Trích ý kiến của ĐBQH H’ Luộc NTơr – Tỉnh Đăk Lăk

Thứ Tư 09:24 16-08-2006

Kính thưa đồng chí Phó Chủ tịch chủ trì hội nghị.
Kính thưa tẩt cả các đồng chí.
Tôi xin tham gia về Luật Dạy nghề, lâu nay đối với Luật này tôi cũng chưa nhất trí với tên luật. Bởi vì trong thực tế ở trường dạy nghề hiện nay vẫn duy trì cả hai phần đó là học văn hóa và học nghề. Ví dụ: Ở trường Trung tâm dạy nghề Tây Nguyên ở tỉnh chúng tôi, hai hình thức dạy này nó luôn luôn đi song song với nhau. Nên lâu nay tôi cũng nghĩ rằng Luật Giáo dục nghề là hợp lý. Nhưng qua giải trình của Ban soạn thảo, tôi đồng ý với Dự thảo là Luật Dạy nghề và các đối tượng trong diện được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa v.v.... nhằm tạo cơ hội cho mọi người học nghề, tìm việc làm, tạo việc làm, lập thân lập nghiệp. Do các đối tượng đi học nghề ở trình độ văn hóa chưa đủ, chưa chuẩn, thậm chí ở những vùng miền núi thì ở trình độ lớp 5 vẫn còn điều về đây để tiếp tục học văn hóa và kết hợp học nghề. Tôi thấy tên luật với đối tượng áp dụng như thế tcũng phù hợp.
Hai là các trình độ dạy nghề, tôi thấy 3 loại trình độ dạy nghề là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, theo quy định của dự thảo tôi thấy rất phù hợp với tình hình đất nước hiện nay, nhất là ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Để thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường dạy nghề, thực hiện nội dung, chương trình, mục tiêu đề ra về khâu cơ sở vật chất và trang thiết bị cho trường học tôi thấy rất là quan trọng, lâu nay như trường Trung tâm dạy nghề thanh niên Tây Nguyên về cơ sở vật chất rất là nghèo nàn. Ủy ban giáo dục, thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã nhiều lần giám sát, khảo sát đã thấy rồi, thấy là với cơ sở vật chất, trang thiết bị như thế thì không thể đáp ứng cho việc học và việc dạy của thày và trò được, đối tượng học ở đây rất khổ, là những người bất đắc dĩ thì mới vào trường này. Cho nên phía Nhà nước cần có chính sách quan tâm hợp lý hơn, tất nhiên cũng phải giao khoán cho Ủy ban nhân dân tỉnh, nhưng Uỷ ban nhân dân tỉnh nếu chỉ lo trong tỉnh được thì họ có thể lo, nhưng trong trường hợp thành Trung tâm dạy nghề của một vùng thì gồm rất nhiều tỉnh thì Uỷ ban Nhân dân tỉnh đó họ không thể lo được.
Tôi thấy rằng đầu ra, đầu vào thì tôi thấy thoáng, nhưng đầu ra rất khó khăn, ở kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khoá XI, tôi có chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội có nói về vấn đề học sinh học ở trường Trung tâm dạy nghề khi học xong không có việc làm, mà muốn đi làm ở nước ngoài, lại không có tiền, bởi không có tài sản thế chấp, nên không vay được ngân hàng, Bộ trưởng cũng trả lời phần hỗ trợ của Nhà nước là 10 triệu, còn 10 triệu các em lấy ở đâu ra, rất nhiều trường hợp các em ra trường cũng được phân bổ ở các công ty, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước và một số ngành nghề ngoài tỉnh. Nhưng số còn lại cũng rất nhiều, bây giờ về không có việc làm. Cho nên, việc chúng ta đào tạo chúng tôi chưa tính đầu ra là các em sẽ làm cái gì, nghề gì, nghề thì có nghề nhưng điều kiện để tạo cho họ được làm, được hành nghề để họ tự làm chủ cuộc sống của họ thì trong luật này tôi đã đọc hết, nhưng tôi không thấy có chỗ nào để nói.
Về chính sách đối với cơ sở dạy nghề ở Khoản 1, Điều 53, chính sách đối với cơ sở dạy nghề, Nhà nước có chính sách giao đất, cơ sở vật chất, không thu tiền hoặc cho thuê với giá ưu đãi, ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời gian vay tiền đối với các cơ sở dạy nghề miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với sản phẩm được tạo ra ở hoạt động dạy nghề v.v... Đây là chúng ta quy định như thế, nhưng từ khi có trung tâm dạy nghề thì việc vay vốn rất khó khăn. Tôi lấy ví dụ như ở Trung tâm dạy nghề Tây Nguyên, bởi vì nó là một trung tâm dạy nghề vùng, cho nên không có một tài sản nào thế chấp để đảm bảo, cho nên việc vay vốn lâu nay ở ngân hàng rất khó khăn. Cho nên sinh ra thầy cô chỉ có khắc phục từng ngày, từng giờ làm việc thôi, chứ còn nói làm việc để đi đến chất lượng thì không thể có được. Ở Khoản 3, Điều 53, Nhà nước thành lập cơ sở dạy nghề dân tộc nội trú để dạy nghề cho học sinh dân tộc thiểu số. Tôi thấy không khả thi, mà tôi cũng không hiểu ý Ban soạn thảo muốn nói cái gì, có phải trường nội trú dân tộc ở mỗi tỉnh như thế, một trường cấp III ở trung tâm tỉnh và các trường cấp III ở trung tâm huyện thì chúng ta phối hợp với trường nội trú đó mở lớp dạy nghề, có phải như thế không. Nếu thực như thế thì tôi nghĩ rằng không khả thi, bởi vì học sinh dân tộc học về văn hóa đã khó rồi, thầy cô dạy học sinh cũng đã khó khăn rồi, bây giờ kèm vào đó cho nó học thêm nghề nữa thì đối với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn ở những trường này họ gánh thêm cái đó, tôi nghĩ không khả thi. Hay ý Ban soạn thảo muốn nói rằng sẽ thành lập trường dạy nghề ở các tỉnh riêng cho dân tộc thiểu số của các tỉnh miền núi hiện nay. Nếu mà như thế thì mỗi tỉnh có một trường nội trú thì liệu ngân sách Nhà nước có chịu nổi không

Các văn bản liên quan