Mạnh tay với vi phạm!
Mạnh tay với vi phạm!
Khánh An - Báo Đầu tư 15/8/2005
Đặt nặng trách nhiệm của các bên tham gia đấu thầu thông qua những quy định cụ thể và rõ ràng trong khiếu nại, chế tài xử lý vi phạm... được Ban soạn thảo Dự thảo Luật Đấu thầu mua sắm công xem là những công cụ, giải pháp để có thể đưa dự luật này vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất, sau khi dự luật được thông qua (dự kiến vào kỳ họp Quốc hội cuối năm nay) và có hiệu lực. Đây cũng là lần đầu tiên các chế tài xử lý được quy định rõ ràng như cảnh cáo, phạt tiền, cấm tham gia đấu thầu, công khai trên mạng thông tin về đấu thầu... thay vì những chế tài chung chung
Theo phân tích của ông Nguyễn Việt Hùng, thành viên Ban soạn thảo, Vụ trưởng Vụ Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thì các chế tài được đề nghị trong Dự thảo Luật Đấu thầu mua sắm công có thể được khẳng định là cụ thể hơn các luật khác và được xem là điểm khác biệt nổi bật so với các quy định hiện hành về đấu thầu. Ví dụ, việc công khai, minh bạch hoá trong xử lý khiếu nại đấu thầu lần đầu tiên được đề cập một cách chi tiết.
"Chúng tôi đang đề nghị thành lập một tổ chức, có thể trực thuộc Chính phủ hay bộ nào đó, nhưng đủ đại diện của người có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, đại diện chủ đầu tư, đại diện của nhà thầu có khiếu nại và đặc biệt là đại diện của cả những người không liên quan đến lợi ích tham gia như hiệp hội nghề nghiệp có liên quan... Đó là công cụ để mở rộng minh bạch, công khai. Vì nếu kết quả trúng thầu của anh, anh cố tình ỉm đi, không cho người ta thắc mắc, tranh cãi thì đó là một sự không minh bạch", ông Hùng nói.
Bên cạnh đó, hàng loạt các hành vi được coi là gian lận, tiêu cực trong đấu thầu như đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị về vật chất có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu và thực hiện hợp đồng dẫn tới những hành động thiếu trung thực, không khách quan trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng; dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp làm ảnh hưởng, sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu... đều được xử lý bằng chế tài cấm tham gia hoạt động đấu thầu. Hơn thế, ngay cả những lỗi khá phổ biến hiện nay như nêu yêu cầu về thương hiệu hoặc nguồn gốc hàng hoá trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu EPC cũng sẽ phải gánh chịu hình thức xử lý là cấm tham gia hoạt động đấu thầu...
Tuy vậy, ông Hùng cũng cho rằng, những quy định mang tính pháp lý như vậy dù có tác động tích cực tới hoạt động đấu thầu, song không thể xem là giải pháp để chấm dứt những tiêu cực trong hoạt động đấu thầu. Thậm chí, những thay đổi đó cho dù là rất tuyệt vời sẽ chỉ nằm trên giấy, nếu như khâu triển khai thực hiện chưa tốt.
Rõ ràng, vấn đề con người thực hiện tiếp tục được đặt ra. Thực tế hiện nay, rất nhiều những sai phạm trong hoạt động đấu thầu, nguyên nhân do con người thực hiện chiếm tỷ lệ lớn. Thậm chí, đã có chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu như những quy định hiện hành tại Quy chế đấu thầu được thực hiện đúng khoảng 70-80%, thì hoạt động đấu thầu sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều... Đơn cử như tình trạng "quân xanh quân đỏ" đang khá "rầm rộ" trong hoạt động đấu thầu ở các địa phương sẽ không còn ý nghĩa, nếu hồ sơ mời thầu, dự toán, hợp đồng được làm chặt chẽ, giám sát thi công nghiêm túc... "Quan trọng là phải có một bàn cờ rõ ràng và trách nhiệm của các bên liên quan được quy định cụ thể. Chứ không thể giải quyết những tiêu chỉ bằng những quy định trên giấy. Đặc biệt, tôi cho rằng, phải tách được khâu thực hiện và các quy định của văn bản pháp luật, vì không thể trông chờ rằng cứ đưa vào luật là có thể khắc phục được mọi thứ", ông Hùng khẳng định.
Riêng việc xử lý sự khác biệt hiện nay trong quy định về quản lý nhà nước trong đấu thầu, một trong những nguyên nhân không nhỏ tạo nên những vướng mắc trong hoạt động đấu thầu, ông Hùng cho biết, đang chờ ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Hiện tại, có ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật đấu thầu mua sắm công sẽ là luật gốc, tức là các quy định của luật khác phải theo. Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng, Luật này cũng phải tôn trọng những hoạt động đấu thầu mang tính đặc thù như dầu khí... đã được quy định trong các luật chuyên ngành khác.
Khánh An - Báo Đầu tư 15/8/2005
Đặt nặng trách nhiệm của các bên tham gia đấu thầu thông qua những quy định cụ thể và rõ ràng trong khiếu nại, chế tài xử lý vi phạm... được Ban soạn thảo Dự thảo Luật Đấu thầu mua sắm công xem là những công cụ, giải pháp để có thể đưa dự luật này vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất, sau khi dự luật được thông qua (dự kiến vào kỳ họp Quốc hội cuối năm nay) và có hiệu lực. Đây cũng là lần đầu tiên các chế tài xử lý được quy định rõ ràng như cảnh cáo, phạt tiền, cấm tham gia đấu thầu, công khai trên mạng thông tin về đấu thầu... thay vì những chế tài chung chung
Theo phân tích của ông Nguyễn Việt Hùng, thành viên Ban soạn thảo, Vụ trưởng Vụ Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), thì các chế tài được đề nghị trong Dự thảo Luật Đấu thầu mua sắm công có thể được khẳng định là cụ thể hơn các luật khác và được xem là điểm khác biệt nổi bật so với các quy định hiện hành về đấu thầu. Ví dụ, việc công khai, minh bạch hoá trong xử lý khiếu nại đấu thầu lần đầu tiên được đề cập một cách chi tiết.
"Chúng tôi đang đề nghị thành lập một tổ chức, có thể trực thuộc Chính phủ hay bộ nào đó, nhưng đủ đại diện của người có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, đại diện chủ đầu tư, đại diện của nhà thầu có khiếu nại và đặc biệt là đại diện của cả những người không liên quan đến lợi ích tham gia như hiệp hội nghề nghiệp có liên quan... Đó là công cụ để mở rộng minh bạch, công khai. Vì nếu kết quả trúng thầu của anh, anh cố tình ỉm đi, không cho người ta thắc mắc, tranh cãi thì đó là một sự không minh bạch", ông Hùng nói.
Bên cạnh đó, hàng loạt các hành vi được coi là gian lận, tiêu cực trong đấu thầu như đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị về vật chất có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu và thực hiện hợp đồng dẫn tới những hành động thiếu trung thực, không khách quan trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng; dùng ảnh hưởng cá nhân để tác động, can thiệp làm ảnh hưởng, sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu... đều được xử lý bằng chế tài cấm tham gia hoạt động đấu thầu. Hơn thế, ngay cả những lỗi khá phổ biến hiện nay như nêu yêu cầu về thương hiệu hoặc nguồn gốc hàng hoá trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp hoặc gói thầu EPC cũng sẽ phải gánh chịu hình thức xử lý là cấm tham gia hoạt động đấu thầu...
Tuy vậy, ông Hùng cũng cho rằng, những quy định mang tính pháp lý như vậy dù có tác động tích cực tới hoạt động đấu thầu, song không thể xem là giải pháp để chấm dứt những tiêu cực trong hoạt động đấu thầu. Thậm chí, những thay đổi đó cho dù là rất tuyệt vời sẽ chỉ nằm trên giấy, nếu như khâu triển khai thực hiện chưa tốt.
Rõ ràng, vấn đề con người thực hiện tiếp tục được đặt ra. Thực tế hiện nay, rất nhiều những sai phạm trong hoạt động đấu thầu, nguyên nhân do con người thực hiện chiếm tỷ lệ lớn. Thậm chí, đã có chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu như những quy định hiện hành tại Quy chế đấu thầu được thực hiện đúng khoảng 70-80%, thì hoạt động đấu thầu sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều... Đơn cử như tình trạng "quân xanh quân đỏ" đang khá "rầm rộ" trong hoạt động đấu thầu ở các địa phương sẽ không còn ý nghĩa, nếu hồ sơ mời thầu, dự toán, hợp đồng được làm chặt chẽ, giám sát thi công nghiêm túc... "Quan trọng là phải có một bàn cờ rõ ràng và trách nhiệm của các bên liên quan được quy định cụ thể. Chứ không thể giải quyết những tiêu chỉ bằng những quy định trên giấy. Đặc biệt, tôi cho rằng, phải tách được khâu thực hiện và các quy định của văn bản pháp luật, vì không thể trông chờ rằng cứ đưa vào luật là có thể khắc phục được mọi thứ", ông Hùng khẳng định.
Riêng việc xử lý sự khác biệt hiện nay trong quy định về quản lý nhà nước trong đấu thầu, một trong những nguyên nhân không nhỏ tạo nên những vướng mắc trong hoạt động đấu thầu, ông Hùng cho biết, đang chờ ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Hiện tại, có ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật đấu thầu mua sắm công sẽ là luật gốc, tức là các quy định của luật khác phải theo. Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng, Luật này cũng phải tôn trọng những hoạt động đấu thầu mang tính đặc thù như dầu khí... đã được quy định trong các luật chuyên ngành khác.