Nhận định về Danh mục ngành nghề và tỷ lệ sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư

Thứ Hai 21:49 03-07-2006
Luật Đầu tư có hiệu lực ngày 1/7/2006, tuy nhiên vẫn còn 1 số văn bản hướng dẫn Luật chưa thể ra đời kịp. Nghị định chi tiết hướng dẫn Luật Đầu tư vẫn còn nổi cộm rất nhiều vấn đề. Cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang đòi hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải giải quyết tương đối ổn thoả thì mới trình Chính phủ ban hành, không nên vội vã để kịp tiến độ ngày 1/7/2006.

Có những vấn đề còn tồn tại như sau :
- Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện :
+ Đưa ra những ngành nghề kinh doanh có điều kiện để cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đưa ra những điều kiện kinh doanh đặc thù mà doanh nghiệp phải tuân thủ;
+ Làm căn cứ để hạn chế đầu tư nước ngoài theo 2 hướng : Tỷ lệ sở hữu cổ phần bị hạn chế ( chẳng hạn 49%), và hạn chế đầu tư FDI vào một số ngành nào đó;
+ Tuy nhiên Danh mục trong Dự thảo là quá nhiều so với Luật Đầu tư, có nguy cơ xuất hiện nhiều giấy phép con trong nhiều ngành gọi là kinh doanh có điều kiện. Với những dự án trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải chịu rất nhiều thủ tục hành chính, phải qua nhiều Bộ, ngành , UBND tỉnh....Nhà đầu tư đòi hỏi Danh mục này phải ngắn gọn và không tràn lan.

- Nhiều thủ tục hành chính phát sinh so với Luật Đầu tư xung quanh việc thực hiện dự án đầu tư, hay thành lập và hoạt động của doanh nghiệp .

- Ban soạn thảo chưa xây dựng Danh mục ngành cho nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần hay được phép đầu tư FDI trong Dự thảo Nghị định. Chắc rằng vấn đề này sẽ được qui định trong 1 Quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành, như vậy sẽ linh động hơn và dễ dàng điều chỉnh hơn, đây là hướng đi đúng và chắc chắn sẽ ban hành chậm, có thể phải cuối Quí 3/2006.

Về Danh mục này việc soạn thảo có quan điểm:
+ Ban hành chung 1 Danh mục không hạn chế đầu tư FDI cũng như tỷ lệ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp VN + Ban hành Danh mục ngành nghề đầu tư có điều kiện nhưng Danh mục này được thiết kế ra sao khi trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện như ngân hàng, bảo hiểm... nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ tối đa 49%, tuy nhiên họ vẫn có thể tiến hành xin lập chi nhánh !00% vốn nước ngoài ?

- Những khái niệm cơ bản và rất quan trọng như thế nào là nhà đầu tư trong nước ? Nhà đầu tư nước ngoài ? Dự án đầu tư trong nước ? Dự án đầu tư nước ngoài chưa xuất hiện trong Dự thảo Nghị định, mặc dù VAFI đã có nhiều kiến nghị, có lẽ những vấn đề quan trọng này Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ hướng dẫn tại Thông tư, như vậy phải cuối Quí 3/2006 thì những vấn đề trên mới được làm rõ :
+ Những doanh nghiệp liên doanh giữa trong nước và nước ngoài được xác định là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài + Những công ty niêm yết luôn có sự biến động về tỷ lệ sở hữư của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, lúc 49%, lúc 51% thì thuộc đối tượng nào ?
+ Nhũng vấn đề nêu trên là rất quan trọng đòi hỏi cần phải được giải quyết hợp lý.

- Có quan điểm cho rằng việc ban hành tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là tuân theo Luật Chứng khoán và do Chính phủ qui định, tuy nhiên không phải như vậy:
+ Trong Dự thảo Luật Chứng khoán được trình Quốc Hội, không có nội dung nào nhấn mạnh hay qui định rằng Chính phủ sẽ hướng dẫn tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài.
+ Luật Đầu tư đề cập rõ hơn về 1 số nguyên tắc cơ bản xác định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp VN. Khi đã ra nguyên tắc xác định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp VN thì khó có thể có sự phân biệt giữa công ty niêm yết và chưa niêm yết ( QĐ 238 là quyết định tình thế).

Các văn bản liên quan