“TIỂU THƯ” FDI VÀ KINH TẾ VIỆT NAM
“TIỂU THƯ” FDI VÀ KINH TẾ VIỆT
“Nguồn FDI trên thế giới đang “đói” thị trường” (Tổng thư ký UNCTAD)
Ở trên trái đất này, nếu có một nguồn vốn nào rất dồi dào, rất hào phóng, rất quan trọng, lại nhạy cảm với thời cuộc, nhạy bén với thị trường, nhưng không ổn định, khó tiên liệu và là niềm mơ ước của nhiều quốc gia, nhiều người, thì đó chính là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Những tính chất “nắng không ưa, mưa không chịu” của nguồn vốn này cho thấy FDI rất giống tiểu thư con nhà danh gia vọng tộc.
FDI từ đâu “nàng” tới?
Nguồn FDI đến từ các Công ty xuyên quốc gia (TNC) của tư nhân và một số ít là của Nhà nước. Các TNC chủ yếu tập trung ở khu vực tam giác Mỹ, EU, Nhật Bản, ba nước đã chiếm 85 trong số 100 TNC hàng đầu thế giới. Những đại công ty này có vốn, có công nghệ, có thương hiệu và có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp thế giới, cho nên thường tìm kiếm những thị trường mới ở ngoài nước để khuếch trương hoạt động đầu tư. Tại APEC CEO Summit 2006, thông tin từ Tổng thư ký Tổ chức về Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD): đầu tư ra nước ngoài năm 2005 của TNC đạt 779 tỷ USD; lớn nhất là Hà Lan 119 tỷ USD, kế tiếp Anh, Pháp, Mỹ, Nhật. Nhóm nước đang phát triển cũng đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài, với 133 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn toàn cầu. Trong đó, nhiều TNC của các nước thuộc khu vực Nam, Đông và Đông Nam Á đang có nguồn dự trữ lớn, cho nên hoạt động đầu tư ra nước ngoài rất sôi động, thể hiện qua 10 tháng năm 2006 đạt 68 tỷ USD. Hồng Kông đầu tư ra nước ngoài 33 tỷ USD, lớn nhất trong các nền kinh tế đang phát triển.
FDI “nàng” đi về đâu?
Cũng số liệu từ UNCTAD (tại APEC CEO Summit 2006), thu hút đầu tư nước ngoài năm 2005 lên tới 916,3 tỷ USD (tăng 29% so với 2004), đồng vốn này chảy vào các nước phát triển 542 tỷ USD, chiếm 59,2%; nước đang phát triển 334 tỷ USD, đạt 36,5%; số còn lại 4,3% rớt vào nhóm nước có nền kinh tế đang chuyển đổi. Những năm gần đây, các nước Đông Á, Đông Nam Á là sự lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư. Khu vực này năm 2005 thu hút được 165 tỷ USD, đạt 18% dòng chảy của FDI thế giới. Riêng Trung Quốc đã chiếm 72 tỷ USD, Hồng Kông 36 tỷ USD; kế là Singapore 20 tỷ USD, Indonesia 5 tỷ USD, Thái Lan và Malaysia cùng đạt gần 4 tỷ USD…; Việt Nam khoảng 2 tỷ USD (tính vốn thực hiện). Nếu không tính Myanma, Lào, Campuchia thì Việt
Số liệu cho thấy FDI đúng là “tiểu thư”, vì được hình thành từ các TNC ở các nước phát triển và đang phát triển ở mức cao; nhưng hai phần ba nguồn vốn này lại rót ngược về những nước này. Có phải do “môn đăng hộ đối” hay do các TNC nhận ra rằng đầu tư vào các nền kinh tế đang chuyển đổi là quá phiêu lưu, mạo hiểm?
FDI “nàng” có làm sang cho nước bạn?
Nhiều nước trong khu vực nhờ nguồn FDI làm cú hích mà phát triển tăng tốc, trong đó phải kể đến
Không riêng đối với Singapore, FDI là nguồn vốn quan trọng, kỳ vọng của các nước phát triển, đang phát triển và nhất là các nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi, như Việt Nam hiện nay.
“Tiểu thư” FDI đến Việt
Trước khi nước ta tiến hành đổi mới, nguồn vốn FDI không chảy vào Việt
Có thể nói, suốt hai thập niên vừa qua, nguồn FDI đã góp phần quan trọng vào nền kinh tế, giúp Việt Nam phát triển bền vững thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP cao liên tục, chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc. Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất GDP của Việt nam khoảng 200 USD/người, nay (2006) đã là 720 USD/người. Các chuyên gia kinh tế dự đoán rằng từ năm 2006 – 2010, đăng ký FDI tại Việt Nam sẽ tăng đột biến theo chiều thuận lợi, do các yếu tố chủ quan và khách quan: (a) Thành tựu của 20 năm đổi mới, (b) Việt Nam gia nhập WTO, (c) Thành công của APEC 14, (d) Hoa Kỳ trao PNTR cho Việt Nam và, (e) Nguồn FDI trên thế giới đang “đói” thị trường, nhất là các hoạt động sát nhập, mua lại (M&A), liên doanh. Nhưng vốn đăng ký cao là một chuyện, còn làm sao để nguồn vốn này trở thành vốn thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực lại là một chuyện khác.
Từ số liệu của UNCTAD ta thấy chỉ có 4,3% trên tổng số FDI toàn cầu rơi vào nền kinh tế đang chuyển đổi. Tại sao? Các nhà đầu tư TNC chia sẻ: (i) Vì các vị lãnh đạo của các nền kinh tế này nhận thức về FDI chưa thống nhất, chưa đúng tầm, (ii) Hệ thống luật pháp chưa đồng bộ, khó dự đoán, tìm ẩn nhiều ẩn số rủi ro, (iii) Quản lý nhà nước điều hành chủ yếu dựa trên mối quan hệ và chưa theo kịp với tốc độ phát triển của đất nước. Hệ thống hành chính thiếu công tâm, chưa chuyên nghiệp, (iv) Chất lượng nguồn nhân lực thấp và chậm cải thiện, ý thức tôn trọng pháp luật thấp, kỷ luật lao động kém. Nếu Việt
“Tiểu thư” FDI nói gì với Việt
“Tiểu thư” FDI nói rằng: FDI là chỉ số thể hiện sự ổn định về nhiều mặt của một đất nước: chính trị, an ninh (quân sự, thiên tai, dịch bệnh…), kinh tế, xã hội, v.v… FDI còn là chỉ số dự báo sự phồn vinh, thịnh vượng của nền kinh tế. Vì vậy, Việt
Thu hút FDI cần lưu ý, có những dự án mang nguồn lợi trực tiếp cho nhà đầu tư đôi khi nhỏ hơn nguồn lợi gián tiếp cho Việt
Năm 2005, nhiều chỉ số điều tra về môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt
Vì tính chất rất nhạy cảm với môi trường đầu tư mà FDI được ví giống “tiểu thư”. Vì vậy, Việt
FDI “nàng” ôi…
Đến đây thì phải ở đây
Cùng nhau bén rễ sanh cây, đề huề!
TẠ THỊ NGỌC THẢO
Giám đốc Công ty TNHH T.T.N.T
24 Lâm Văn Bền, P. Tân Kiểng, Q.7
ĐT: 8723279 - 8728375 – Fax: 8724134
Email: ttnt@hcm.vnn.vn