Mở rộng phạm vi điều chỉnh Luật GDĐT
Mở rộng phạm vi điều chỉnh Luật giao dịch điện tử
Theo kế hoạch, Luật Giao dịch điện tử sẽ được thông qua và chính thức có hiệu lực từ 1-3-2006. Tuy nhiên, khi đưa ra bàn luận trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều hôm nay, 4-10, vẫn còn nhiều ý kiến bổ sung.
Theo bản dự thảo, phạm vi điều chỉnh trong Luật Giao dịch điện tử sẽ không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và giấy tờ có giá trị khác. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng, phạm vi điều chỉnh nên mở rộng và bao gồm cả hình thức công chứng đối với một số loại văn bằng chứng chỉ như bằng đại học, bằng thạc sĩ, tiến sĩ.
Chẳng hạn, khi một doanh nghiệp tổ chức tuyển nhân viên trên mạng, họ yêu cầu bằng tốt nghiệp, các giấy tờ tùy thân khác, các thí sinh có thể sử dụng phương tiện điện tử để khai báo. Trong trường hợp cần thiết, họ có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công chứng thông qua các phương tiện điện tử. Các loại giấy tờ này cũng có giá trị pháp lý giống như một văn bản giấy. Việc làm này theo các đại biểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những cá nhân tham gia các khóa học hoặc tuyển dụng ở các tổ chức xuyên quốc gia.
Điểm khiến nhiều đại biểu băn khoăn nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến chữ ký điện tử. Theo dự thảo luật, chữ ký điện tử sẽ được thực hiện theo nguyên tắc trung lập về công nghệ và theo hướng mở vì công nghệ luôn luôn phát triển.
Bên cạnh các công nghệ như nhận giọng nói, nhận diện ảnh, chữ ký số, số hóa còn có công nghệ chữ ký tay, dấu vân tay, võng mạng và mới đây, tập đoàn Fujitsu của Nhật đã sáng tạo ra công nghệ mạch máu lòng bàn tay để tạo ra chữ ký điện tử với độ an toàn rất cao. Do vậy, Luật Giao dịch điện tử không thể quy định cụ thể về trình tự thủ tục thực hiện chữ ký điện tử, bởi vì ứng với từng loại công nghệ khác nhau có một trình tự, thủ tục khác nhau để thực hiện chữ ký điện tử.
Một số đại biểu cho rằng, theo mô tả thì chữ ký điện tử sẽ an toàn hơn so với chữ ký thường, song hình hài chữ ký điện tử vẫn là cái gì đó rất mơ hồ với đông đảo người sử dụng. Do vậy, nhiều đại biểu đề nghị ban soạn thảo nên mô tả một cách cụ thể để họ tin rằng loại chữ ký này là có thật.
Đại diện cho cơ quan soạn thảo nghị định về chữ ký điện tử, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá cho biết, sẽ có những dẫn chứng cụ thể ở lần thảo luận tiếp theo. Ông Tá tỏ ra băn khoăn với điểm 2 trong Điều 47 về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ.
Theo ông, nếu bắt nhà cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những thông điệp dữ liệu bị cấm phát tán thông qua dịch vụ mạng do họ cung cấp thì không doanh nghiệp nào dám đứng ra làm. "Do vậy, điểm này cần phải nghiên cứu kỹ theo hướng nhà cung cấp mạng chỉ phải chịu trách nhiệm đối với mảng truyền dẫn còn các thông điệp dữ liệu thuộc thẩm quyền của một đơn vị khác", ông nói.
Kết thúc buổi thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu nhấn mạnh, đây là luật mới, lần đầu tiên VN xây dựng trên cơ sở chưa có thực tế và mọi cái vẫn hết sức sơ khai. Tuy nhiên, xu hướng hội nhập đang đến gần, VN không còn cách nào khác là phải đẩy nhanh tiến độ làm luật.
Theo VnExpress
Theo kế hoạch, Luật Giao dịch điện tử sẽ được thông qua và chính thức có hiệu lực từ 1-3-2006. Tuy nhiên, khi đưa ra bàn luận trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều hôm nay, 4-10, vẫn còn nhiều ý kiến bổ sung.
Theo bản dự thảo, phạm vi điều chỉnh trong Luật Giao dịch điện tử sẽ không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và giấy tờ có giá trị khác. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng, phạm vi điều chỉnh nên mở rộng và bao gồm cả hình thức công chứng đối với một số loại văn bằng chứng chỉ như bằng đại học, bằng thạc sĩ, tiến sĩ.
Chẳng hạn, khi một doanh nghiệp tổ chức tuyển nhân viên trên mạng, họ yêu cầu bằng tốt nghiệp, các giấy tờ tùy thân khác, các thí sinh có thể sử dụng phương tiện điện tử để khai báo. Trong trường hợp cần thiết, họ có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công chứng thông qua các phương tiện điện tử. Các loại giấy tờ này cũng có giá trị pháp lý giống như một văn bản giấy. Việc làm này theo các đại biểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những cá nhân tham gia các khóa học hoặc tuyển dụng ở các tổ chức xuyên quốc gia.
Điểm khiến nhiều đại biểu băn khoăn nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến chữ ký điện tử. Theo dự thảo luật, chữ ký điện tử sẽ được thực hiện theo nguyên tắc trung lập về công nghệ và theo hướng mở vì công nghệ luôn luôn phát triển.
Bên cạnh các công nghệ như nhận giọng nói, nhận diện ảnh, chữ ký số, số hóa còn có công nghệ chữ ký tay, dấu vân tay, võng mạng và mới đây, tập đoàn Fujitsu của Nhật đã sáng tạo ra công nghệ mạch máu lòng bàn tay để tạo ra chữ ký điện tử với độ an toàn rất cao. Do vậy, Luật Giao dịch điện tử không thể quy định cụ thể về trình tự thủ tục thực hiện chữ ký điện tử, bởi vì ứng với từng loại công nghệ khác nhau có một trình tự, thủ tục khác nhau để thực hiện chữ ký điện tử.
Một số đại biểu cho rằng, theo mô tả thì chữ ký điện tử sẽ an toàn hơn so với chữ ký thường, song hình hài chữ ký điện tử vẫn là cái gì đó rất mơ hồ với đông đảo người sử dụng. Do vậy, nhiều đại biểu đề nghị ban soạn thảo nên mô tả một cách cụ thể để họ tin rằng loại chữ ký này là có thật.
Đại diện cho cơ quan soạn thảo nghị định về chữ ký điện tử, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá cho biết, sẽ có những dẫn chứng cụ thể ở lần thảo luận tiếp theo. Ông Tá tỏ ra băn khoăn với điểm 2 trong Điều 47 về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ.
Theo ông, nếu bắt nhà cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những thông điệp dữ liệu bị cấm phát tán thông qua dịch vụ mạng do họ cung cấp thì không doanh nghiệp nào dám đứng ra làm. "Do vậy, điểm này cần phải nghiên cứu kỹ theo hướng nhà cung cấp mạng chỉ phải chịu trách nhiệm đối với mảng truyền dẫn còn các thông điệp dữ liệu thuộc thẩm quyền của một đơn vị khác", ông nói.
Kết thúc buổi thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu nhấn mạnh, đây là luật mới, lần đầu tiên VN xây dựng trên cơ sở chưa có thực tế và mọi cái vẫn hết sức sơ khai. Tuy nhiên, xu hướng hội nhập đang đến gần, VN không còn cách nào khác là phải đẩy nhanh tiến độ làm luật.
Theo VnExpress