Thành lập doanh nghiệp: Một số bình luận ngắn

Thứ Tư 00:05 23-05-2007

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP: MỘT SỐ BÌNH LUẬN NGẮN
 
 
 
Phạm Duy Nghĩa
 
Góp phần đánh giá LDN 2005 sau một năm thực thi, tôi có một số bình luận ngắn dưới đây:
 
Về thủ tục đăng ký kinh doanh: 
 

  • Có nhiều lý do để hợp nhất hai mô hình hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân- sau này nên gọi là cá nhân kinh doanh sole proprietorship để tránh gây nhầm lẫn từ khái niệm “doanh nghiệp tư nhân”.
  • Hai mô hình này nên cùng đăng ký kinh doanh ở một cấp, ví dụ tại Phòng ĐKKD cấp quận, huyện; không nên tách biệt DNTN thì đăng ký tại Phòng ĐKKD thuộc Sở KHĐT và hộ kinh doanh đăng ký tại Phòng kinh tế thương mại cấp quận.
  • Trong hai mô hình này, không nên quy định chỉ ĐKKD mới được phép tiến hành kinh doanh; đăng ký chỉ là thống kê theo dõi, không khai sinh ra quyền kinh doanh (thương nhân thực tế) cho loại hình này.
  • Hai mô hình này nên chỉ đánh một loại thuế - thuế thu nhập cá nhân của người chủ, mà không đánh thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Không yêu cầu cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân phải có con dấu
  • Từng bước tiến tới thống nhất mã số ĐKKD và mã số thuế; giảm bớt thủ tục cho doanh nghiệp (mặc dù thủ tục hiện nay đã khá đơn giản). Muốn như vậy, cần thiết lập nghĩa vụ chia sẻ thông tin giữa Phòng ĐKKD, cơ quan thuế, VCCI => doanh nhân có nghĩa vụ tham gia VCCI một cách bắt buộc, phải nộp lệ phí thành viên bắt buộc, chịu sự giám sát của các nghiệp đoàn, tổ chức hội nghề dưới sự bảo trợ của VCCI nhằm nâng cao đạo đức và giám sát đạo đức nghề nghiệp (trách nhiệm doanh nhân).
     
    Khảo sát: Thành lập DNTN ở Hà Nội theo 09 bước dưới đây
     

TT

Tên việc

Làm ở đâu

Chi phí

Nhận được gì

1

Nộp hồ sơ ĐKKD

18 Yên Phụ
(Phòng 305)

200.000 VND

Giấy biên nhận đã nộp hồ sơ ĐKKD

2

Báo hồ sơ chưa đủ hoặc tên doanh nghiệp đã trùng, gây nhầm

18 Yên Phụ

 

Giấy báo bổ sung hồ sơ

3

Đến nhận chứng nhận ĐKKD

18 Yên Phụ

 

Giấy chứng nhận ĐKKD

4

Đăng ký con dấu

18 Yên Phụ

20.000 VND

Biên lai đã nộp hồ sơ khắc dấu

5

Trả tiền tại doanh nghiệp khắc dấu được chỉ định

 

200.000 VND cho dấu đồng, 300.000 VND cho dấu liền mực

Biên lai thu tiền mua con dấu; Giấy hẹn trả con dấu

6

Nhận con dấu

18 Yên Phụ

 

Nhận con dấu

7

Đăng ký mã số thuế

18 Yên Phụ

 

Giấy biên nhận hồ sơ

8

Nhận mã số thuế

18 Yên Phụ

 

Nhận mã số thuế

9

Đăng báo thành lập DN

Báo, mạng thông tin của cơ quan ĐKKD

 

Biên lai đã nộp tiền đăng báo

 

Về tên doanh nghiệp: 

  • Theo quy định hiện nay, tên hộ kinh doanh được bảo hộ trong phạm vi quận/huyện; tên DNTN, Cty TNHH, CTCP và hợp danh được bảo vệ trong phạm vi của tỉnh, nơi doanh nghiệp đó kinh doanh. Từ đó có quá nhiều DN cùng tên giữa các tỉnh, ví dụ HASICO (Hải Phòng) và HASICO (Hà Nội).
  • Có thể từng bước phối hợp giữa Phòng ĐKKD và NOIP: Nếu doanh nghiệp muốn bảo hộ tên thương mại toàn quốc thì đăng ký với Cục sở hữu công nghiệp; cơ quan ĐKKD thu phí (phí ban đầu khoảng 2 triệu đồng, có thể còn phí duy trì tên hàng năm) và sao chép hồ sơ chuyển cho NOIP.
  • Cũng có thể tiếp tục chuẩn hoá số đăng ký kinh doanh toàn quốc, ví dụ hai số đầu tiên là mã tỉnh, hai số tiếp theo là mã quận, các số tiếp là mã doanh nghiệp; khi đọc mã số doanh nghiệp đi kèm tên doanh nghiệp người kinh doanh cũng có thể đoán ra doanh nghiệp được đăng ký ở địa phương nào.

Về hợp danh :  

  • LDN 2005 thiết kế mô hình này vẫn chưa thật thành công. Nên xem hợp danh được thành lập bởi khế ước, hơn là một thực thể như công ty. Càng không nên gọi là công ty hợp danh bởi cần phân tách công ty và các hợp danh.
  • Không nên xem hợp danh là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Các thành viên chịu thuế thu nhập cá nhân là đủ./.

Các văn bản liên quan