Quyền&nghĩa vụ của các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá
Tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp và chuyên gia tại hội thảo lấy ý kiến Dự án Luật Thương mại (dự thảo 8) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh
Quy định của Dự thảo về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá nhận được sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp. Nhìn chung, các ý kiến đều đồng tính đánh giá Mục này của Dự thảo có các quy định hết sức cụ thể, phù hợp với thực tiễn thương mại và tiếp cận với thông lệ quốc tế về các vấn đề như hàng hoá không phù hợp với hợp đồng và trách nhiệm của bên bán trong trường hợp hàng hoá không phù hợp với hợp đồng, vấn đề chuyển giao rủi ro trong các trường hợp cụ thể và phân biệt thời điềm chuyển giao rủi ro và chuyển giao quyền sở hữu, vấn đề xác định địa điểm giao hàng, thời điểm giao hàng, giá cả hàng hoá…trong trường hợp các bên trong hợp đồng không có thoả thuận hoặc thoả thuận không cụ thể về các vấn đề đó trong hợp đồng. Đây là các quy định mới so với Luật Thương mại 1997 và sẽ góp phần hạn chế các tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân trong hoạt động mua bán hàng hoá đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân trong hoạt động này.
Tuy nhiên, vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá vẫn còn các quan điểm khác nhau như sau:
Thứ nhất, về việc Dự thảo không quy định các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá.
Việc không quy định các nội dung chủ yếu (các điều khoản bắt buộc) của hợp đồng mua bán hàng hoá như Dự thảo Luật đã thực sự hợp lý chưa. Mặc dù các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá có thể xác định được thông qua thói quen giao dịch giữa các bên, tập quán thương mại hay quy định pháp luật nhưng trong điều kiện hiện này việc không quy định các nội dung chủ yếu của hợp đông mua bán hàng hoá có thể dẫn đến phát sinh nhiều tranh chấp trong hoạt động này. Nên chăng quy định các nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hoá cần phải có dưới dạng khuyến nghị chứ không mang tính bắt buộc để các thương nhân biết và vận dụng khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá.
Thứ hai, về quyền ngừng giao hàng của bên bán trong trường hợp có bằng chứng rõ ràng về việc bên mua lừa dối hoặc không có khả năng thanh toán tiền mua hàng.
Dự thảo Luật có quy định về quyền ngừng thanh toán của bên mua trong trường hợp có bằng chứng rõ ràng về việc bên bán lừa dối, hàng hoá mua bán là đối tượng tranh chấp của bên bán với bên thứ ba hoặc hàng hoá không phù hợp với hợp đồng (Điều 54). Quy định này là nhằm bảo vệ bên mua trong hợp đồng nhưng Dự thảo Luật lại không cho phép bên bán có quyền ngừng giao hàng (Luật Thương mại 1997 cho phép bên bán làm điều này) để "đối kháng" với quyền ngừng thanh toán của bên mua. Do đó, Dự thảo đã không bảo vệ được quyền của bên bán, không tạo ra sự bình đẳng giữa bên mua và bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hoá.
Tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp và chuyên gia tại hội thảo lấy ý kiến Dự án Luật Thương mại (dự thảo 8) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh
Quy định của Dự thảo về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá nhận được sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp. Nhìn chung, các ý kiến đều đồng tính đánh giá Mục này của Dự thảo có các quy định hết sức cụ thể, phù hợp với thực tiễn thương mại và tiếp cận với thông lệ quốc tế về các vấn đề như hàng hoá không phù hợp với hợp đồng và trách nhiệm của bên bán trong trường hợp hàng hoá không phù hợp với hợp đồng, vấn đề chuyển giao rủi ro trong các trường hợp cụ thể và phân biệt thời điềm chuyển giao rủi ro và chuyển giao quyền sở hữu, vấn đề xác định địa điểm giao hàng, thời điểm giao hàng, giá cả hàng hoá…trong trường hợp các bên trong hợp đồng không có thoả thuận hoặc thoả thuận không cụ thể về các vấn đề đó trong hợp đồng. Đây là các quy định mới so với Luật Thương mại 1997 và sẽ góp phần hạn chế các tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân trong hoạt động mua bán hàng hoá đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân trong hoạt động này.
Tuy nhiên, vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá vẫn còn các quan điểm khác nhau như sau:
Thứ nhất, về việc Dự thảo không quy định các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá.
Việc không quy định các nội dung chủ yếu (các điều khoản bắt buộc) của hợp đồng mua bán hàng hoá như Dự thảo Luật đã thực sự hợp lý chưa. Mặc dù các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá có thể xác định được thông qua thói quen giao dịch giữa các bên, tập quán thương mại hay quy định pháp luật nhưng trong điều kiện hiện này việc không quy định các nội dung chủ yếu của hợp đông mua bán hàng hoá có thể dẫn đến phát sinh nhiều tranh chấp trong hoạt động này. Nên chăng quy định các nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hoá cần phải có dưới dạng khuyến nghị chứ không mang tính bắt buộc để các thương nhân biết và vận dụng khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá.
Thứ hai, về quyền ngừng giao hàng của bên bán trong trường hợp có bằng chứng rõ ràng về việc bên mua lừa dối hoặc không có khả năng thanh toán tiền mua hàng.
Dự thảo Luật có quy định về quyền ngừng thanh toán của bên mua trong trường hợp có bằng chứng rõ ràng về việc bên bán lừa dối, hàng hoá mua bán là đối tượng tranh chấp của bên bán với bên thứ ba hoặc hàng hoá không phù hợp với hợp đồng (Điều 54). Quy định này là nhằm bảo vệ bên mua trong hợp đồng nhưng Dự thảo Luật lại không cho phép bên bán có quyền ngừng giao hàng (Luật Thương mại 1997 cho phép bên bán làm điều này) để "đối kháng" với quyền ngừng thanh toán của bên mua. Do đó, Dự thảo đã không bảo vệ được quyền của bên bán, không tạo ra sự bình đẳng giữa bên mua và bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hoá.