Tiến sỹ-Luật sư: Nguyễn Đăng Liêm – Hiệu trưởng Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Gia Định góp ý đối với Nghị định 60/2014/NĐ-CP tại Hội thảo VCCI TP. HCM

Thứ Sáu 09:29 17-10-2014
THAM LUẬN :CẦN MẠNH DẠN BỔ SUNG SỬA ĐỖI NGHỊ ĐỊNH 60/2014/NĐ-CP TRƯỚC KHI SOẠN THẢO BAN HÀNH CÁC THÔNG TƯ LIÊN QUAN

                                                                         Tiến sỹ-Luật sư:  NGUYỄN ĐĂNG LIÊM

                                        Hiệu trưởng Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Gia Định

I. Cần có quan điểm mở thoáng trong soạn thảo luật pháp trong tình hình mới đẩy mạnh phát triển và hội nhập quốc tế sâu rộng

         Chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi mạnh dạn phá bỏ những rào cản (lẽ dĩ nhiên có rào cản pháp lý lạc hậu,không cần thiết) để đẫy mạnh phát triển đất nước.Đây là chủ trương tiến bộ,cần thiết trong tình hình hiện tại của đất nước.

         Cho nên việc nghị định 60/2014/NĐ-CP qui định quá chặt chẽ các hoạt động của ngành in là không phù hợp.Tuy có thể xác định hoạt động in là môt là một nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng không phải qui định quá nhiều điều kiện không cần thiết làm ảnh hưởng giảm sút hoạt động in ấn.

         Ngay việc thành lập và xin giấy phép (giống như giấy phép con mà trước đây dư luận đã từng phản ứng), người đăng ký thành lập phải đáp ứng điều kiện riêng của từng hoạt động in cụ thể. Nên chăng chỉ cần qui định 4 điều kiện là đủ:

1)    Chủ sở hửu là cá nhân hoặc tổ chứcViệt Nam.

2)    Người chịu trách nhiệm đại diện pháp luật phải là công dân Việt Nam.

3)    Trong ban giám đốc điều hành có ít nhất một người đã được đào tạo về ngành in.

4)    Có mặt bằng, cơ sở vật chất phù hợp cho hoạt động in.

II. Cần qui định luật pháp về hoạt động in phải đồng bộ với các văn bản luật khác trong hệ thống pháp luật chung của Việt Nam

          Trong các cuộc hội thảo vừa qua từ trung ương đến địa phương, kể cả tại diễn đàn các đại biểu quốc hội về “sửa đổi luật doanh nghiệp” gần như tuyệt đại đa số (trong đó có đông đảo doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp cả nước ) đều thống nhất quan điểm sủa đổi :là công dân hay doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề gì mà luật pháp không cấm. Quan điểm mới này dẫn đến xu hướng là doanh nghiệp chỉ đăng kí các ngành, nghề có điều kiện, còn các ngành nghề khác (ngoài số ngành nghề bị cấm) được hoạt động tự do (không vi phạm pháp luật là được) mà không phải đăng, ký xin phép gì cả .

          Mặt khác, có những hoạt động hoặc sản phẩm của các ngành khác (như báo chí, xuất bản v.v…) lại đưa thành điều kiện cho ngành in, là không phù hợp, vô tình dẫm chân nhau giữa các văn bản pháp luật gây tình hình chòng chéo khó chọn luật đề thực hiện hoặc xử lý khi vi phạm. Các vấn đề do các luật khác điều chỉnh thì không đưa các văn bản luật của ngành in.

III. Một số quy định của nghị định 60/2014/NĐ-CP quá gò bó, không phù hợp gây phản ứng  đối các cơ sở, doanh nghiệp in

1)    Việc quy định đối với từng sản phẩm in phải xin phếp trước (như báo, tạp chí, mẫu, biểu mẫu giấy tờ của cơ quan nhà nước v.v…)là không phù hợp, nếu doanh nghiệp in chỉ in theo đơn đặt hàng của một pháp nhân khác. Chính hợp đồng nhận in hay gia công cho một pháp nhân có chức năng hoạt động hợp pháp đối với sản phẩm đặt in, là được và chính pháp nhân đặt in phải chiu trách nhiệm mà thôi.

2)    Không nên quy định diều kiện ràng buộc giấy phép kinh doanh và thủ tục đăng kí tràn lan, không cần thiết .

3)    Như mọi doanh nghiệp khác, doanh nghiệp in theo chức năng hoạt động của mình có quyền ký hợp đồng nhập khẩu các thiết bị liên quan ngành in mà không phải bắt buộc xin phép, việc bắt buộc xin phép này sẽ gây phiền hà, chậm trễ cho doanh nghiệp trong hoạt động và không cần thiết .

4)    Về quản lý quá chặt chẽ đối với hoạt động photocoppy trên thực tế hiện nay là không khả thi và dễ làm phát tiêu cực đối với cơ quan, cá nhân,  cán bộ quản lý và cũng không cần thiết vì các hoạt động in ấn liên quan  đến hoạt động photocopy màu hiện nay là yêu cầu phổ biến, nếu có vi phạm là do hành vi người sử dụng kinh doanh.

IV. Kiến nghị

Vì nghị định 60/2014/NĐ-CP còn nhiều thiếu sót không sát thực tiễn ngành in và xã hội, nên đòi hỏi phải mạnh dạn bổ sung sửa đổi. Cho nên việc ban hành 2 thông tư liên quan là nóng vội còn quá sớm. Vì văn bản thông tư là dưới nghị định, gần như “con đẻ” của nghị định, cho nên tất nhiên phải chờ “có mẹ rồi mới có con” để khỏi tốn công soạn thảo và các lãng phí, không thực tế.

Các văn bản liên quan