Pháp luật quốc gia phải phù hợp với điều ước quốc tế
[size=18]Quốc hội cho ý kiến về Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế: Pháp luật quốc gia phải phù hợp với điều ước quốc tế
Theo Nghiên cứu Lập pháp
Ngày 16-5-2005, Quốc hội mở đầu tuần làm việc bằng việc cho ý kiến về dự án Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Phó Chủ tịch QH Trương Quang Được chủ trì phiên họp.
Dự án Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XI. Dự kiến, dự thảo luật này sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày 23 tháng 5 tới.
Không mở rộng phạm vi điều chỉnh
Tại phiên làm việc sáng nay, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến vào một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Một trong số đó là phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật.
Hầu hết các ý kiến cho rằng luật này chỉ điều chỉnh việc ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế, không điều chỉnh các thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị bổ sung một chương quy định về các thỏa thuận quốc tế nói trên.
Theo giải trình của UBTVQH, như thông lệ ở nhiều nước thì hầu như các điều ước quốc tế được ký kết hoặc gia nhập đều nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ. Mặt khác, thảo thuận quốc tế của các cơ quan và tổ chức có những nội dung va phạm vi điều chỉnh có phẩn khác so với điều ước quốc tế, nếu bổ sung vào dự thảo luật thì sẽ phải thiết kế thành nhiều chương và phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan khác. Do vậy, UBTVQH đã kiến nghị không bổ sung các quy định về thỏa thuận quốc tế vào luật mà xây dựng một pháp lệnh để quy định các vấn đề này.
Xử lý như thế nào khi điều ước quốc tế trái với Hiến pháp?
Dự luật quy định trường hợp nội dung điều ước quốc tế trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, UBTVQH ban hành thì cơ quan đề xuất việc ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế đó phải trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Nếu gần kỳ họp Quốc hội thì UBTVQH phải báo cáo ngay ra toàn thể Quốc hội xin ý kiến, còn nếu không gần với kỳ họp thì UBTVQH phải gửi văn bản xin ý kiến từng đại biểu Quốc hội.
Theo giải trình của Ban soạn thảo, quy định này nhằm đảm bảo linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể, bởi việc ký kết điều ước quốc tế rất cần kịp thời, nhanh chóng.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đình Lộc (ĐB Quốc hội TP.HCM) chưa hài lòng với quy định trên. Ông đưa ra vấn đề: nếu ký kết điều ước quốc tế có nội dung trái với Hiến pháp thì xử lý như thế nào? Có đặt ra vấn đề sửa Hiến pháp không?'' Ông dẫn chứng bài học về việc Pháp tham gia vào Cộng đồng Châu Âu, đã phải mười mấy lần phải sửa Hiến pháp. Theo ông Lộc, không nên quy định lơ lửng như vậy mà cần phải có những quy định chặt chẽ hơn nữa về vấn đề này.
Một nội dung khác cũng còn có ý kiến khác nhau là việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định như thế nào để phù hợp với việc ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế. Có ý kiến cho rằng chỉ cần quy định: khi soạn thảo các văn bản pháp luật cần tính đến các điều ước quốc tế mà VN đã tham gia.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu có ý kiến: phải quy định mạnh mẽ hơn, rõ ràng hơn. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật không cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế, bởi trong mọi trường hợp không thể viện dẫn luật pháp quốc gia để biện minh cho việc không thực hiện các điều ước quốc tế. Hơn nữa, các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới cũng quy định mỗi thành viên WTO phải đảm bảo các luật, quy định và thủ tục hành chính của mình phù hợp với các nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong WTO.
Theo Nghiên cứu Lập pháp
Ngày 16-5-2005, Quốc hội mở đầu tuần làm việc bằng việc cho ý kiến về dự án Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Phó Chủ tịch QH Trương Quang Được chủ trì phiên họp.
Dự án Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XI. Dự kiến, dự thảo luật này sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày 23 tháng 5 tới.
Không mở rộng phạm vi điều chỉnh
Tại phiên làm việc sáng nay, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến vào một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế. Một trong số đó là phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật.
Hầu hết các ý kiến cho rằng luật này chỉ điều chỉnh việc ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế, không điều chỉnh các thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị bổ sung một chương quy định về các thỏa thuận quốc tế nói trên.
Theo giải trình của UBTVQH, như thông lệ ở nhiều nước thì hầu như các điều ước quốc tế được ký kết hoặc gia nhập đều nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ. Mặt khác, thảo thuận quốc tế của các cơ quan và tổ chức có những nội dung va phạm vi điều chỉnh có phẩn khác so với điều ước quốc tế, nếu bổ sung vào dự thảo luật thì sẽ phải thiết kế thành nhiều chương và phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan khác. Do vậy, UBTVQH đã kiến nghị không bổ sung các quy định về thỏa thuận quốc tế vào luật mà xây dựng một pháp lệnh để quy định các vấn đề này.
Xử lý như thế nào khi điều ước quốc tế trái với Hiến pháp?
Dự luật quy định trường hợp nội dung điều ước quốc tế trái hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, UBTVQH ban hành thì cơ quan đề xuất việc ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế đó phải trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến. Nếu gần kỳ họp Quốc hội thì UBTVQH phải báo cáo ngay ra toàn thể Quốc hội xin ý kiến, còn nếu không gần với kỳ họp thì UBTVQH phải gửi văn bản xin ý kiến từng đại biểu Quốc hội.
Theo giải trình của Ban soạn thảo, quy định này nhằm đảm bảo linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể, bởi việc ký kết điều ước quốc tế rất cần kịp thời, nhanh chóng.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đình Lộc (ĐB Quốc hội TP.HCM) chưa hài lòng với quy định trên. Ông đưa ra vấn đề: nếu ký kết điều ước quốc tế có nội dung trái với Hiến pháp thì xử lý như thế nào? Có đặt ra vấn đề sửa Hiến pháp không?'' Ông dẫn chứng bài học về việc Pháp tham gia vào Cộng đồng Châu Âu, đã phải mười mấy lần phải sửa Hiến pháp. Theo ông Lộc, không nên quy định lơ lửng như vậy mà cần phải có những quy định chặt chẽ hơn nữa về vấn đề này.
Một nội dung khác cũng còn có ý kiến khác nhau là việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định như thế nào để phù hợp với việc ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế. Có ý kiến cho rằng chỉ cần quy định: khi soạn thảo các văn bản pháp luật cần tính đến các điều ước quốc tế mà VN đã tham gia.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu có ý kiến: phải quy định mạnh mẽ hơn, rõ ràng hơn. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật không cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế, bởi trong mọi trường hợp không thể viện dẫn luật pháp quốc gia để biện minh cho việc không thực hiện các điều ước quốc tế. Hơn nữa, các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới cũng quy định mỗi thành viên WTO phải đảm bảo các luật, quy định và thủ tục hành chính của mình phù hợp với các nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong WTO.