo lời phát biểu vừa rồi và các đại biểu nói về trách nhiệm công chứng trong lời chứng trong Điều 5. Tôi thấy tuy chúng ta đưa ra Dự thảo luật này mang tính chất xã hội hoá, nhưng ở phương diện trách nhiệm công dân là có một sự thụt lùi. Trong giao dịch của công dân mà đây là giao dịch dân sự thì trách nhiệm người dân để đâu? Tại sao lại dồn hết cho công chứng viên? Cho cơ quan Nhà nước. Việc chúng ta đề cao trách nhiệm công dân cũng chính là một hướng xã hội hoá, đấy là một hướng cần phải đề cao, công dân trong giao dịch của mình không cần biết và khi lừa dối cơ quan Nhà nước cũng không có trách nhiệm gì. Cơ quan Nhà nước phải bao tay che trách nhiệm của công dân thì tôi thấy Điều 5 chúng ta làm ở góc độ này là có một ý này, tôi thấy là không nên. Trong Nhà nước pháp quyền, hơn hết chúng ta không chỉ đề cao trách nhiệm Nhà nước, mà chúng ta phải đề cao trách nhiệm công dân, người dân là người phải tự giác chấp hành pháp luật để xác lập trật tự xã hội để mình sống, chứ không phải rằng khi nào cần trật tự thì phải đòi cảnh sát, trật tự do người dân sống thì chính người dân phải xác lập bằng cách đề cao trách nhiệm của mình. Tôi thấy Điều 5 ở góc độ này là một điều có vẻ thụt lùi.

Thứ hai, chứng thực tôi không nói nhưng về hoạt động công chứng, tôi vẫn đề nghị là nên tiếp tục giao trách nhiệm công chứng, thẩm quyền công chứng cho Uỷ ban nhân dân huyện ở các vùng nông thôn thì thuận tiện cho dân hơn. Tuy không chuyên nghiệp ở Uỷ ban nhân dân cấp huyện, nhưng tôi thấy ở mức độ hiện nay vẫn còn thuận lợi cho dân. Còn nếu như chúng ta giao hết cho Phòng công chứng thì như lúc nãy tôi nêu mua bán một căn nhà họ phải về Phòng công chứng thì đi rất xa. Còn nếu chúng ta lại cho ở cấp huyện là khi dân có giao dịch mua, bán bất động sản thì chỉ là chứng thực, như thế tôi thấy sẽ mâu thuẫn với các luật khác rất nhiều. Đề nghị cân nhắc ý này.

Các văn bản liên quan