Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hải quan

Thứ Ba 15:41 17-07-2007


CHUYÊN ĐỀ THAM LUẬN
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN

                                                                                                                                                            
                                                                                            Trần văn Tiến
                                                                            GĐ Cty Đức Tiến ĐT- 0913234602
 


 1/  Các vụ việc doanh nghiệp yêu cầu bồi thường.

Việc Hải quan Hải Phòng (HQHP) giữ hàng của công ty Đức Tiến sai quy định, khởi tố oan sai, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

Diễn biến sự việc:

Giai đoạn đầu phát triển công nghệ thông tin ở nước ta, máy in và giấy in chủ yếu là nhập ở nước ngoài nhất là giấy in liên tục (đục lỗ hai bên) dùng cho máy in kim. Theo chủ trương của nước ta khuyến khích sản xuất hàng hoá thay hàng nhập khẩu. Năm 1996 công ty Đức Tiến vay vốn Đài Loan 200.000 USD nhập dây chuyền sản xuất giấy in liên tục thay hàng nhập khẩu. Được UBND thành phố Hà Nội quyết định cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư trong nước số 3241/QĐ-UB ngày 23/8/1997.
Năm 1996, 1997, 1998 mỗi năm công ty có nhập 2 đến 3 lần khoảng 50 tấn giấy làm thủ tục nhập khẩu bình thường, thuế suất 10% nhập uỷ thác. Năm 1999 công ty được nhập khẩu trực tiếp tháng 3,4 công ty cũng nhập 2 lần làm thủ tục bình thường và thuế suất 10%. Nhưng:

Ngày17/6/1999 và 22/7/1999 hai lô giấy in chất lượng cao đã được gia công xử lý bề mặt của chúng tôi nhập khẩu cảng Hải Phòng. (2 Lô giấy này cũg như các lô giấy công ty nhập 1997, 1998, đầu năm 1999 của cùng một nhà máy sản xuất ở Inđô và khổ giấy nhỏ chỉ phù hợp làm nguyên liệu sản xuất giấy in máy tính liên tục) đã bị HQHP Quyết định tạm giữ để làm rõ loại giấy chúng tôi nhập có phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hay không.

Lô giấy chúng tôi nhập là giấy đã gia công bề mặt. Theo Thông tư số 03/1999/TT-BTM ngày 15/1/1999 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Quyết định số 254/1998/QĐ-TTg ngày 30/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá năm 1999, nếu lô giấy trên chưa gia công bề mặt thì mới cần giấy phép nhập khẩu, lô giấy này (đã gia công bề mặt), không cần giấy phép nhập khẩu.

Để làm rõ lô giấy trên đã gia công bề mặt chưa, HQHP đã trưng cầu giám định và hỏi ý kiến các cơ quan sau:

- Giám định tại Chi cục đo lường chất lượng Thành phố Hải Phòng (ngày 5/7/1999) và Trung tâm Kỹ thuật - Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (ngày 6/7/1999). Hai cơ quan này đều trả lời là "giấy trên bề mặt đã gia keo tinh bột".

- Trưng cầu ý kiến Tổng Công ty Giấy Việt Nam - cơ quan quản lý chuyên ngành và được trả lời "Gia keo giấy cũng là một trong những công việc gia công bề mặt giấy" (Công văn số 906/CV-VP ngày 12/7/1999);

- Hỏi ý kiến Nhà cung cấp (nhà máy sản xuất giấy ở Indonesia), được trả lời trong công đoạn xử lý bề mặt "Giấy được phủ (tráng) lên bề mặt bằng <tinh bột biến tính> là loại phụ gia đặc biệt làm cho giấy chắc và mềm hơn, có chất lượng cao hơn".

Không thoả mãn với những kết quả trên, HQHP yêu cầu chúng tôi làm rõ "gia keo bề mặt bằng tinh bột có phải là gia công bề mặt không?". Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến PGS.TS Đỗ Văn Bá của trường ĐH Bách Khoa, nhà khoa học hàng đầu chuyên ngành giấy Việt Nam thì được trả lời "Giấy đã gia keo bề mặt là một trường hợp của gia công bề mặt giấy". Nhưng HQHP vẫn không chấp nhận.

Ngày 26/7/1999, chúng tôi và HQHP cùng lấy mẫu đi giám định tại Trung tâm Giám định Kỹ thuật - Công nghệ và Hàng hoá (ITC) để làm căn cứ giải quyết theo Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12/4/1999 của Chính phủ. Kết quả giám định (CV số 1113/ ngày 01/8/1999) khẳng định mẫu giấy chúng tôi nhập là loại giấy "trên bề mặt có tráng một lớp tinh bộ và đã được gia công bề mặt".

Đối chiếu với "Hệ thống điều hoà (HS) của Hội đồng hợp tác Hải quan Thế giới" thì loại giấy trên bề mặt được hồ tinh bột, gia keo tinh bột; tráng tinh bột đều thuộc loại giấy đã được gia công bề mặt.

Tất cả các cơ sở đã chứng minh và khẳng định rằng loại giấy chúng tôi nhập khẩu là giấy đã gia công bề mặt nên không phải xin giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại. HQHP đã có cơ sở khoa học, cơ sở thực tế, cơ sở pháp lý đầy đủ, khách quan để trả lại hàng cho chúng tôi. Nhưng lại tiếp tục giữ hàng.

Về thủ tục hải quan, điều 5.1a Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 quy định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan, thời hạn làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu là 30 ngày kể từ khi hàng hoá đến cửa khẩu dỡ hàng ghi trên vận tải đơn. Trong trường hợp nghi ngờ vi phạm, cần thời gian để điều tra thêm thì theo Thông tư số 05/1999/TT-TCHQ ngày 26/7/1999 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Nghị định số 16/CP ngày 20/3/1996 và Nghị định 54/1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, mục IV.1 quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong trường hợp chưa xác định được có vi phạm xảy ra hay không là chỉ lưu mẫu tang vật. Nếu tạm giữ hàng thì sau thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ ngày tạm giữ, HQHP phải ra quyết định tịch thu (nếu là hàng vi phạm) hoặc giải toả (nếu không chứng minh được vi phạm).

Trong vụ việc này, lô hàng đầu tiên chúng tôi nhập khẩu cảng Hải Phòng ngày 17/6/1999 và bị HQHP tạm giữ từ ngày 23/6/1999. Lô thứ hai nhập khẩu cảng Hải Phòng ngày 3/7/1999 cũng bị HQHP tạm giữ ngay mà không cho làm thủ tục hải quan (quyết định tạm giữ hàng nhập khẩu số 2165/QĐ-HC10 ngày 22/7/1999).

Tuy nhiên, HQHP không ra bất kỳ quyết định tịch thu hoặc giải toả lô hàng sau khi hết thời gian 30 ngày tạm giữ trên. Tháng 11/1999, HQHP chuyển hồ sơ sang cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hải Phòng và cơ quan này đã  khởi tố Công ty Đức Tiến và ông Giám đốc Công ty Đức Tiến với tội danh "Buôn lậu hàng hoá qua biên giới". Sau khi mất nhiều thời gian và bỏ công sức điều tra, thu thập chứng cứ, chất vấn chúng tôi, cuối cùng cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hải Phòng đã đình chỉ điều tra và chuyển giao hồ sơ vụ việc lại cho HQHP.
Sau khi các lô giấy bị HQHP tạm giữ, chúng tôi đã nhiều lần khiếu nại chính Cục Hải quan Hải Phòng, tuy nhiên HQHP mặc dù ghi nhận khiếu nại của chúng tôi, nhưng không giải quyết (theo biên bản làm việc ngày 10/7/1999 giữa chúng tôi và ông Luân - Trưởng phòng Điều tra chống buôn lậu đại diện cho HQHP).

Ngày 16/7/1999, chúng tôi khiếu nại lên Tổng cục Hải quan (TCHQ)  có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo Luật khiếu nại tố cáo (Công văn số 30/CV-ĐT ngày 16/7/1999). Sau công văn này, chúng tôi còn gửi nhiều văn bản khác khiếu nại việc giữ hàng (công văn số 33/CV-ĐT ngày 19/7/1999, Công văn số 34/CV-ĐT ngày 20/7/1999, Công văn số 35/CV-ĐT ngày 21/7/1999, Công văn số 37/CV-ĐT ngày 28/7/1999, Đơn khiếu nại quyết định hành chính số 44/ĐKN-ĐT ngày 10/8/1999. Công văn số 47/CV-ĐT ngày 19/8/1999 yêu cầu trả lời đơn khiếu nại…). Tuy nhiên, TCHQ đã không giải quyết khiếu nại của chúng tôi.

Ngày 19/7/1999 chúng tôi khiếu nại lên Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành liên quan làm rõ vụ việc này báo cáo Chính phủ. Ngày 8/10/1999 các Bộ Thương mại, Công nghiệp, Kế hoạch Đầu tư, Tổng cục Hải quan, Tổng Công ty Giấy cùng đại diện Văn phòng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp liên ngành về việc này. Sau cuộc họp, Bộ Thương mại đã tổng hợp ý kiến và kiến nghị Chính phủ giải quyết thủ tục nhập khẩu những lô giấy đã gia keo bề mặt cho những doanh nghiệp đã nhập khẩu về nước (Công văn 4923/TM-XNK ngày 12/10/1999). Bộ Công nghiệp (tại Công văn 4438/CV-KHĐT ngày 22/10/1999) cũng đề nghị tương tự. Ngày 12/11/1999 Văn phòng Chính phủ tại Công văn 5225/VPCP-KTTH đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan làm các thủ tục cần thiết để giải toả các lô hàng giấy gia keo bề mặt đã được nhập về, cho chủ hàng nhận ngay để tránh tổn thất. Ban 853 Trung ương chủ trì đề xuất các biện pháp xử lý…chậm nhất trước 10/12/1999.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 22/11/1999 Ban 853 Trung ương đã chủ trì cuộc họp với 11 cơ quan tham gia trong đó có cả Bộ Công an, Công an Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng tại cuộc họp đã thống nhất hướng xử lý: Giải toả các lô giấy nhập khẩu giấy in từ điển, giấy đã gia công bề mặt của một số doanh nghiệp như công ty sản xuất dịch vụ thương mại Đức Tiến, công ty CDIMEX…

Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan đã không chỉ đạo Hải quan Hải Phòng giải toả hàng. HQHP  lại “hợp tác” với cơ quan Cảnh sát điều tra Hải Phòng khởi tố công ty Đức Tiến đã phạm vào tội buôn lậu hàng hoá qua biên giới quy định tại điều 97 Bộ luật Hình sự. Ngày 27/11/1999 nhưng lại ghi lui về trước 13 ngày là ngày 15/11/1999 nên không có tống đạt quyết định khởi tố mà chỉ đăng trên báo Đầu tư, khi chúng tôi đến toà soạn xin được bản phôtô mới biết được công ty bị khởi tố, ngày 13/3/2000 khởi tố bị can giám đốc công ty sản xuất dịch vụ thương mại Đức Tiến với tội danh nêu trên.

Ngày 8/5/2000 tại công văn số 1759/VPCP xét báo cáo của Bộ Công an số 639/BC-BCA ngày 28/4/2000 về kết quả kiểm tra nhập khẩu giấy của công ty Đức Tiến, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải có ý kiến như sau: Đề nghị Viện Kiểm sát NDTC chỉ đạo VKSND Hải Phòng, Bộ Công an chỉ đạo Công an Hải Phòng, Tổng cục Hải quan chỉ đạo HQHP khẩn trương giải toả hàng, tránh để lâu gây thiệt hại không đáng có.

Ngày 12/6/2000 Thông báo số 735/PC16 của cơ quan Cảnh sát điều tra công an Hải Phòng về việc đình chỉ điều tra vụ án và bị can Trần Văn Tiến.

Ngày 16/6/2000 Văn phòng Chính phủ có Công văn số 2454/VPCP-VI giao Tổng cục Hải quan giải toả lô hàng của chúng tôi. Sau Công văn này chúng tôi cũng gửi nhiều công văn yêu cầu TCHQ và HQHP giải toả hàng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhưng mãi đến ngày 29/6/2000 HQHP trả hàng cho công ty Đức Tiến nhưng yêu cầu phải nộp đủ các khoản tiền lưu kho, phí xếp dỡ, giám định, dịch hợp đồng và nhiều chi phí vô lý khác đến 88 triệu đồng, công ty có công văn xin khất nhưng không được.

Ngày 30/6/2000 công ty Đức Tiến nộp đủ 88 triệu cho HQHP để nhận hàng. Trong các chứng từ hoá đơn có chứng từ tẩy xoá và không hợp lý nên công ty Đức Tiến đã ghi vào biên bản chứng nhận “theo quyết định của Cục HQHP” công ty phải nộp các khoản tiền theo bản kê của Cục HQHP thì mới được nhận hàng chúng tôi đã chấp hành và xin có ý kiến như sau:

Ngày 16/8/2000 công ty Đức Tiến có văn bản gửi Tổng cục Hải quan và HQHP xin gặp để bàn bạc việc đền bù hợp tình hợp lý việc gây thiệt hại cho công ty Đức Tiến.

Ngày 31/8/2000 TCHQ có công văn số 4069/TCHQ-PC trả lời công văn trên và hẹn làm việc vào hồi 15h ngày 05/9/2000 tại 162 Nguyễn Văn Cừ  Gia Lâm Hà Nội.

Ngày 12/9/2000 TCHQ lại có công văn số 4225/TCHQ-PC hẹn gặp lại công ty Đức Tiến ngày 14/9/2000 tại trụ sở TCHQ.
Ngày 18/10/2000 TCHQ lại có công văn số 4846/TCHQ-PC gửi công ty Đức Tiến: Việc bồi thường thiệt hại trong việc HQHP tạm giữ 2 lô giấy của công ty Đức Tiến, căn cứ quy định tại Điều 30 Luật Khiếu nại tố cáo TCHQ đã chuyển đơn của công ty Đức Tiến đến HQHP để giải quyết bồi thường theo thẩm quyền.

Ngày 31/12/2000 HQHP có công văn số 3912/HQHP-ĐT gửi công ty Đức Tiến có nội dung: “trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày tống đạt quyết định tạm giữ 2 lô hàng trên cho đương sự, HQHP không nhận được đơn khiếu nại của công ty Đức Tiến” thì thời hạn khiếu nại đã hết.

Ngày 31/10/2001 công ty Đức Tiến có công văn số 10/CV-ĐT gửi TCHQ trong thời gian Hải quan giữ 2 lô giấy của công ty Đức Tiến công ty đã có nhiều đơn khiếu nại TCHQ và HQHP chịu trách nhiệm chính trong việc 2 lô hàng bị lưu giữ hơn 1 năm. Trường hợp TCHQ và HQHP không thoả thuận được với công ty Đức Tiến về việc bồi thường thiệt hại trên công ty chúng tôi buộc phải gửi đơn đến Toà án có thẩm quyền giải quyết theo trình tự pháp luật.

Ngày 16/11/2000 công ty Đức Tiến đã có công văn số 11/CV-ĐT gửi TCHQ và HQHP đề nghị bồi thường thiệt hại do việc giữ hàng sai quy định, (yêu cầu bồi thường thiệt hại này thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật Dân sự). Theo Nghị định số 47/CP của Chính phủ ngày 3/5/1997 TCHQ và HQHP phải thành lập Hội đồng xét việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị hại trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản này mà TCHQ và HQHP không thông báo bằng văn bản yêu cầu Đức Tiến làm việc với Hội đồng nói trên nên công ty Đức Tiến buộc phải gửi đơn đến Toà án giải quyết theo điều 609, điều 623 Bộ luật Dân sự và điều 6 Nghị định số 47/CP nói trên.

Ngày 24/5/2001 UBND TP Hải Phòng có Quyết định số 993/QĐ-UB về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan. Quyết định có nêu: Xét Báo cáo số 893/HQHP ngày 30/10/2000 và số 623/HQHP-ĐT ngày 20/2/2001 của HQHP đề nghị xử phạt hành chính công ty ĐT vi phạm việc nhập khẩu hai lô giấy, nhưng công ty Đức Tiến không được biết nội dung cụ thể đã vi phạm là gì? mà trong suốt một năm cơ quan Cảnh sát điều tra Hải Phòng, HQHP, TCHQ…nhất là Đoàn Thanh tra Chính phủ được thành lập để thanh tra riêng vụ việc này cũng chưa phát hiện sai xót nào của công ty Đức Tiến trong việc nhập khẩu 2 lô giấy trên:

“- Cảnh cáo công ty SX-DV-TM Đức Tiến về hành vi nhập khẩu giấy in không có giấy phép theo quy định.

- Miễn hình phạt bổ sung tịch thu hàng hoá.

Công ty Đức Tiến phải nộp thuế suất 10% về 02 lô hàng giấy in nhập khẩu và phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí phát sinh trong thời gian tạm giữ 2 lô giấy nói trên”.

Ngày 17/8/2001 công ty Đức Tiến khởi kiện Quyết định hành chính nói trên đến Toà Hành chính Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng.

Ngày 18/01/2002 Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng mở phiên xét xử sơ thẩm sau đó công ty Đức Tiến kháng cáo.
Ngày 25/3/2003 Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xử phúc thẩm. Sau đó ngày 2/4/2003 công ty Đức Tiến làm bản bổ xung biên bản và có đơn gửi Chánh án Toà án nhân dân Tối cao tố cáo bà Thẩm phán Hoàng Thị Kim Oanh chủ toạ phiên Toà phúc thẩm đã vi phạm Pháp lệnh TTQGCVAHC, Pháp lệnh Thẩm phán, Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị và công ty gửi đơn đến Viện KSNDTC đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm. Liên tiếp từ đó đến nay công ty gửi đơn đến TCHQ, Bộ Tài chính.

- TCHQ và HQHP đã bỏ ra ngoài hồ sơ làm sai lệch bản chất và những căn cứ pháp lý của vụ việc nhập khẩu 2 lô giấy  của công ty Đức Tiến.

- Theo pháp luật có hiệu lực năm 1999 TCHQ và HQHP giữ hàng của công ty Đức Tiến hơn 1 năm (gấp 12 lần quy định là 30 ngày) là vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho doanh nghiệp, phải bồi thường cho doanh nghiệp và cán bộ HQHP đã sử dụng chứng từ hoá đơn dịch vụ không có thật, không đúng chế độ quy định, hoá đơn chứng từ tẩy xoá không hợp pháp để thu tiền của công ty Đức Tiến Đề nghị hoàn trả lại cho công ty.

2/ Nhận diện các loại hành vi gây thiệt hại cho doanh nghiệp. 

Trong sự việc trên HQHP đã sử dụng nhiều giải pháp để tránh trách nhiệm sai sót thì vụ việc càng gây ra phức tạp kéo dài gây thiệt hại cho doanh nghiệp càng nhiều như:

Không chấp hành các quy định, không tuân thủ pháp luật:

- Giấy mới nhập cửa khẩu công ty chưa làm thủ tục nhập khẩu Hải quan Hải Phòng đã áp dụng biện pháp ngăn chặn (quyết định giữ hàng và sai áp vào kho của Hải quan).

- Theo Nghị định số 20/1999/NĐ-CP của Chính phủ về giám định căn cứ vào kết quả tái giám định để xác định số lượng, chất lượng của hàng hoá và chủng loại của hàng hoá đó để áp mã số hàng hoá Hải quan Hải Phòng không tuân thủ quy định này.
- Khi tiến hành giám định hàng hoá Hải quan và chủ hàng ký vào hàng hoá để đi giám định Hải quan đưa ra nhiều kết quả giám định mà lại không có mẫu để giám định.

- Hải quan Hải Phòng trưng cầu nhà sản xuất giấy ở Inđonexia cung cấp cho Hải quan về quá trình sản xuất và chủng loại giấy bán cho công ty Đức Tiến nhưng HQHP lại không đưa kết quả này ra để làm căn cứ pháp lý.

- Hải quan không thực hiện đúng Luật Khiếu nại tố cáo, nhiều đơn thư của công ty Đức Tiến gửi đến nhưng Hải quan không trả lời.

- Khi có kết quả giám định, tái giám định, ngày 13/7/1999 có điện khẩn của Cục Giám sát quản lý TCHQ yêu cầu giải phóng hàng cho công ty Đức Tiến, HQHP biết giữ hàng sai nhưng đã tìm cách là đề nghị Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị liên ngành. Sau Hội nghị liên ngành bị các báo chí phê phán HQHP giữ hàng không có căn cứ .

- Ngày 09/9/1999 Tổng cục Trưởng TCHQ Phan Văn Dĩnh giải quyết đơn thư của công ty Đức Tiến “trả hàng cho công ty Đức Tiến giữ lại mẫu để giám định và mời ông Tạo là Cục trưởng Cục giám sát quản lý giao giải quyết việc này nhưng HQHP không chấp hành.

- Ngày 12/11/1999 có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trả hàng cho các công ty trong đó có công ty Đức Tiến và ngày 22/11/1999 Hội nghị liên bộ thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng quyết định trả hàng các công ty có công ty Đức Tiến thì Hải quan Hải Phòng đã hợp tác với Cảnh sát điều tra Hải Phòng khởi tố công ty Đức Tiến vào ngày 27/11/1999 nhưng lại ghi lui về trước là ngày 15/11/1999 nên không có tống đạt quyết định khởi tố mà chỉ đăng trên báo Đầu tư.

- Sau khi trả hàng, công ty Đức Tiến có yêu cầu bồi thường thì HQHP không có thiện chí lại đề nghị UBND TP Hải Phòng quyết định xử lý hành chính công ty Đức Tiến.

- Khi công ty khởi kiện Quyết định hành chính thì HQHP rút những hồ sơ pháp lý quan trọng nên Toà án đã xét xử sai bản chất vụ việc.
 
3/ Những thiệt hại cụ thể đối với công ty Đức Tiến:

-   Lãi suất bị đọng vốn tính theo lãi suất vay Ngân hàng là khoảng 64.000USD.

-   Do thiếu nguyên liệu sản xuất bị ngưng dẫn đến không trích được khấu hao.

-   Chất lượng giấy do lưu kho lâu nên giảm chất lượng bị ố, mục giảm giá 7%.

-   Chi phí thuê luật sư, tài liệu giám định, đi lại theo giấy triệu tập của Công an và HQHP.

-   Chi phí tiền lương của cán bộ công nhân phải nghỉ việc chính để lo giải quyết công việc phát sinh thêm này.
-   Bị mất nhiều hợp đồng do giảm uy tín với khách hàng.

-   Tổng cộng thiệt hại hết khoảng 1,1tỷ đồng (chưa kể lãi suất ngân hàng tính đến nay là 8năm).

Công ty Đức Tiến đang yêu cầu Bộ Tài chính giải quyết bồi thường nay công ty tiếp tục yêu cầu bồi thường.

- Tổng cục Hải quan và HQHP chi phí tiền và thời gian tốn kém về việc này.

- Nhiều cuộc họp Liên Bộ - Thủ tướng phải có ý kiến tới 6 văn bản về việc này.

Quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại cần được làm rõ: Vụ việc gây thiệt hại do công chức của nhiều cơ quan hay một cơ quan.

Vụ việc của chúng tôi nêu trên là do công chức của nhiều cơ quan đã cùng gây thiệt hại nên cũng phải đồng bồi thường. Việc đồng bồi thường cần được xác định rõ công chức của cơ quan nhà nước nào gây thiệt hại hành vi, mức độ tỷ lệ gây thiệt hại của mỗi cơ quan nhà nước (khi có nhiều công chức, cơ quan nhà nước cùng gây thiệt hại cho một vụ việc. Trong vụ việc của chúng tôi những công chức của cơ quan nhà nước gây thiệt hại như sau: Hải quan Hải Phòng, Tổng cục Hải quan, Cơ quan Cảnh sát điều tra Hải Phòng, UBND thành phố Hải Phòng, Toà Hành chính TAND HP, Toà Phúc thẩm TANDTC (bà Hoàng Thị Kim Oanh thẩm phán), Tổng công ty giấy Bãi Bằng và ông Phó Vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu Bộ Công nghiệp (quy về trách nhiệm chính là Hải quan Hải Phòng và Toà Phúc thẩm; Hải quan Hải Phòng vận động các cơ quan “hợp tác” với Hải quan để gây thiệt hại cho doanh nghiệp cuối cùng Toà Phúc thẩm TANDTC lại xét xử công nhận những hành vi sai trái đó.
 
4/Kiến nghị đối với việc xây dựng Luật Bồi thường Nhà nước:

 Bồi thường đủ thiệt hại cho doanh nghiệp (cả thiệt hại và lãi suất theo lãi suất ngân hàng) công chức nhà nước gây ra thiệt hại, công chức nào thuộc cơ quan nào mức độ, tỷ lệ gây thiệt hại và cá nhân công chức phải bồi thường 50% thiệt hại của doanh nghiệp do công chức này trực tiếp gây ra.

Đề xuất khác: Để luật đi vào cuộc sống thực tế, việc tiến hành giải quyết bồi thường không thể tiến hành theo hai cách trước đây được:

- Khiếu nại theo cơ quan nhà nước đồng thời với việc yêu cầu bồi thường không thực hiện được vì thẩm quyền giải quyết khiếu nại cuối cùng lại chính cơ quan nhà nước này gây thiệt hại.

- Toà Phúc thẩm lại chính là cơ quan nhà nước tố tụng gây thiệt hại.

Nên tiến hành 2 cách trên không phù hợp, khó được thực hiện xin đề nghị cần có một cơ quan có quyền phán quyết đúng sai (trọng tài) và có chế tài giám sát thực hiện.
Xin cám ơn vì đã được góp ý kiến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
SỰ VIỆC CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT-DỊCH VỤ- THƯƠNG MẠI ĐỨC TIẾN- HÀ NỘI
 
Ngày 22/6 và 22/7/1999, Hải quan Hải Phòng quyết định tạm giữ hai lô hàng giấy (9 container) trị giá gần 65.000 USD của Công ty Đức Tiến nhập từ Indonesia về qua cảng Hải Phũng để sản xuất giấy in. Lý do là để làm rừ hai lụ hàng này cú cần giấy phộp nhập khẩu của Bộ Thương mại hay không.  Theo Đức Tiến, giấy của họ đó gia cụng bề mặt, nờn thuộc loại hàng nhập khẩu khụng cần giấy phộp. Tuy nhiên, Cục Hải quan tiến hành giỏm định lại kết luận: “Giấy đó gia keo tinh bột”. Hai bờn tranh luận về việc "gia keo" cú phải là "gia cụng" khụng?

Ngày 2/7/2000, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Cục Hải quan Hải Phũng trả hai lụ hàng cho Đức Tiến.

Trước đó, ngày 24/5/2000, UBND thành phố Hải Phũng đó ra Quyết định số 993/QĐ-UB ngày 24/5/2000 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nhà nước về hải quan về hành vi nhập hai lô hàng trên mà không có giấy phép. Giám đốc Công ty cho rằng việc nhập giấy của mỡnh là hợp phỏp, do đó đâm đơn ra tũa yờu cầu hủy quyết định xử phạt nói trên, và làm rừ hành vi vi phạm của Hải quan Hải Phũng. ễng đũi bồi thường thiệt hại gần 48.000 USD và 214 triệu đồng.

Ngày 18/1/2001, TAND TP Hải Phũng đưa vụ án ra xét xử. TAND TP Hải Phũng đó bỏc đơn của ông Trần Văn Tiến vỡ cho rằng quyết định của UBND Hải Phũng là hợp phỏp và bỏc cỏc yờu cầu đòi bồi thường.

(Nguồn: http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2002)
 
 
 

Các văn bản liên quan