Mô hình quản lý Hiệp hội

Thứ Ba 22:46 02-06-2009
Tháng 5 năm 2005, Ủy ban Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết 48/NQ-TW về Chiến lược Phát triển và Hoàn thiện Hệ thống Pháp lý của Việt Nam tới năm 2010 và Định hướng cho tới năm 2020. Một trong những nguyên tắc chỉ đạo của Nghị quyết này là định hướng nhằm ‘kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc với tính hiện đại của hệ thống pháp luật'.

Người ta thường nói hiệu quả của những quy định của pháp luật thường phụ thuộc vào văn hóa pháp luật - phụ thuộc vào việc duy trì độ nhất quán cao trong việc hiểu, chấp nhận và tôn trọng luật pháp giữa các chuyên gia về luật, bao gồm cả những người chịu trách nhiệm ban hành luật (những nhà làm luật), những người chịu trách nhiệm áp dụng luật (bao gồm thẩm phán), những người đào tạo và giảng dạy cho những người khác về luật (các nhà đào tạo và giáo dục pháp luật) và những người cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý (các luật sư và các công chứng viên).

Sự đồng thuận đối với việc việc hiểu luật một cách chính thức và phổ biến thúc đẩy sự phổ biến rộng rãi kiến thức về luật và sự tự nguyện tuân thủ luật pháp. Do vậy các chính phủ không cần chỉ dựa vào biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo việc tuân thủ và chấp nhận luật pháp chính thức. Ngoài ra, sự đồng thuận còn còn nâng cao các giá trị của pháp quyền, như tính có thể dự đoán trước trong quản lý, tính trách nhiệm, thảo luận công khai và sự hợp lý, minh bạch, sự tin tưởng của dân chúng vào hệ thống tư pháp.

Hội thảo lần này sẽ đánh giá và so sánh mối quan hệ giữa văn hóa pháp luật của một xã hội với (1) luật điều chỉnh chung về việc công nhận và quản lý các tổ chức xã hội hay các hiệp hội nghề nghiệp phi chính phủ, và (2) các mô hình quản lý cụ thể về địa vị pháp lý và quy định về các hiệp hội hay các tổ chức nghề nghiệp thuộc lĩnh vực luật ở Việt Nam và ở ba hệ thống pháp lý khác là Malaixia, Trung Quốc và Canada.

Hiện nay ở Việt Nam, một Luật về Hội chung hiện đang được Bộ Nội Vụ chủ trì soạn thảo để cuối cùng trình lên Quốc Hội. Nếu được ban hành, Luật này sẽ thay thế Nghị định 88 (2003) về "Tổ Chức, Hoạt Động và Quản Lý Hội".

Liên quan đến các hội trong ngành luật, Luật Luật sư, được Quốc Hội thông qua ngày 11 tháng 06 năm 2006, là ví dụ mới nhất về mô hình quản lí đối với một hội/tổ chức nghề nghiệp thuộc ngành tư pháp tại Việt Nam. Luật Luật sư đề ra các tiêu chuẩn pháp lý cho việc công nhận và quản lý số lượng các luật sư ngày càng tăng tại Việt Nam. Luật Luật sư tiếp tục được hướng dẫn và thực hiện bằng Nghị định, Thông tư và đề xuất của Bộ Tư Pháp về việc thành lập Hiệp Hội Luật Sư Toàn Quốc. Mối quan hệ giữa Luật Luật sư và dự thảo Luật Hội hiện vẫn đang là vấn đề cần thảo luận.

Hội thảo lần này sẽ đánh giá khung pháp lý hiện tại và khung pháp lý được đề xuất của Việt Nam (nếu có) phục vụ cho công tác quản lý các hiệp hội nói chung; và quản lí các tổ chức nghề nghiệp trong ngành tư pháp nói riêng, đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao tính hài hòa của khung pháp lý gắn liền với văn hóa pháp luật chiếm ưu thế tại Việt Nam.

 Cơ sở hợp lý của Hoạt động

Hoạt động 3222 được xây dựng nhằm hỗ trợ Viện Khoa Học Pháp Lý thuộc Bộ Tư Pháp và Trung Tâm Luật So Sánh của Viện trong việc thực thi nhiệm vụ công tác do Bộ giao phó, và trợ giúp Bộ nói chung để hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ giao cho.

Mục tiêu của Hoạt động này nhằm giúp Viện tăng cường hiểu biết về mặt lí thuyết và thực tiễn kinh nghiệm so sánh về quản lý các nhóm nghề nghiệp thuộc lĩnh vực pháp lý được thừa nhận ở ba hệ thống pháp luật nước ngoài và Việt Nam. Dự kiến những kiến thức mới này sẽ giúp ích cho Viện trong dự án nghiên cứu luật so sánh về các mô hình quản lý những nghề thuộc ngành tư pháp, cũng như các công tác dự thảo luật và các nghiên cứu liên quan trong tương lai.

 

Những vấn đề chung sẽ được nghiên cứu về mô hình quản lý những hội nói chung và những hội trong lĩnh vực tư pháp nói riêng của từng hệ thống pháp lý


1)      Mô hình quản lý được xây dựng thông qua luật chung nhằm công nhận và điều chỉnh các nhóm/tổ chức hoạt động hay nghề nghiệp phi chính phủ, bao gồm các hội cộng đồng, các tổ chức phi lợi nhuận, các trung tâm nghiên cứu và các tổ chức nghề nghiệp trong mỗi một hệ thống pháp luật. Tại một số các hệ thống pháp luật, luật chung như vậy có thể được gọi là Luật về Hội. Đối với luật chung như vậy, các vấn đề quản lý được đề cập sẽ bao gồm: đối tượng điều chỉnh của Luật; các cơ chế giám sát và đăng ký; vấn đề trao quyền tự quản cho các nhóm đã được công nhận; các biện pháp thực hiện và tuân thủ; việc giải quyết các vấn đề cụ thể như gia nhập, công nhận chính thức, tính có trách nhiệm, các tiêu chuẩn về trình độ và đạo đức nghề nghiệp;

 2)      (Các) mô hình quản lý được xây dựng trong luật tại từng hệ thống pháp luật nhằm công nhận Các Hội về Luật nói riêng. Thuật ngữ "Các Hội về Luật" nhằm chỉ các nhóm nghề nghiệp thuộc lĩnh vực pháp lý mà các thành viên là những người cung cấp các dịch vụ liên quan đến luật pháp cho công chúng. Ở một số nước, ví dụ, tất cả các Luật về Nghề Y được soạn thảo để xây dựng khung tiêu chuẩn bắt buộc cho việc công nhận, theo từng trường hợp cụ thể, các loại hình nghề y khác nhau, những người cung cấp các dịch vụ y tế cho công chúng. Trong lĩnh vực pháp lý, luật pháp về ‘các hội luật' có thể du di từ Luật Luật sư, Luật Hòa giải, Luật Trọng Tài tới Luật Công Chứng, và thậm chí cả về những nghề cung cấp dịch vụ pháp lý khác. Vấn đề này được đề cập trong thuật ngữ về quản lý ở phần 1) dành cho luật pháp nói chung và sẽ đánh giá mối liên hệ, nếu có, giữa Luật pháp nói chung và (các) Luật về những nghề thuộc lĩnh vực pháp lý;

3)      Cuối cùng, Hội thảo sẽ nghiên cứu so sánh mối liên hệ giữa văn hóa pháp luật của từng hệ thống pháp luật và những đặc điểm pháp lý của các mô hình quản lý được lựa chọn dựa trên các luật chung và riêng trong cùng một hệ thống pháp luật, điều chỉnh các vấn đề hội nói chung và điều chính các hội trong ngành pháp lý nói riêng.

Khả Năng Liên Hệ tới Việt Nam của các Kết Quả từ Nghiên Cứu So Sánh về Các Mô Hinh Quản Lý cho những Hội Nói Chung và những Hội Hội về Luật


Kết luận thu nhận được từ các tham luận và thảo luận trên sẽ được những cán bộ Việt Nam tham gia hội thảo sử dụng để viết các báo cáo dự thảo để trình bày trước toàn thể mọi người và các chuyên gia khách mời. Các báo cáo này sẽ đánh giá những khả năng liên hệ đến Việt Nam từ kinh nghiệm của nước ngoài về xây dựng khung quản lý các nghề thuộc ngành tư pháp nhằm ‘kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp

Các văn bản liên quan