Trích ý kiến của ĐBQH Hoàng Thanh Phú – Tỉnh Thái Nguyên

Thứ Hai 14:41 30-10-2006

Kính thưa Quốc hội,

Về cơ bản, tôi thấy dự án luật này tương đối hoàn chỉnh, có thể Quốc hội thông qua được. Tuy vậy, tôi đề nghị cần làm rõ vấn đề, phạm vi quy định của luật này để nó không chồng chéo đối với Luật Khoa học công nghệ. Đối với chuyển giao công nghệ, ta hình dung ở đây nó là một sản phẩm hoàn chỉnh về mặt nghiên cứu công nghệ. Sản phẩm này là sản phẩm của trí tuệ, khi sản phẩm này đã nghiên cứu hoàn chỉnh rồi thì mới đưa ra thị trường, khi đã đưa ra thị trường sản phẩm này trở thành hàng hóa. Do vậy, trong phạm vi điều chỉnh của luật này coi sản phẩm công nghệ là hàng hóa để giao lưu trên thị trường, chứ không còn coi bước nghiên cứu nữa.

Trong luật này có một số nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu và tạo ra sản phẩm, tôi đề nghị những gì thuộc vấn đề đã quy định tạo ra sản phẩm thì không nên quy định luật này, để Luật Khoa học công nghệ điều chỉnh, về khoa học, công nghệ là nó điều chỉnh. Đấy là cái chung như vậy.

Để tạo điều kiện và thúc đẩy thị trường về công nghệ phát triển, tôi đề nghị xem xét ba vấn đề:
Một là mở rộng hình thức chuyển giao công nghệ. Tại Điều 17 có quy định về hình thức chuyển giao công nghệ, nhưng nội dung của điều này thì nó không phải là hình thức chuyển giao công nghệ. Tôi đề nghị nên thiết kế lại Điều 17.

Trong Điều 17, tôi đề nghị thế này: Một là việc chuyển giao công nghệ này được thực hiện thông qua hình thức:

Một là hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với những công nghệ đã đưa vào sản xuất ở đây cho nó rõ ra, công nghệ mà đã được đưa vào sản xuất, đang thử nghiệm trong sản xuất này, đấy là một loại công nghệ.

Loại thứ hai, hiện nay vẫn đang thực hiện là hợp đồng hợp tác, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, từ khi ứng dụng và chuyển giao công nghệ, có nghĩa là các nhà nghiên cứu tạo ra công nghệ rồi, nhưng chưa có anh sản xuất nào thực hiện ứng dụng cái này, thì có anh sản xuất nó liên quan đến công nghệ nó hợp đồng, cùng hợp tác để khai thác công nghệ đó, sau đó chuyển giao. Đấy là hình thức thứ hai, hình thức này cũng đang là cái mà chúng ta cần khuyến khích, mà hiện nay đang sử dụng.

Hình thức thứ ba, tôi đề nghị hợp đồng về vấn đề hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, có nghĩa là tôi cần công nghệ này, tôi cần xử lý vấn đề này thì tôi đặt các nhà nghiên cứu công nghệ, tôi hợp đồng các nhà nghiên cứu công nghệ, nghiên cứu cho tôi vấn đề đó và khi nghiên cứu xong thì chuyển giao cho tôi. Hình thức thứ ba này tôi nghĩ cần có khuyến khích để giải quyết vấn đề đó, trong thực tiễn hiện nay đang diễn ra rồi. Đối với các cơ sở sản xuất, khi người ta cần có nghiên cứu, giải quyết vấn đề a, vấn đề b này thì đặt các Viện khoa học công nghệ để người ta nghiên cứu cái đó và sau khi nghiên cứu xong, được thử nghiệm tất cả các thứ thì chuyển giao cho anh sản xuất, như thế mới phát triển được thị trường công nghệ.

Hình thức thứ tư, góp vốn từ công nghệ để vào dự án đầu tư thì góp vốn từ công nghệ vào các dự án đầu tư này là một hình thức trong chuyển giao công nghệ mà ở đây tách nó ra thành Điều 48, tôi đề nghị bỏ Điều 48 và đưa vào đây đó là các hình thức chuyển giao công nghệ.
Còn các hình thức chuyển giao công nghệ quy định như dự thảo luật này tôi cho rằng không phải, quy định như thế này chuyển giao công nghệ nó rất rộng và không đúng.

Điểm b là một phần trong dự án đầu tư, tức là chuyển giao dự án đầu tư cũng là chuyển giao công nghệ, hợp đồng chuyển nhượng, quyền chuyển nhượng thương mại, hợp đồng chuyển giao, chuyển nhượng đối tượng sở hữu công nghiệp, rồi hợp đồng mua bán máy móc thiết bị mà cũng gọi là chuyển giao công nghệ thì không phải. Tôi đề nghị cần phải xem xét vấn đề này, cho nên tôi đề nghị giữ lại Khoản 1 và 4 hình thức chuyển giao như lúc nãy tôi đã nêu và bỏ điểm c, Khoản 2 giữ lại, đó là Điều 17 là một nội dung cực kỳ quan trọng trong vấn đề tạo lập thị trường và vấn đề chuyển giao công nghệ.

Nội dung thứ hai để tạo lập cho thị trường trong vấn đề công nghệ, việc quản lý về mặt Nhà nước cần có xem xét lại, quy định trong này tôi cho là rất nặng nề. Đây là sản phẩm khoa học công nghệ, người ta buôn bán thì coi như nó là hàng hóa rồi chứ đừng coi nó là cái gì khác để mình phải quản lý khác. Tôi đề nghị bỏ Khoản 3, Điều 8 về quản lý Nhà nước. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ là liên quan đến giám định, cấp giấy phép cho tất cả hợp đồng chuyển giao công nghệ này thì thưa các đồng chí không làm được đâu. Việc này trong thực tế sẽ không làm được đâu, nếu thị trường công nghệ phát triển, rất nhiều hợp đồng về chuyển giao công nghệ mà bây giờ phải qua Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và cấp giấy phép thì làm sao thực hiện được.

Tôi đề nghị Nhà nước không nên can thiệp vào chung quanh việc hợp đồng của người ta. Người ta hợp đồng do thoả thuận, còn Nhà nước là kiểm tra, kiểm soát tất cả các thứ thôi. Còn nếu có quy định, có cấp giấy phép chăng nữa thì chỉ quy định cấp giấy phép những trường hợp nào mà ta xuất khẩu công nghệ cao ra nước ngoài, chỉ mỗi trường hợp ấy thôi.

Còn lại về các xuất khẩu, nhập khẩu công nghệ cao là cái đó khuyến khích chứ, tôi đề nghị như thế. Cho nên tôi đề nghị bỏ Khoản 3 và không có cấp giấy phép làm gì cái này. Và tương tự như vậy sẽ bỏ một số các điều sau liên quan đến thủ tục cấp giấy phép. Đấy là vấn đề thứ ba tôi đề nghị như vậy. Vấn đề thứ tư, trong phát biểu luật tôi hay kỳ kèo liên quan hình thành tới quỹ quốc gia, hình thành các quỹ, tức là luật nào cũng có việc lập quỹ. Nhưng trong luật này, tôi đồng ý cần có quỹ để khuyến khích đổi mới công nghệ. Nhưng khuyến khích đổi mới công nghệ này chỉ khuyến khích người mà tiếp nhận công nghệ mới, tức là người nhập công nghệ thôi. Chứ không nên ép những người liên quan đến khuyến khích cả quỹ này chi cho cả những người nghiên cứu thì không phải. Những người nghiên cứu đã có luật ở bên nghiên cứu khoa học công nghệ kia giải quyết, còn luật này chỉ khuyến khích những nơi, những điều kiện mà người ta còn khó khăn, khuyển kích người ta đổi mới công nghệ, Quỹ này tôi thấy cần thiết. Đôi với Điều 44, tôi đề nghị những cái gì mà coi như khuyến khích đối với anh nghiên cứu thì đưa sang luật kia, không để ở trong luật này. Còn lại cần hình thành khyến khích đối với các doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới công nghệ.

Các văn bản liên quan