Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại
Tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp và chuyên gia về các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại
Các ý kiến đều nhất trí và đánh giá cao với việc Ban soạn thảo coi nguyên tắc tự do tự nguyên cam kết, thoả thuận của các thương nhân là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng các quy định của Dự thảo Luật. Đối với nguyên tắc bình đẳng của thương nhân trong hoạt động thương mại (Điều 10) một số ý kiến cho rằng quy định về nguyên tắc này như tại Điều 10 chỉ mang tính chất tuyên bố, trên thực tế hiện nay hoàn toàn không có sự bình đẳng giữa thương nhân thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Do đó, cần cụ thể hoá nguyên tắc này thành các quy định cụ thể hơn hoặc trong trường hợp không cụ thể hoá được thì có thể quy định như thế nào để tăng tính khả thi của nguyên tắc này.
Ngoài ra, một số ý kiến cũng đặt ra vấn đề không thể có sự bình đẳng tuyệt đối giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước, chẳng hạn như về lĩnh vực, địa bàn hoạt động thương mại. Do đó, Dự thảo Luật cần thể hiện rõ điều này theo hướng chỉ có sự bình đẳng giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước trong khuôn khổ các cam kết quốc tế của Việt Nam mà thôi.
Đối với các nguyên tắc còn lại, một số ý kiến đề nghị làm rõ các thuật ngữ "thói quen trong hoạt động thương mại", "tập quán trong hoạt động thương mại" tại Điều 12 (nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên) và Điều 13 (áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại). Đối với nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại (Điều 15) một số ý kiến đề nghị nên tính đến mối quan hệ giữa nguyên tắc này với Luật Giao dịch điện tử hiện đang được xây dựng.
Hiệp hội Bảo Hiểm Việt Nam đề nghị bổ sung “người cung cấp sản phẩm dịch vụ phải chịu trách nhiệm về sản phẩm dịch vụ của mình nếu làm phương hại đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng” khi kiến nghị liên quan đến nguyên tắc bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Về các kiến nghị bổ sung các nguyên tắc mới, một ý kiến của đại biểu tại Hà Nội đề nghị bổ sung nguyên tắc minh bạch trong hoạt động thương mại vì cho rằng có minh bạch thì mới đảm bảo được môi trường kinh doanh thương mại lành mạnh, bình đẳng. Ngoài ra, nguyên tắc chịu trách nhiệm trực tiếp giữa các bên trong hoạt động thương mại cũng được kiến nghị bổ sung vào Dự thảo luật.
Các ý kiến đều nhất trí và đánh giá cao với việc Ban soạn thảo coi nguyên tắc tự do tự nguyên cam kết, thoả thuận của các thương nhân là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng các quy định của Dự thảo Luật. Đối với nguyên tắc bình đẳng của thương nhân trong hoạt động thương mại (Điều 10) một số ý kiến cho rằng quy định về nguyên tắc này như tại Điều 10 chỉ mang tính chất tuyên bố, trên thực tế hiện nay hoàn toàn không có sự bình đẳng giữa thương nhân thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Do đó, cần cụ thể hoá nguyên tắc này thành các quy định cụ thể hơn hoặc trong trường hợp không cụ thể hoá được thì có thể quy định như thế nào để tăng tính khả thi của nguyên tắc này.
Ngoài ra, một số ý kiến cũng đặt ra vấn đề không thể có sự bình đẳng tuyệt đối giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước, chẳng hạn như về lĩnh vực, địa bàn hoạt động thương mại. Do đó, Dự thảo Luật cần thể hiện rõ điều này theo hướng chỉ có sự bình đẳng giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước trong khuôn khổ các cam kết quốc tế của Việt Nam mà thôi.
Đối với các nguyên tắc còn lại, một số ý kiến đề nghị làm rõ các thuật ngữ "thói quen trong hoạt động thương mại", "tập quán trong hoạt động thương mại" tại Điều 12 (nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên) và Điều 13 (áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại). Đối với nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại (Điều 15) một số ý kiến đề nghị nên tính đến mối quan hệ giữa nguyên tắc này với Luật Giao dịch điện tử hiện đang được xây dựng.
Hiệp hội Bảo Hiểm Việt Nam đề nghị bổ sung “người cung cấp sản phẩm dịch vụ phải chịu trách nhiệm về sản phẩm dịch vụ của mình nếu làm phương hại đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng” khi kiến nghị liên quan đến nguyên tắc bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Về các kiến nghị bổ sung các nguyên tắc mới, một ý kiến của đại biểu tại Hà Nội đề nghị bổ sung nguyên tắc minh bạch trong hoạt động thương mại vì cho rằng có minh bạch thì mới đảm bảo được môi trường kinh doanh thương mại lành mạnh, bình đẳng. Ngoài ra, nguyên tắc chịu trách nhiệm trực tiếp giữa các bên trong hoạt động thương mại cũng được kiến nghị bổ sung vào Dự thảo luật.