Trích ý kiến của ĐBQH Huỳnh Thị Hường – Tỉnh Quảng Nam

Thứ Tư 14:38 24-05-2006

Thứ nhất, về bố cục sắp xếp các điều luật tôi rất tán thành, lần này trong dự thảo luật chúng ta đã thiết kế ở Điều 64 là "đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong phục vụ nông nghiệp và thông tin" vào mục đầu tư phát triển. Chúng tôi thấy đây rất phù hợp với nhu cầu thực tiễn, đã góp phần phục vụ kinh tế phát triển nông thôn.

 

Có thể nói rằng trong thời gian qua những thông tin về tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nó đã phổ biến và cũng như phổ biến khuyến khích khuyến lâm, khuyến ngư v.v... trên môi trường mặn và được đại bộ phận nông dân tiếp thu nhiều. Cho nên chúng tôi thấy đây cũng là nhân tố để góp phần hiện đại hoá đất nước và cũng như là chính sách của Đảng đưa ra để thu hẹp dần khoảng cách giữa các vùng miền.

 

Thứ hai, chúng ta đã thiết kế đưa vào Điều 74 tức hỗ trợ người tàn tật, trước đây cũng còn băn khoăn cho rằng vấn đề hỗ trợ người tàn tật ứng dụng phát triển công nghệ thông tin này nó sẽ khó khả thi, nhưng chúng ta cũng mạnh dạn đưa vào, bởi vì trong thực tiễn thấy rằng đối với người tàn tật cũng có nhu cầu về vấn đề này. Cho nên hỗ trợ người tàn tật đó là điều rất nhất trí.

 

Bên cạnh đó chúng tôi cũng đề nghị nên chăng chúng ta quy định thêm một số điều. Ví dụ ở Chương II trong Mục 4, ta quy định thêm về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giải trí, bởi vì trò chơi điện tử hiện nay đã trở thành lĩnh vực công nghệ phần mềm có giá trị kinh tế lớn, đồng thời nó cũng có tầm ảnh hưởng rất rộng lớn, đặc biệt trong thanh thiếu niên. Do vậy, nếu ta quy định trong lĩnh vực giải trí này thì vừa cho nó phát triển, đồng thời ta sẽ hạn chế được tiêu cực ở lĩnh vực này.

 

Đề nghị thứ ba là chúng ta có thể nghiên cứu để làm thế nào cụ thể hoá Mục 9 của Điều 6 về thống kê về công nghệ thông tin. Bởi vì qua tiếp xúc cử tri và qua ý kiến đóng góp thì chúng tôi thấy hiện nay một trong những khó khăn để theo dõi, đánh giá hiệu quả của ngành này là không có khoản mục thống kê riêng cho nó và những số liệu thường được nêu trong các văn bản chưa phản ánh đầy đủ các khía cạnh hoạt động kinh tế liên quan đến nghệ công nghệ thông tin. Cho nên, trong bố cục đề nghị có thể chúng ta nghiên cứu cân nhắc thêm về vấn đề đó.

Chúng tôi xin phát biểu vào một số điều cụ thể:

 

Thứ nhất, về Điều 5, Khoản 6. Chúng tôi đề nghị bổ sung thêm cụm từ "người dân tộc thiểu số" vào sau từ "hải đảo" và trước từ "người tàn tật". Vì tôi nghĩ đây là một đối tượng rất cần để được phổ cập các vấn đề về tin học, cho nên Nhà nước cũng cần hỗ trợ ưu tiên cho các tổ chức cá nhân mà có hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cho đối tượng này. Vả lại, ở trong Điều 45 thì người dân tộc thiểu số cũng đã được hỗ trợ học tập, phổ cập các kiến thức. Do vậy, ở điều trong chính sách chung này chúng ta cũng nên bổ sung thêm cả người dân tộc thiểu số.

 

Điều 6, Khoản 8 chúng tôi đề nghị có thể chúng ta thiết kế viết lại như sau. Khoản 8 là "xây dựng cơ chế, chính sách quy định về việc huy động nguồn lực công nghệ thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh và các trường hợp khẩn cấp" liên quan với các trường hợp quy định tại Điều 14. Có thể viết ngắn gọn hơn, ta bỏ cụm từ '"iên quan tới các trường hợp" mà ta chỉ cần nói rằng và các trường hợp khẩn cấp khác quy định tại Điều 14, vì tất cả những điều quy định trong Điều 14 này cũng là trong công nghệ thông tin.

 

Điều 11 về Hội liên hiệp công nghệ thông tin, Hiệp hội công nghệ thông tin, chúng tôi vẫn hiểu rằng đối với lĩnh vực mới này việc thành lập Hiệp hội công nghệ thông tin rất cần thiết và cũng nhằm giúp cho tập thể các nhà khoa học cũng như những chuyên gia nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất các công nghệ thông tin, điều đó rất cần thiết. Nhưng trong kỳ này và trong cuối năm nay chúng ta thông qua Luật về hội, chúng tôi nghĩ rằng có nhất thiết đưa vào thành lập Hội liên hiệp ở đây, hay chúng ta để nó thực hiện theo Luật về hội.

 

Điều cuối cùng chúng tôi muốn phát biểu, Dự thảo luật này nhằm pháp chế hoá tinh thần Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị. Trong Chỉ thị 58 của Bộ Chính trị có nêu rằng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi nhất, áp dụng ưu đãi hiện hành cao nhất, v.v... và chúng ta cũng đã thực hiện. Trong luật này thể hiện ở Điều 5, nên tôi cũng thấy rất nhất trí là với tầm quan trọng như vậy về lĩnh vực này, Nhà nước cũng phải có những chính sách thích đáng ưu đãi, tạo điều kiện cho hoạt động phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.

 

Trong Điều 5, chúng ta đã thiết kế, trong 8 khoản đó rất đầy đủ các lĩnh vực về phát triển này. Tuy nhiên nếu ta đọc lại toàn bộ nội dung của luật này thì một vài ý kiến mà đồng chí Hồng Đào trước tôi phát biểu là nó thiếu sự công bằng trong đào tạo, v.v... mặt bằng. nếu ở đấy ta đọc kỹ hết lại từ Điều 19 trở đi thì có thể nói ngoài Điều 5 này còn 25 điều nữa là chúng ta lặp đi lặp lại các từ "Nhà nước có chính sách khuyến khích, Nhà nước ưu tiên, Nhà nước hỗ trợ, Nhà nước tạo điều kiện ", nếu đọc cả Khoản 25 chiếm 1/3 các từ này, tôi có cảm giác đây là một Nghị quyết về chính sách để phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.

 

Ngay trong Điều 62 về đầu tư của Nhà nước về công nghệ thông tin, nếu so sánh với Điều 13 của Luật giáo dục về đầu tư thì Bộ Giáo dục và Đào tạo viết còn có thể chấp nhận hơn vì nó là quốc sách hàng đầu, cũng là đầu tư cho phát triển, nhưng ngân sách Nhà nước là dành phần chủ yếu. Như ở đây đầu tư công nghệ thông tin là Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách cho công nghệ thông tin, bảo đảm tăng tỷ lệ chi ngân sách cho công nghệ thông tin hàng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách Nhà nước, chúng ta thấy rất cao. Suy nghĩ mãi nếu ta không thiết kế lại cho bớt những sự trùng lặp này thì tôi có cảm giác đối với lĩnh vực này nằm trong hai lĩnh vực chi quốc sách hàng đầu, nhưng có lẽ đây là quốc sách số một, vô địch, nó không phải là cái trên cả hàng đầu. Bởi vì nếu chúng ta thể hiện như thế này, nó không đảm bảo trong mặt bằng chung về đầu tư.

Các văn bản liên quan