Thẩm định dự án Luật Đấu thầu
Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của QH thẩm định dự án Luật đấu thầu
Theo Người lao động ngày 15-09-2005
Sáng 15-9, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của QH tiếp tục họp phiên toàn thể để thẩm tra dự án Luật đấu thầu. Nhiều ý kiến đề cập đến việc lựa chọn nhà thầu cần tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà thầu, nhất là khi tham gia đấu thầu quốc tế.
Nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu kém cạnh tranh như đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu... Điều 21 của dự án Luật này quy định rõ phải đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu thuộc phạm vi đều chỉnh của dự án Luật. Trường hợp gói thầu có lý do đặc biệt phải áp dụng các hình thức lựa chọn khác (như đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu...) thì phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đa số ý kiến nhất trí với dự thảo Luật quy định đấu thấu rộng rãi được thực hiện dưới hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.
Trước khi phát hành hồ sơ mời sơ tuyển hoặc hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời sơ tuyển và mời thầu để các nhà thầu tham dự. Trong hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Để tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện, Điều 24 dự án Luật đã quy định trình tự đấu thầu rộng rãi và hạn chế đối với tất cả các lĩnh vực: Dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp. Nhiều ý kiến cho rằng, đấu thầu qua mạng có nhiều ưu điểm như: Làm tăng tính cạnh tranh, minh bạch trong đấu thầu; đơn giản hóa thủ tục và hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực trong quá trình thực hiện.
Đặc biệt dự thảo Luật lần này bổ sung thêm Điều 11 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, nhằm hạn chế và xóa bỏ tình trạng khép kín trong đấu thầu, trong đó bổ sung quy định nhà thầu phải bảo đảm tính độc lập, không khép kín khi tham gia dự thầu. Điều này quy định cụ thể: Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án... Chủ đầu tư của dự án và nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, về tài chính và không cùng thuộc một cơ quan quản lý.
Một số ý kiến cho rằng, tình trạng lạm dụng hình thức đấu thấu hạn chế và chỉ định thầu trong các năm vừa qua đã phần nào làm giảm tính cạnh tranh và hiệu quả của việc đấu thầu. Để khắc phục tình trạng này, dự án Luật cần quy định cụ thể về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, trong đó hình thức đấu thầu mới - đấu thầu qua mạng mà hiện có khá nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng.
Theo Người lao động ngày 15-09-2005
Sáng 15-9, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của QH tiếp tục họp phiên toàn thể để thẩm tra dự án Luật đấu thầu. Nhiều ý kiến đề cập đến việc lựa chọn nhà thầu cần tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà thầu, nhất là khi tham gia đấu thầu quốc tế.
Nhằm hạn chế tình trạng lạm dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu kém cạnh tranh như đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu... Điều 21 của dự án Luật này quy định rõ phải đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu thuộc phạm vi đều chỉnh của dự án Luật. Trường hợp gói thầu có lý do đặc biệt phải áp dụng các hình thức lựa chọn khác (như đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu...) thì phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đa số ý kiến nhất trí với dự thảo Luật quy định đấu thấu rộng rãi được thực hiện dưới hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự.
Trước khi phát hành hồ sơ mời sơ tuyển hoặc hồ sơ mời thầu, bên mời thầu phải thông báo mời sơ tuyển và mời thầu để các nhà thầu tham dự. Trong hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Để tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện, Điều 24 dự án Luật đã quy định trình tự đấu thầu rộng rãi và hạn chế đối với tất cả các lĩnh vực: Dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp. Nhiều ý kiến cho rằng, đấu thầu qua mạng có nhiều ưu điểm như: Làm tăng tính cạnh tranh, minh bạch trong đấu thầu; đơn giản hóa thủ tục và hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực trong quá trình thực hiện.
Đặc biệt dự thảo Luật lần này bổ sung thêm Điều 11 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, nhằm hạn chế và xóa bỏ tình trạng khép kín trong đấu thầu, trong đó bổ sung quy định nhà thầu phải bảo đảm tính độc lập, không khép kín khi tham gia dự thầu. Điều này quy định cụ thể: Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án... Chủ đầu tư của dự án và nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, về tài chính và không cùng thuộc một cơ quan quản lý.
Một số ý kiến cho rằng, tình trạng lạm dụng hình thức đấu thấu hạn chế và chỉ định thầu trong các năm vừa qua đã phần nào làm giảm tính cạnh tranh và hiệu quả của việc đấu thầu. Để khắc phục tình trạng này, dự án Luật cần quy định cụ thể về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, trong đó hình thức đấu thầu mới - đấu thầu qua mạng mà hiện có khá nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng.