Phát biểu của đại diện Ban soạn thảo

Thứ Ba 09:35 23-05-2006
Ngô Hồng Nam
Trường phòng Chế độ thanh toán - Vụ Chính sách tiền tệ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


Tiền mặt và việc sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế nước ta đang là một vấn đề được Đảng, Nhà Nước cũng như toàn xã hội quan tâm. Như chúng ta đã biết trong thời kì trước, thời kì kế hoạch hoá, vấn đề tiền mặt luôn là một vấn đề nóng bỏng. Nền kinh tế luôn luôn khan hiếm tiền mặt nhất là lúc cuối năm khi nhu cầu thanh toán gia tăng và nhân dân chuẩn bị đón tết. Do khan hiếm tiền mặt nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực như đổi séc lấy tiền mặt thậm chí có đơn vị không thể rút được tiền mặt trong thời điểm đó, phải trả lương cho cán bộ bằng hiện vật. Sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, đặc biệt là từ khi thực hiện 2 pháp lệnh của Ngân hàng thì nạn khan hiếm tiền mặt trong nền kinh tế đã thực sự được đẩy lùi. Ngân hàng Nhà Nước đã luôn cung ứng đầy đủ tiền mặt cho nền kinh tế, góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hoá, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế luân chuyển vốn nhanh, đóng góp không nhỏ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước. Ngày nay sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế của nước ta đã thực sự có nhiều tiến bộ vượt bậc trong đó có sự đóng góp không nhỏ cuả ngành Ngân Hàng nói chung và của lĩnh vực thanh toán nói riêng.

Song bên cạnh đó cũng phát sinh những vấn đề nổi cộm đó là do lạm dụng tiền mặt trong thanh toán dẫn đến lãng phí cho chi phí xã hội làm nảy sinh những tiêu cực như tham nhũng, trốn thuế, buôn lậu, rửa tiền gây ảnh huởng xấu đến tâm lý xã hội nói chung. Đã đến lúc chúng ta phải ngăn chặn việc sử dụng tiền mặt quá dễ dãi và có thể sử dụng hữu hiệu các biện pháp thanh toán không dùng tiền mặt để giảm chi phí xã hội đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, làm lành mạnh, minh bạch tài chính của các DN và của cá nhân. Thưa các quý vị việc quản lý thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế xã hội là vấn đề mà các nước trên thế giới vẫn đang làm dưới các hình thức khác nhau, cho dù đó là những nước phát triển hay nước đang phát triển thì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện các biện pháp quản lý tiền mặt, tuy nó có khác nhau. Bởi vậy vấn đề đặt ra là trước thực trạng kinh tế xã hội nước ta nói chung và thanh toán bằng tiền mặt nói riêng thì nên xử lý vấn đề này như thế nào cho nó phù hợp và có tính khả thi trong cuộc sống. Ở đây tôi muốn nói, khi đặt ra một vấn đề có thể đi vào 3 lĩnh vực ví dụ như về mục đích phải quản lý tiền mặt vì với mỗi mục đích khác nhau sẽ định ra được những đối tượng khác nhau cùng quản lý và qua đó đề ra được những biện pháp quản lý vì với mục đích là tiết giảm xã hội để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn thì biện pháp kinh tế là hữu hiệu nhất. Bằng cách phát triển mạnh các biện pháp thanh toán không dùng tiền mặt đưa ra những công cụ thanh toán mới hữu hiệu hơn để cho người sử dụng có quyền lựa chọn và có nhiều sự lựa chọn. Còn nếu như mục đích chúng ta đặt ra nhằm để trốn thuế, gian lận thương mại thì với thực trạng của nền kinh tế nước ta hiện nay thì vấn đề trốn thuế, gian lận thuế chủ yếu ở các DN, bởi vậy biện pháp cũng thiên về hành chính vì thực trạng ở nước ta hiện nay thuế thu nhập của người dân rất ít, một bộ phận rất nhỏ đóng thuế thu nhập, còn chủ yếu là các DN. Vì thế để chống gian lận về thuế, và những vấn đề khác thì biện pháp hành chính là hữu hiệu nhất. Thế còn nếu để giảm chi phí xã hội thì mục tiêu của nó là đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó để mọi người thấy được lợi thế của thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển qua dùng thanh toán không dùng tiền mặt. Đó là biện pháp kinh tế hoặc dùng những đòn bẩy kinh tế khác.
Với mục đích khác nhau chúng ta đặt ra cách quản lý khác nhau, vậy mục tiêu quản lý tiền mặt là gì? Theo chúng tôi hiện tại ở Việt Nam ta thực tế có 2 vấn đề, nhằm 2 mục đích.

Thứ nhất về mặt kinh tế quản lý tiền mặt là để tiết kiệm chi phí xã hội, tăng cường khả năng tạo vốn của các Ngân hàng thương mại, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá phục vụ cho tăng trưởng.

Thứ hai, về mặt xã hội, quản lý tiền mặt để góp phần minh bạch hoá các quan hệ giữa các chủ thể trong xã hội tạo dựng một xã hội văn minh, công bằng tạo tiền đề cho sự phát triển. Qua đó đặt ra một vấn đề là đối tượng, đối tượng xét trong thực trạng nền kinh tế hiện nay ta có thể phân ra mấy loại đối tượng như sau: thứ nhất nếu phân các đối tượng theo phương thức sử dụng thanh toán thì có thể phân thành đối tượng có thanh toán và đối tượng không có thanh toán, trong đó đối tuợng có tài khoản có thể thanh toán không dùng tiền mặt nên là đối tượng trực tiếp của quản lý, thế còn đối tượng mà không có tài khoản là đối tượng không thể dùng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nên nó không phải là đối tượng trực tiếp quản lý mà có chăng là những vấn đề tác động qua những hình thức khác mà thôi. Thứ hai nếu phân theo các đối tượng sở hữu vốn thì có thể phân thành một số loại như là đối tượng có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đối tượng không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Trong đối tượng không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước có cả DN quốc doanh cũng như các DN tư nhân và những hộ kinh doanh có tài khoản. Sở dĩ chúng ta phải phân loại là giúp ta định hình được cách quản lý của từng loại,ví dụ như trong NĐ chúng tôi có dự thảo qua tranh luận tham khảo trong ban soạn thảo, có ý kiến cho rằng chúng ta nên học tập những nước tiên tiến là chúng ta quản lý bình đẵng nghĩa là người có tài khoản cũng như không có tài khoản là một, quản lý cả cá nhân vì hầu hết cá nhân là chưa có tài khoản. Nhưng qua tranh luận chúng tôi mới thấy rằng dần dần từng bước khắc phục tình trạng sử dụng tiền mặt lớn, đã hơn 10 năm nay chúng ta dã rất tự do trong sử dụng tiền mặt, nếu hạn chế ngay thì theo tôi nó không khả thi lắm vì mới đầu đi từng bước một, nó có bước đi thích hợp, quản lý những đơn vị có tài khoản, những đơn vị, cá nhân không có tài khoản thì chúng ta không quản lý, đó là phân loại theo tài khoản nếu còn phân loại theo sử dụng vốn, sở dĩ tại sao lại nói là phân loại theo sử dụng vốn vì nó có tình trạng là những đơn vị hành chính sự nghiệp và đơn vị hưởng chi phí từ ngân sách nhà nước hàng năm thì hàng năm nhà nước duyệt rất chặt chẽ các khoản chi ngân sách ấy và những mục chi kho bạc duyệt chi đến từng mục là những đơn vị hành chính và nhưng đơn vị quản lý của nhà nước thì cũng phải gương mẫu nên chúng tôi mới tách riêng ra những đon vị ấy phải gương mẫu hơn những đơn vị khác. Thế nên về quản lý định mức của quỹ tiền mặt cũng như là quản lý mức thanh toán bằng tiền mặt cũng đề ra chặt chẽ hơn so với những DN khác. Xung quanh vấn đề này còn nảy sinh nhiều vấn đề khác như trong NĐ về vấn đề phạm vi thanh toán. Trước đây ban dự thảo có đưa ra danh sách 8 đến 10 mục có thể thanh toán bằng tiền mặt, gọi là phạm vi được phép thanh toán bằng tiền mặt ví dụ như chi lương ,chi thu mua,chi thưởng...Nhưng nếu đưa ra càng chi tiết thì chúng ta càng nhanh chóng bị lạc hậu bởi vì cuộc sống nó đi rất nhanh nếu chúng ta chỉ chốt lại 7 hoặc 8 mục nào đó được phép chi bằng tiền mặt còn những mục khác không được phép chi bằng tiền mặt thì sẽ phát sinh những cái mà chúng ta không thể không cho chi bằng tiền mặt được. Bởi vậy chúng tôi đã bỏ phạm vi không dùng tiền mặt và đưa vào mức chung nào đó thôi. Còn vấn đề định mức, đây là vấn đề có rất nhiều ý kiến tranh cãi trong tổ thảo luận. Có ý kiến cho rằng không nên có định mức tồn quỹ tiền mặt, ý kiến khác cho rằng nếu không đưa dịnh mức tồn quỹ tiền mặt vào thì lấy cơ sở gì để giám sát các tổ chức kinh tế? Thực tế ở đây định mức tiền mặt nảy sinh vấn đề, với các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách Nhà Nước thì từng khoản chi rất chặt chẽ của bên kho bạc và vấn đề mà định mức tồn quỹ tiền mặt là hợp lý, nhưng với các DN quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ về tài chính vấn đề là theo như luật, chủ tài khoản hoàn toàn tự định đoạt quyền kinh doanh của mình, tự để lại tồn quỹ cho phù hợp, thực tế những người làm ăn kinh tế không để lại tiền mặt nhiều trong quỹ tiền mặt của mình. Vấn đề nảy sinh như thế nên chúng tôi không đưa ra quản lý định mức quản lý tiền mặt của các DN không sử dụng kinh phí nhà nước. Nhưng ở đây cần có quy chế nào đó để giới hạn chịu trách nhiệm của giám đốc trước pháp luật để tránh tình trạng để tồn quỹ nhiều sẽ xảy ra mất mát, xảy ra tiêu cực nên cần có khung nào đó để quy định trách nhiệm cho chủ tài khoản trong việc giám sát.

Các văn bản liên quan