Luật Bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới

Thứ Bảy 22:14 14-03-2009

LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG MALAYSIA 1999

 

Luật ban hành nhằm mục đích bảo vệ người tiêu dùng, thành lập Hội đồng tư vấn người tiêu dùng quốc gia và Thiết chế giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng và các vấn đề liên quan. Luật được ban hành bởi Quốc hội Malaysia như sau:

PHẦN I : QUY ĐỊNH CHUNG

1.         Tiêu đề và chú thích  

2.         Phạm vi áp dụng

3.         Giải thích

4.         Nguyên tắc áp dụng luật

5.         Bảo đảm các quy định liên quan

6.         Không được rút khỏi hợp đồng  

7.         Chỉ định thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan giám sát  
 

PHẦN II : CÁC HÀNH VI SAI LỆCH, DỐI TRÁ, TUYÊN BỐ DỐI TRÁ VÀ CÁC HÀNH VI KHÔNG LÀNH MẠNH

8.         Giải thích thuật ngữ

9.         Hành vi sai lệch

10.    Sự tuyên bố sai lệch hoặc gây nhầm lẫn 

11.    Sự tuyên bố sai trái và những hành vi gây nhầm lẫn khác liên quan đến đất

12.    Chỉ dẫn sai về giá

13.    Quảng cáo mang tính quấy nhiễu

14.    Quà tặng, giải thưởng và chào hàng tự do, v.v

15.    Tuyên bố hàng hóa có hạn

16.    Yêu cầu thanh toán hoặc đồng ý nhận tiền thanh tóan nhưng không cung cấp

17.    Hợp đồng dịch vụ tương lai

18.    Suy đoán trách nhiệm đối với quảng cáo


PHẦN III :TÍNH AN TOÀN CỦA HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ

19.    Tiêu chuẩn an tòan

20.    Tuân thủ tiêu chuẩn an toàn

21.    Yêu cầu an tòan chung cho sản phẩm 

22.    Giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý  

23.    Ngăn cấm đối với hàng hóa không an tòan

24.    Cấm nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ


PHẦN IV : SỰ VI PHẠM, BIỆN HỘ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LIÊN QUAN ĐẾN PHẦN II VÀ III

25.    Việc xâm phạm quy định của Phần II và III là các hành vi vi phạm

26.    Sự vi phạm là do hành vi hoặc lỗi của người khác

27.    Giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý đối với nguyên nhân sơ suất, tai nạn, v.v.

28.    Giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý đối với xuất bản hoặc quảng cáo

29.    Thẩm quyền của Toà án trong việc ra quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bổ sung 


PHẦN V :CÁC ĐIỀU KHOẢN BẢO HÀNH VỀ CUNG CẤP HÀNG HOÁ

30.    Phạm vi áp dụng

31.    Bảo hành về quyền

32.    Bảo hành về chất lượng có thể chấp nhận được

33.    Bảo hành phù hợp với mục đích nhất định

34.    Bảo hành hàng hoá tuân theo đúng mô tả

35.    Bảo hành hàng hoá tuân theo đúng mẫu

36.    Bảo hành về giá

37.    Bảo hành về sửa chữa và phụ tùng thay thế

38.    Bảo hành đặc biệt của nhà sản xuất

          PHẦN VI :QUYỀN ĐỐI VỚI NHÀ CUNG CẤP VỀ CÁC ĐIỀU KHOẢN BẢO HÀNH VỀ CUNG CẤP HÀNG HOÁ

39.    Quyền đòi đền bù của người tiêu dùng đối với nhà cung cấp

40.    Ngoại lệ về bảo hành về chất lượng có thể chấp nhận được 

41.    Lựa chọn đối với nhà cung cấp trong trường hợp hàng hoá không tuân thủ điều khoản bảo hành

42.    Đáp ứng yêu cầu khắc phục hậu quả

43.    Mất quyền từ chối hàng hoá

44.    Không đảm bảo đặc tính chủ yếu

45.    Cách thức từ chối hàng hoá

46.    Lựa chọn của người tiêu dùng về hoàn trả hoặc thay thế

47.    Đánh giá thiệt hại trong trường hợp thuê-mua

48.    Trách nhiệm thông báo

49.    Trách nhiệm của người uỷ thác và người cung cấp vốn

PHẦN VII :QUYỀN ĐỐI VỚI NHÀ SẢN XUẤT VỀ CÁC ĐIỀU KHOẢN BẢO HÀNH VỀ CUNG CẤP HÀNG HOÁ

50.    Quyền đòi đề bù của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất

51.    Ngoại lệ về quyền đòi đền bù đối với nhà sản xuất

52.    Lựa chọn đối với nhà sản xuất trong trường hợp hàng hoá không tuân thủ điều khoản bảo hành

 

PHẦN VIII :BẢO HÀNH VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ

53.    Bảo hành về dịch vụ chăm sóc và kỹ năng thích hợp

54.    Bảo hành về phù hợp với mục đích nhất định

55.    Bảo hành về thời hạn hoàn thành

56.    Bảo hành về giá


PHẦN IX :QUYỀN ĐỐI VỚI NHÀ CUNG CẤP VỀ CÁC ĐIỀU KHOẢN BẢO HÀNH VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ

 

57.    Quyền đòi đền bù của người tiêu dùng đối với nhà cung cấp

58.    Ngoại lệ về quyền đòi đền bù đối với nhà cung cấp liên quan đến dịch vụ

59.    Hợp đồng về sản phẩm và nguyên liệu

60.    Lựa chọn đối với nhà cung cấp trong trường hợp nhà cung cấp không tuân thủ điều khoản bảo hành

61.    Mất quyền huỷ bỏ hợp đồng

62.    Không đảm bảo đặc tính chủ yếu

63.    Quy định áp dụng đối với việc huỷ bỏ hợp đồng

64.    Hiệu lực của việc huỷ bỏ hợp đồng

65.    Thẩm quyền của Toà án trong việc ra quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bổ sung




PHẦN X :TRÁCH NHIỆM VỀ SẢN PHẨM

 

66.    Giải thích thuật ngữ

67.    Ý nghĩa của “lỗi”

68.    Trách nhiệm đối với sản phẩm lỗi

69.    Phạm vi trách nhiệm đối với thua lỗ hoặc thiệt hại

70.    Áp dụng các quy định luật định khác

71.    Cấm loại trừ trách nhiệm

72.    Giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý cho bị cáo


PHẦN XI :HỘI ĐỒNG TƯ VẤN NGƯỜI TIÊU DÙNG QUỐC GIA

73.     Thành lập Hội đồng tư vấn người tiêu dùng quốc gia

74.     Thành viên Hội đồng

75.    Thực thi tạm thời chức năng Chủ tịch Hội đồng

76.    Vị trí công tác trống

77.     Thu hồi quyết định bổ nhiệm

78.     Từ chức

79.    Bổ sung vị trí công tác trống

80.    Thư ký Hội đồng và các cán bộ khác

81.    Trợ cấp

82.    Hội đồng có thể mời các thành viên khác tham gia các phiên họp

83.    Giá trị pháp lý của hành vi và vụ kiện

Các quy định liên quan đến Hội đồng  

 

PHẦN I : QUY ĐỊNH CHUNG

1. Giới thiệu và chú thích

(1) Luật này có thể được viện dẫn như Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 1999.

(2) Bộ trưởng sẽ quy định ngày có hiệu lực của luật này qua thông báo của Công báo. Bộ trưởng có thể chỉ định ngày có hiệu lực khác cho một số điều khoản của Luật này  

2. Đối tượng điều chỉnh  

(1) Theo quy định của tiểu mục (2), Luật này được áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ được chào bán hoặc cung cấp cho một hoặc một số người tiêu dùng  

(2) Luật này không áp dụng đối với:

(a)  Chứng khoán được quy định trong Luật kinh doanh chứng khoán 1983  [Luật 280]

(b) Đối với hợp đồng trong tương lai quy định trong Luật kinh doanh hàng hóa mua bán giao sau 1993 [Luật 499]

(c) Đối với hợp đồng được ký kết trước khi Luật này có hiệu lực   

(d) Liên quan đến đất hoặc các quyền lợi gắn với đất trừ trường hợp được quy định chi tiết trong Luật này

(e) Đối với dịch vụ được cung cấp bởi những nhà cung cấp thuộc các lĩnh vực được điều chỉnh bởi văn bản luật khác

(f) Đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe do nhà cung cấp sức khỏe chuyên nghiệp hoặc các cơ sở y tế cung cấp; và  

(g) Đối với các giao dịch thương mại được tạo bởi các phương tiện điện tử trừ trường hợp do Bộ trưởng quy định  

(3) Dù có quy định tại tiểu mục (1) và (2), Luật này vẫn có thể được áp dụng cho mọi vấn đề quy định tại Điều 103

(4) Việc áp dụng Luật này sẽ được bổ sung và không ảnh hưởng đến bất kỳ luật nào điều chỉnh quan hệ hợp đồng

3. Giải thích thuật ngữ

(1) Trong luật này, trừ khi có quy định khác, "có được" liên quan đến

(a) hàng hóa, bao gồm hàng hóa có được do mua, trao đổi hoặc thuê (động sản hoặc bất động sản), hoặc thuê mua

(b) dịch vụ, bao gồm chấp nhận dịch vụ bằng bất kỳ cách thức nào và "có được" cũng sẽ được hiểu như vậy  

"Quảng cáo" bao gồm các hình thức quảng cáo, có hoặc không có lời nói hoặc viết hoặc các âm thanh, chữ viết khác và có hoặc không được chứa đựng hoặc phát hành trong các ấn phẩm và bao gồm sự quảng cáo-

(a) Bằng việc thể hiện thông báo;

(b) Bằng các phương tiện như ca-ta-lô, danh sách giải, giấy báo gửi khách hàng, nhãn, thẻ hoặc các văn bản hoặc chất liệu khác   

(c) bằng triển lãm phim, tranh hoặc hình ảnh hoặc 

(d) bằng các phương tiện rađiô, tivi, viễn thông hoặc các phương tiện tương tự   

"Kinh doanh" là mọi cam kết được thực hiện để đạt được hoặc trao cho và do đó thu nhận hoặc cung cấp hàng hóa với một giá nhất định

"Người tiêu dùng" là người -

(a) nhận được hàng hóa hoặc dịch vụ để sử dụng cho mục đích cá nhân, sử dụng trong hộ gia đình, sử dụng hoặc tiêu dùng, và

(b) không sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc dùng hàng hóa dịch vụ vào mục đích

(i) cung cấp lại vì mục đích thương mại;

(ii) tiêu dùng chúng vào quá trình sản xuất; hoặc  

(iii) trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ sửa chữa hoặc xử lý, các hàng hóa và tài sản gắn liền với đất khác;

"Thủ trưởng cơ quan giám sát", "Phó thủ trưởng cơ quan giám sát" và "Trợ lý thủ trưởng cơ quan giám sát" là người được chỉ định theo quy định tại phần 7;

"Hội đồng" hoặc "Hội đồng quốc gia tư vấn người tiêu dùng" là hội đồng được thành lập theo quy định của phần 73;

"Chứng từ tín dụng" là bất kỳ hợp đồng, thỏa thuận miệng hoặc văn bản thừa nhận nghĩa vụ phải trả một hoặc nhiều khoản tiền theo yêu cầu hoặc tại thời điểm trong tương lai

"Hàng hóa" là hàng hóa được mua hoặc sử dụng hoặc tiêu dùng chủ yếu cho mục đích cá nhân, sử dụng trong hộ gia đình và bao gồm -

(a) hàng hóa gắn với, hoặc kết hợp với bất kỳ tài sản nào;

(b) động vật, bao gồm cả thủy sản

(c) tàu thủy và các phương tiện vận tải

(d) các vật dụng; và   

(e) cây cối, mùa màng ở trên, dưới hay gắn với đất nhưng không bao gồm trái quyền, gồm có các chứng từ có giá, cổ phiếu, giấy nợ và tiền

"trung tâm chăm sóc sức khỏe" là nơi mà một hoặc nhiều người trong cộng đồng có thể nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe;

"Chuyên gia chăm sóc sức khỏe" bao gồm người hành nghề y, nha sẽ, dược sỹ, tâm lý trị liệu, y tá, hộ sinh, trợ lý y khoa, vật lý trị liệu, trị liệu bằng phương pháp giao việc, và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có liên quan khác và những người có liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ y tế, sức khỏe, nha khoa, dược hoặc các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác;

"dịch vụ chăm sóc sức khỏe" bao gồm:

(a) y tế, nha khoa, điều dưỡng, hộ sinh, dược, cứu thương, dịch vụ y tế kèm theo khác và các dịch vụ khác cung cấp bởi các chuyên gia chăm sức khỏe;

(b) các trung tâm nhằm mục đích cung cấp bất kỳ dịch vụ chăm sóc sức khỏe nào;

(c) các dịch vụ chiếu chụp, chẩn đoán hoặc điều trị  cho những người đang bị hoặc chẩn đoán là bị mắc các bệnh dịch, chấn thương, hoặc thiểu năng về tâm thần hoặc thể chất;

(d) các dịch vụ phòng bệnh hoặc cải thiện sức khỏe;

(e) các dịch vụ do các chuyên gia chăm sóc sức khỏe bán chuyên nghiệp cung cấp

(f) các dịch vụ chữa bệnh bằng thức ăn đặc biệt, hoặc chữa bệnh bằng bất kỳ phương thức không bình thường nào đối với cơ thể con người bằng việc ứng dụng bất kỳ máy móc, dụng cụ, thiết bị, phương tiện hoặc các công nghệ y học nào  

(g) các dịch vụ liên quan đến sức khỏe bao gồm các dịch vụ y tế truyền thống và các dịch vụ y tế khác;

"nhà sản xuất" là người tiến hành hoạt động kinh doanh gồm lắp ráp, chế tạo, hoặc chế biến hàng hóa bao gồm-

(a) bất kỳ người nào tham gia vào thị trường với tư cách người sản xuất ra hàng hóa  

(b) bất kỳ người nào gắn thương hiệu, nhãn, hoặc là dấu hiệu của mình hoặc cho phép thương hiệu, nhãn hoặc là dấu hiệu của mình được gắn lên hàng hóa; và

(c) người nhập khẩu hoặc phân phối hàng hóa đó trong trường hợp hàng hóa được sản xuất ngoài Malaysia và nhà sản xuất nước ngòai sản xuất ra hàng hóa đó không có cơ sở kinh doanh tại Malaysia;

 "trụ sở" là bất kỳ địa điểm, tòa nhà hoặc phương tiện đi lại nào dù lâu dài hay tạm thời;

"được quy định" là được Luật này hoặc bất kỳ quy định nào theo Luật này quy định, và trong trường hợp không có cách tiếp cận khác, là được quy định theo trình tự phát hành trên công báo  

"Giá" bao gồm nghĩa vụ đối ứng dưới bất kỳ dạng nào, trực tiếp hoặc gián tiếp, và bao gồm bất kỳ nghĩa vụ đối ứng có hiệu lực liên quan đến mua hoặc bán hàng hóa hoặc dịch vụ dù biểu hiện là liên quan đến vấn đề hoặc sự việc khác;

"Ấn phẩm" bao gồm quảng cáo đến công chúng hoặc nhóm đối tượng thuộc công chúng nào bằng các phương tiện, và "xuất bản" được hiểu phù hợp với cách hiểu này;

"Hồ sơ sổ sách" bao gồm sổ sách kế tóan, sổ sách ngân hàng, giấy biên nhận, tài liệu chứng minh thanh toán, thư tín và các tài liệu khác bất kể là trên giấy tờ hay phương tiện điện tử, hình ảnh hoặc các dạng khác nhưng không bao gồm bệnh án của bệnh nhân;

"các quy định" là những quy định lập thành theo quy định của Luật này;

"chứng khoán" bao gồm bất kỳ khoản nợ nào;

"dịch vụ" bao gồm bất kỳ quyền, lợi ích, đặc quyền hoặc tiện nghi nào được cung cấp, chuyển nhượng dưới dạng hợp đồng nhưng không bao gồm quyền, lợi ích hoặc đặc quyền dưới dạng cung cấp hàng hóa hoặc thực hiện công việc theo hợp đồng  

"chi nhánh" được giải nghĩa theo quy định của Luật công ty 1965 [Luật số 125];

"nhà cung cấp" là người tham gia vào hoạt động thương mại

(a) cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng bằng cách chuyển quyền sở hữu hoặc quyền chiếm giữ hàng hóa thông qua hợp đồng bán, trao đổi, cho thuê (động sản và bất động sản), thuê mua mà người đó là một bên của hợp đồng; hoặc

(b) cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng và bao gồm

(i) khi quyền của người cung cấp được chuyển bằng sự chuyển nhượng hoặc do pháp luật quy định

(ii) Nhà đầu tư đã bỏ tiền vào chứng khoán của hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng nếu toàn bộ hoặc một phần giá hàng hóa được thanh tóan theo quy trình của việc vay nợ và người cung cấp hàng hóa là người nợ

(iii) Người, thông qua hoạt động thương mại, chỉ định hoặc được chỉ định hàng hóa đến nhà đầu tư để cho phép người đó cung cấp hàng hóa hoặc loại hàng hóa đó đến người tiêu dùng; và

(iv) Người làm đại lý thương mại cho người khác mà người giao đại lý đó không cung cấp hàng hóa vào thị trường

"cung cấp", liên quan đến -

(a) hàng hóa, là cung cấp hoặc tái cung cấp thông qua phương thức bán, trao đổi, thuê (động sản và bất động sản), thuê mua; 

(b) dịch vụ, là cung cấp, chuyển nhượng;

"Luật này" bao gồm bất kỳ quy định kèm theo Luật này;

"thương mại" là buôn bán, kinh doanh, có hoạt động, ngành nghề liên quan đến thương mại, hoặc công việc kinh doanh liên quan đến cung cấp hoặc thu mua hàng hóa hoặc dịch vụ;

"Tòa án" là Tòa giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng được thành lập theo quy định của mục 85

(2) Trong Luật này, sự liên quan đến

(a) tham gia vào một hành vi sẽ được hiểu là liên quan đến tiến hành hoặc không tiến hành một hành vi và bao gồm  

(i) Bỏ sót thực hiện hành vi; hoặc

(ii) làm cho một hành vi, tùy vào hoàn cảnh, được hiểu là sẽ hoặc sẽ không được thực hiện;

(b) thu nhận được hàng hóa bao gồm đạt được quyền sở hữu hoặc quyền liên quan đến hàng hóa liên quan đến cung cấp hàng hóa  

(c) Cung cấp hoặc thu mua hàng hóa hoặc dịch vụ bao gồm việc liên quan đến hợp đồng cung cấp hoặc thu mua hàng hóa hoặc dịch vụ bao gồm hợp đồng cung cấp hoặc nhận hàng hóa hoặc dịch vụ;

(d) cung cấp hoặc thu nhận hàng hóa bao gồm reference đến cung cấp hoặc thu nhận hàng hóa cũng như hàng hóa hoặc dịch vụ khác hoặc cả hai;

(e) cung cấp hoặc thu nhận dịch vụ bao gồm reference đến cung cấp hoặc thu nhận dịch vụ cùng với hàng hóa hoặc dịch vụ khác hoặc cả hai;

(f) tái cung cấp hàng hóa từ một người bao gồm a reference to -

(i) cung cấp hàng hóa từ một người khác bằng một cách thức hoặc điều kiện khác; và  

(ii) cung cấp hàng hóa khác cho một người khác mà hàng hóa thu được đã được tích hợp

(3) Trong Luật này, để xác định thời gian áp dụng cho việc bảo hành -

(a) hàng hóa sẽ được coi như đã cung cấp khi người mua nhận được quyền chiếm hữu hàng hóa đó;

(b) dịch vụ được coi là đã cung cấp tại thời điểm khi dịch vụ đã cung cấp, nhận hoặc trao .

(4) Với Luật này, sự xác nhận, lời cam kết hay đại diện bởi bất kỳ danh nghĩa nào cũng được cho là một sự bảo hành rõ ràng nếu nó giống hoặc về căn bản là giống với một sự bảo hành rõ ràng  

4. Loại bỏ quyền lựa chọn pháp luật

Luật này sẽ có hiệu lực pháp luật bất kể điều khoản hợp đồng nào áp dụng hoặc viện dẫn pháp luật nước ngoài mà theo các quy định đó cho phép bên áp dụng nó tránh được các quy định của Luật này

5. Đảm bảo quy định của các văn bản liên quan

Các quy định trong Luật này sẽ không làm mất hiệu lực hay ngăn cản hiệu lực của 

(a) bất kỳ văn bản luật nào quy định nghĩa vụ của nhà cung cấp nghiêm khắc hơn các quy định của Luật này;

(b) bất kỳ văn bản luật nào không trái với Luật này được sử dụng trong các hợp đồng cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ;

(c) bất kỳ văn bản luật nào liên quan đến hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc; hoặc

(d) bất kỳ điều khoản của bất kỳ văn bản hợp đồng giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng trong phạm vi mà các điều khoản này

(i) quy định nghĩa vụ của nhà cung cấp nghiêm khắc hơn so với quy định trong Luật này; hoặc

(ii) đưa ra các biện pháp khắc phục có lợi hơn cho người tiêu dùng so với quy định của Luật này

6. Không được rút khỏi hợp đồng

(1) Các quy định của Luật này sẽ có hiệu lực bất kể trong hợp đồng có những điều khỏan có nội dung đi ngược lại.

(2) Mọi nhà cung cấp và nhà sản xuất có mục đích không đảm bảo bất kỳ điều khỏan nào của Luật này là phạm pháp.

(3) Quy định của tiểu mục (1) sẽ không ngăn cản người tiêu dùng có khiếu nại theo quy định này được thỏa thuận giải quyết khiếu nại. 

7. Chỉ định thủ trưởng cơ quan Giám sát, phó thủ trưởng cơ quan giám sát, v.v

(1) Bộ trưởng có thể chỉ định từ các công chức một thủ trưởng cơ quan Giám sát và một số phó thủ trưởng cơ quan giám sát về vấn đề người tiêu dùng, trợ lý thủ trưởng và một số nhân viên khác cần thiết đề thực thi Luật này

(2) Thủ trưởng cơ quan giám sát thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình theo quy định này, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng   

(3) Phó thủ trưởng, trợ lý và các nhân viên khác nêu tại tiểu mục (1) sẽ chịu sự chỉ đạo và giám sát của Thủ trưởng cơ quan giám sát

(4) Phó thủ trưởng cơ quan giám sát có thể thực hiện toàn bộ chức năng và trách nhiệm và thực hiện mọi quyền lực của thủ trưởng cơ quan giám sát theo Luật này

(5) Các chuyên viên được giao nhiệm vụ theo quy định của mục này là công chức theo quy định của Bộ luật hình sự [Luật số 574].

 

PHẦN II : CÁC HÀNH VI SAI LỆCH, DỐI TRÁ, TUYÊN BỐ DỐI TRÁ VÀ CÁC HÀNH VI KHÔNG LÀNH MẠNH


8. Giải thích thuật ngữ.
Trong phần này các thuật ngữ được hiểu như sau:

(a) "dối trá", "sai lệch" hoặc "lừa bịp", liên quan đến hành vi, lời tuyên bố hoặc thông lệ là hành vi, lời tuyên bố hoặc thông lệ có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và

(b) "giá", liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ, không nhất thiết phải theo cách hiểu quy định tại mục 3, có nghĩa là

(i) tổng số tiền mà người tiêu dùng phải chi cho việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc

(ii) loại trừ tại tiểu mục 12(3) và (4), mọi cách thức được áp dụng để xác định tổng số

9. Hành vi sai lệch

Không người nào sẽ cam kết tham gia vào một hành vi

(a) liên quan đến hàng hóa, gây nhầm lẫn hoặc dối trá hoặc được cho là gây nhầm lẫn hoặc dối trá đối với xã hội về bản chất, quy trình sản xuất, đặc tính, mục đích sử dụng, hoặc số lượng hàng hóa; hoặc

(b) liên quan đến dịch vụ, gây nhầm lẫn hoặc dối trá hoặc được cho là gây nhầm lẫn hoặc dối trá đối với xã hội về bản chất, quy trình sản xuất, đặc tính, mục đích sử dụng, hoặc số lượng của dịch vụ  

10. Sự tuyên bố sai lệch hoặc gây nhầm lẫn 

(1) Không người nào được tuyên bố sai lệch hoặc gây nhầm lẫn đối với

(a) hàng hóa là loại, tiêu chuẩn, chất lượng, phẩm cấp, số lượng, thành phần, kiểu dáng cụ thể

(b) hàng hóa có lịch sử cụ thể hoặc có quá trình sử dụng trước đó được xác định;

(c) dịch vụ thuộc loại, tiêu chuẩn, chất lượng hoặc số lượng cụ thể

(d) dịch vụ được cung cấp bởi nhà cung cấp cụ thể hoặc bất kỳ người nào bằng cách thức kinh doanh, khả năng hoặc kỹ năng đặc thù;

(e) một người cụ thể đồng ý nhận hàng hóa hoặc dịch vụ;

(f) hàng hóa mới hoặc tân trang;

(g) hàng hóa đã được sản xuất, chế tạo, chế biến hoặc tân trang tại một thời điểm cụ thể;

(h) hàng hóa hoặc dịch vụ có chế độ tài trợ, ưu đãi trả lại, được chứng thực, có đặc tính vận hành, phụ kiện, tính hữu ích hoặc lợi ích; 

(i) người có bất kỳ chế độ tài trợ, ưu đãi trả lại, chứng thực hoặc xác nhận;

(k) liên quan đến sự tồn tại, loại trừ hoặc tác động của bất kỳ điều kiện, bảo hành, quyền hoặc biện pháp khắc phục; hoặc

(l) liên quan đến nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa

(2) Trong mục này, “số lượng” bao gồm chiều dài, bề rộng, chiều cao, diện tích, khối lượng, công suất, thể tích và số lượng

11. Sự tuyên bố sai trái và những hành vi gây nhầm lẫn khác liên quan đến đất  (1) Không người nào được bán hoặc chuyển nhượng hoặc có thể bán hoặc chuyển nhượng quyền lợi gắn với đất bằng việc khuyến khích bởi bất kỳ cách bán hoặc chuyển nhượng quyền lợi gắn với đất mà-

(a) dối trá rằng bất kỳ người nào được tài trợ, ưu đãi, chứng thực hoặc xác nhận; hoặc

(b) lừa dối hoặc gây nhầm lẫn liên quan đến một hoặc tất cả các điều sau:   

(i) bản chất của quyền lợi trên đất; 

(ii) giá có thể trả cho đất

(iii) vị trí của đất;

(iv) đặc tính của đất;

(v) dụng ích mà đất có thể đem lại;

(vi) sự tồn tại của công trình gắn với đất.

(2) Trong mục này, "quyền lợi", gắn với đất là các quyền lợi gắn với đất được hoặc có thể đăng ký bao gồm-

(a) quyền chiếm hữu đất hoặc tòa nhà hoặc một phần của tòa nhà xây trên đất, quyền phát sinh do nắm giữ cổ phiếu, hoặc hợp đồng mua cổ phiếu của công ty sở hữu đất hoặc tòa nhà, hoặc

(b) quyền hoặc đặc quyền đối với hoặc liên quan đến đất.

(3) Mục này không áp dụng đối với phòng ở quy định tại Luật phát triển nhà ở (quản lý và cấp phép) năm 1966 trừ trường hợp được quy định tại Mục 103.

12. Chỉ dẫn sai về giá

(1) Một người bị coi là vi phạm commits an offence-

(a) Nếu anh ta chỉ dẫn sai người tiêu dùng về giá của bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào; hoặc

(b) Nếu chỉ dẫn của người đó cho người tiêu dùng về giá hàng hóa hoặc dịch vụ và sau đó đã không tiến hành các bước cần thiết để ngăn không để người tiêu dùng tin theo chỉ dẫn đó

(2) Theo tiểu mục (1), sẽ không phân biệt

(a) dù người đưa ra chỉ dẫn trên danh nghĩa của anh ta hay đại diện cho người khác;

(b) dù người đưa ra chỉ dẫn là một người hay thuộc một nhóm người có sản phẩm hoặc dịch vụ;

(c) dù chỉ dẫn gây nhầm lẫn cho tất cả những người tiêu dùng được cung cấp hay chỉ một vài trong số đó.


(3) Theo quy định của mục này, một chỉ dẫn gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về giá hoặc cách thức xác định giá nếu điều mà chỉ dẫn truyền đạt hoặc điều mà người tiêu dùng có thể mong đợi một cách hợp lý được suy ra từ chỉ dẫn hoặc bất kỳ sự bỏ quên nào từ nó, bao gồm:

(a) giá hoặc cách tính không như thực tế vốn có của nó

(b) giá hoặc cách tính không dựa trên thực tế hoặc những vấn đề mà thực tế nó phải căn cứ vào;

(c) giá hoặc cách tính tính cả những vấn đề đã được tính bổ sung;

(d) một người trên thực tế không có mong đợi đó cho rằng 

(i) giá tăng hoặc giảm bất kể tại thời điểm nhất định hoặc theo một lượng nhất định

(ii) giá, hoặc giá đã tăng hoặc giảm, tuỳ vào trường hợp, được duy trì bất kể tại một giai đoạn nhất định nào;

(iii) phương pháp được thay thế cho dù tại một thời điểm nhất định nào

(iv) phương pháp hoặc phương pháp đã được thay thế, tùy trường hợp, được duy trì cho dù tại một giai đoạn nhất định nào;

(e) về thực tế hoặc hoàn cảnh mà người tiêu dùng có thể mong muốn một cách hợp lý cho rằng giá trị của bất kỳ sự so sánh nào được tạo bởi hoặc suy ra từ chỉ dẫn không như trên thực tế that the facts or circumstances by reference to which the consumer may reasonably be expected to judge the validity of any relevant comparison made or implied by the indication are not what they in fact are.

(4) Theo quy định của tiểu mục (3)(e), sự so sánh là sự so sánh liên quan đến giá hoặc phương thức xác định giá, tùy từng trường hợp cụ thể, nếu đó là sự so sánh giữa giá hoặc cách tính giá đó hoặc bất kỳ giá nào được xác định bởi cách đó và 

(a) bất kỳ giá hoặc giá trị nào được tuyên bố hay ngụ ý hoặc được quy cho hàng hóa hoặc dịch vụ được nói đến; hoặc

(b) bất kỳ cách thức nào được tuyên bố, ngụ ý hoặc có thể được áp dụng để xác định giá hoặc giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ được nói đến, hoặc giá hoặc giá trị của bất kỳ hàng hóa, dịch vụ nào khác

13. Quảng cáo mang tính quấy nhiễu
(1) Không người nào được quảng cáo cung cấp một hàng hóa dịch vụ với giá cụ thể mà người đó

(a) không dự tính đề nghị cung cấp; hoặc

(b) không có căn cứ đáng tin cậy nào cho rằng có thể được cung cấp, với giá đó trong thời hạn đó và với số lượng mà có thể hợp lý đối với thị trường mà người đó tiến hành hoạt động kinh doanh và bản chất của quảng cáo .

(2) Người bị truy tố vì cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng vi phạm tiểu mục (1) có thể chống lại bằng cách chứng minh rằng:

(a) Anh ta đề nghị cung cấp hàng hóa hoặc dẫn đến việc người khác cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ được quảng cáo và người tiêu dùng chấp nhận lời đề nghị này, theo cách đó anh ta đã cung cấp hoặc dẫn đến người khác cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ; hoặc

(b) Anh ta đề nghị cung cấp ngay tức khắc cho người tiêu dùng hoặc dẫn đến người khác cung cấp cho người tiêu dùng trong một thời gian hợp lý hàng hóa hoặc dịch vụ tương đương với số lượng hợp lý và giá như đã quảng cáo và người tiêu dùng đã chấp nhận lời đề nghị đó. 

14. Quà tặng, giải thưởng và chào hàng miễn phí, v.v.

(1) Không người nào được chào hàng với bất kỳ quà tặng, giải thưởng hoặc các món đồ miễn phí khác-

(a) mà cố ý không cung cấp chúng; hoặc

(b) cố ý không cung cấp như đã chào hàng

(2) Không người nào được chào hàng với bất kỳ quà tặng, giải thưởng hoặc món đồ miễn phí khác cho việc mua bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ nào cho dù có phụ thuộc vào việc mua hàng hoặc dịch vụ khác hay không

(a) tính giá cao hơn giá thông thường đối với hàng hóa và dịch vụ được mua; hoặc

(b) giảm chất lượng hoặc số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được mua.

(3) Một người đề nghị quà tặng, giải thưởng hoặc các món đồ miễn phí có thể áp đặt những điều kiện hợp lý cho lời đề nghị

(4) Khi một người áp đặt điều kiện cho lời đề nghị của mình, anh ta sẽ -

(a) phải mô tả rõ ràng điều kiện;

(b) bảo đảm rằng điều kiện đó phải rõ ràng gần với khái niệm “miễn phí” hoặc “lời đề nghị miễn phí”, tùy từng trường hợp cụ thể; và

(c) bảo đảm rằng dung lượng cho việc mô tả điều kiện phải ít nhất bằng một nửa dung lượng dành cho việc diễn tả “miễn phí” hoặc “lời đề nghị miễn phí”.

(5) Theo mục tiêu của mục này

"miễn phí" hoặc "lời đề nghị miễn phí" bao gồm bất kỳ sự thể hiện nào có nghĩa tương đồng ;

"giá thông thường" là giá của hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự thường được bán trên thị trường.

15. Tuyên bố hàng hóa có hạn

(1) Không người nào khi cung cấp hàng hóa hoặc đề nghị cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng được nói rằng hàng hóa là có hạn trừ khi việc biên soạn, in ấn, đúc, làm thủ công hoặc sản xuất bị hạn chế
(a) bởi việc xác định trước về số lượng tối đa; hoặc

(b) số lượng hàng đặt hàng trong một thời gian ngắn hợp lý.

(2) Việc hàng hóa có hạn sẽ được tuyên bố rõ ràng -

(a) Số lượng tối đa của hàng hóa được chào bán; và

(b) thời gian xác định hoặc ngày mà hàng hóa được chào bán  

(3) Tuyên bố như đã nói tại tiểu mục (2) phải được để rõ ràng cùng với tuyên bố hàng hóa có hạn

16. Yêu cầu thanh toán hoặc đồng ý nhận tiền thanh tóan nhưng không cung cấp Không người nào được phép yêu cầu hoặc đồng ý nhận tiền thanh tóan hoặc các nghĩa vụ đối ứng khác đối với hàng hóa hoặc dịch vụ nếu tại thời điểm yêu cầu hoặc chấp nhận người đó -

(a) không có ý định cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ;

(b) có ý định cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ khác cơ bản so với hàng hóa hoặc dịch vụ được đề nghị hoặc đồng ý thanh toán   

(c) không có cơ sở đáng tin cậy nào cho thấy anh ta có khả năng cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ với thời hạn xác định hoặc thời gian hợp lý

17. Hợp đồng dịch vụ tương lai

(1) Theo mục này thì “hợp đồng dịch vụ giao sau” là hợp đồng dịch vụ cho người tiêu dùng được cung cấp dựa trên phương thức tiếp nối và có thể được quy định bởi Bộ trưởng

(2) Người tiêu dùng hủy bỏ hợp đồng dịch vụ giao sau sẽ phải trả cho người cung cấp các khoản sau:

(a) 5% tổng giá trị hợp đồng;

(b) giá trị của hàng hóa mà người tiêu dùng sử dụng hoặc đang giữ; hoặc

(c) tỉ lệ phần trăm tổng giá trị hợp đồng cho phần dịch vụ mà người tiêu dùng đã nhận

(3) khi người tiêu dùng đã trả cho nhà cung cấp nhiều hơn những khoản mà người cung cấp được phạt theo quy định tại đoạn (2)(a), (b) or (c), người cung cấp sẽ phải trả phần tiền dư trong vòng 14 ngày từ ngày hủy

(4) Việc hủy hợp đồng dịch vụ giao sau sẽ có hiệu lực -

(a) tại thời điểm mà người cung cấp được thông báo về việc hủy; hoặc 

(b) tại thời điểm người tiêu dùng biểu thị cho người cung cấp bằng cách thức hợp lý tùy thuộc vào hoàn cảnh ý định hủy bỏ hợp đồng dịch vụ giao sau khi không thể truyền đạt cho người cung cấp.


(5) Theo quy định của tiểu mục (6), việc hủy bỏ hợp đồng dịch vụ giao sau có thể được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc hành vi hoặc cả hai miễn là có thể thể hiện ý muốn của người tiêu dùng về việc hủy hợp đồng và không cần thiết phải sử dụng một mẫu từ cụ thể miễn là ý định đó rõ ràng

(6) Khi có thể truyền đạt một cách hợp lý cho nhà cung cấp, tiểu mục (5) sẽ có hiệu lực theo bất kỳ điều khỏan rõ ràng nào trong hợp đồng dịch vụ giao sau yêu cầu thông báo hủy phải bằng văn bản  

18. Suy đoán trách nhiệm đối với quảng cáo

Khi hành vi hoặc tuyên bố liên quan đến hành hóa hoặc dịch vụ được công bố trong quảng cáo thì việc quảng cáo đó được coi là lập nên bởi

(a) người trực tiếp hoặc gián tiếp tuyên bố cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ;

(b) người có lợi ích từ mục quảng cáo đó; hoặc

(c) cả hai người trên, tùy từng trường hợp trừ khi chứng minh được điều ngược lại 

 


PHẦN III : TÍNH AN TÒAN CỦA HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ


19. Tiêu chuẩn an tòan

(1) Bộ trưởng có thể đưa ra những quy định tiêu chuẩn an toàn liên quan đến

(a) bất kỳ hàng hóa hoặc nhóm hàng hóa; và

(b) bất kỳ dịch vụ hay nhóm dịch vụ và có thể đưa ra các tiêu chuẩn an toàn khác nhau cho những hàng hóa, dịch vụ hoặc nhóm hàng hóa, nhóm dịch vụ khác nhau

(2) Tiêu chuẩn an toàn liên quan đến hàng hóa có thể liên quan đến một số hoặc tất cả những vấn đề sau:

(a) sự vận hành, kết cấu, thành phần, sản xuất, chế biến, thiết kế, xây dựng, hoàn tất hoặc đóng gói hàng hóa;

(b) thử nghiệm hàng hóa trong hoặc sau quá trình sản xuất hoặc chế biến;

(c) hình thức và nội dung của nhãn mác, cảnh báo, chỉ dẫn kèm theo hàng hóa

(3) Theo quy định của tiểu mục (1), Bộ trưởng có thể theo sự đề nghị của thủ trưởng cơ quan giám sát và sự tư vấn của cơ quan có thẩm quyền-

(a) thông qua tòan bộ hoặc một phần tiêu chuẩn an toàn của cơ quan có thẩm quyền; hoặc

(b) được các chuyên gia trong các lĩnh vực tương ứng tư vấn

(4) Khi không có tiêu chuẩn an toàn nào được quy định như tại tiểu mục (1), người cung cấp hoặc đề nghị cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ chấp nhận và tuân theo một tiêu chuẩn an toàn hợp lý do một người tiêu dùng hợp lý mong muốn và tương ứng với bản chất của hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan.

(5) Trong mục này, "cơ quan có thẩm quyền" là bất kỳ cá nhân, cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã xác định hoặc có chuyên gia xác định tiều chuẩn an toàn cho hàng hóa hoặc dịch vụ

(6) Phần này không áp dụng cho hàng hóa chăm sóc sức khỏe và thức ăn 

(7) Trong phần này, "hàng hóa chăm sóc sức khỏe" là bất kỳ hàng hóa nào được sử dụng cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe  


20. Tuân thủ tiêu chuẩn an toàn

Không người nào được cung cấp hàng hóa, chào hàng hoặc quảng cáo cung cấp hàng hóa dịch vụ không tuân thủ tiêu chuẩn an toàn như quy định của mục 19.

21. Yêu cầu an tòan chung cho sản phẩm 

Bên cạnh quy định của mục 20, không người nào được cung cấp hàng hóa, chào hàng hoặc quảng cáo cung cấp hàng hóa, dịch vụ không an tòan trong mọi hoàn cảnh, bao gồm

(a) phương thức và mục đích tiếp thị hàng hóa;

(b) Kiểu hàng hóa the get-up of the goods;

(c) Việc sử dụng bất kỳ nhãn hiệu nào liên quan đến hàng hóa; và

(d) Chỉ dẫn hoặc cảnh báo về việc giữ hoặc mua hàng hóa.


22. Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý  

(1) Tùy vào trường hợp cụ thể, hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ không bị coi là không tuân thủ yêu cầu của mục 20 hoặc 21 hoặc cả hai nếu chứng minh được rằng

(a) Sự không tuân thủ này là do đã thực hiện đúng theo yêu cầu của văn bản pháp luật khác; hoặc

(b) Sự không tuân thủ này là không thực hiện nhiều hơn yêu cầu của mục 20 và 21.

(2) Trong bất kỳ vụ kiện nào đối với việc vi phạm tại phần này, người bị cáo buộc vi phạm sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý nếu chứng minh được tại thời điểm anh ta cung cấp, chào hàng hoặc đồng ý cung cấp, hoặc bày bán hàng hóa dịch vụ, anh ta

(a) không được biết và  

(b) không có cơ sở đáng tin cậy nào để tin là hàng hóa hoặc dịch vụ không tuân thủ theo yêu cầu của mục 20 hoặc 21 hoặc cả hai

(3) Tiểu mục không áp dụng cho nhà sản xuất
23. Ngăn cấm đối với hàng hóa không an tòan

(1) Theo sự đề nghị của thủ trưởng cơ quan giám sát, Bộ trưởng có thể ban hành thông qua công báo chỉ thị với hàng hóa hoặc nhóm hàng hóa bị cấm hoặc có thể gây nguy hiểm cho người hoặc tài sản hoặc các nguyên nhân không an tòan khác  

(2) Khi có chỉ thị theo quy định của tiểu mục (1), người cung cấp phải tự bỏ chi phí để tiến hành các công việc sau

          (a) thu hồi lại toàn bộ hàng hóa bị cấm

(b) chấm dứt cung cấp hoặc đề nghị cung cấp hàng hóa bị cấm;

(c) chấm dứt quảng cáo hàng bị cấm   

(d) công bố công khai mọi thông tin liên quan đến -

(i) những đặc tính của hàng hóa bị cấm mà dẫn tới tính mất an toàn của chúng 

(ii) những trường hợp dẫn đến mất an toàn của hàng hóa khi sử dụng

(iii) các vấn đề khác liên quan đến hàng hóa bị cấm hoặc đến việc sử dụng chúng

(e) Sửa chữa hoặc thay thế hàng hóa bị cấm;

(f) hoàn trả lại tiền cho người mua hàng bị cấm hoặc giá trị của nghĩa vụ đối ứng trả cho hàng đó hoặc có thể ít hơn một cách hợp lý tương ứng với phần hàng hóa đã được sử dụng

(3) Khi có chỉ thị theo quy định của tiểu mục (1), thủ trưởng cơ quan giám sát có thể thông báo yêu cầu người cung cấp tiến hành các công việc được nói đến trong chỉ thị

(4) Thông báo được nói tại tiểu mục (3) phải được tống đạt trực tiếp đến người cung cấp và có thể thông qua các phương thức thông thường bao gồm đăng trên phương tiện thông tin công cộng miễn là thông báo đó rõ ràng và hợp lý

(5) Người cung cấp phải tuân thủ tất cả các yêu cầu và thông báo nói tại mục này

(6) Ngoài ra, khi chỉ thị nói tại tiểu mục (1) có hiệu lực

(a) không người nào được cung cấp, chào hàng hoặc quảng cáo cung cấp hàng hóa bị cấm và

(b) không nhà cung cấp nào được

(i) cung cấp loại hàng hóa có chứa lỗi hoặc đặc tính bị cấm được xác định trong chỉ thị về cấm hàng hóa; hoặc

(ii) cung cấp loại hàng hóa bị cấm trong chỉ thị trong mọi trường hợp

24. Cấm nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ 

Việc nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ không tuân theo các quy định tại phần này đều bị cấm

 

PHẦN IV : SỰ VI PHẠM, TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LIÊN QUAN ĐẾN PHẦN II VÀ III

25. Việc xâm phạm quy định của Phần II và III là các hành vi vi phạm

(1) Người nào vi phạm bất kỳ quy định nào của Phần II và III sẽ bị coi là phạm tội và sẽ chịu những trách nhiệm sau:

(a) nếu người đó là tổ chức thì sẽ bị phạt không quá hai trăm năm mươi ngàn ringgit, và đối với lần thứ hai hoặc lần tiếp theo là không quá năm trăm ngàn ringgit;

(b) nếu là cá nhân thì sẽ bị phạt không quá một trăm ngàn ringgit hoặc bị phạt tù không quá ba năm hoặc cả hai. Đối với lần thứ hai hoặc lần tiếp theo sẽ bị phạt không quá hai trăm năm mươi ngàn ringgit hoặc bị phạt tù không quá 6 năm hoặc cả hai

(2) Trong trường hợp tiếp tục vi phạm, ngoài các hình phạt nói tại tiểu mục (1), người vi phạm sẽ bị phạt không quá một ngàn ringgit cho mỗi ngày trong quá trình hành vi tiếp tục tiếp diễn sau khi bị buộc tội.

26. Sự vi phạm là do hành vi hoặc lỗi của người khác.

Khi hành vi vi phạm Phần II hoặc III là do hành vi hoặc lỗi của người khác, thì người khác đó sẽ bị kết tội và có thể bị phạt cho dù có hay không việc kết tội người được nói đến trước


27. Giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý đối với nguyên nhân sơ suất, tai nạn, v.v.
Người bị buộc tội có thể được giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý lại nếu chứng minh

(a) Sự vi phạm là do

(i) một lỗi có thể chấp nhận được về phía anh ta;

(ii) anh ta dựa một cách chấp nhận được vào thông tin được cung cấp;

(iii) hành vi hoặc lỗi của người khác;

(iv) tai nạn; hoặc

(v) nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của anh ta và

(b) Anh ta đã tiến hành các biện pháp phòng ngừa có thể chấp nhận được để tránh sự vi phạm đó của mình hoặc của cấp dưới


28. Giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý đối với xuất bản hoặc quảng cáo

Đối với hành vi vi phạm theo mục 25 bị kết tội đối với ấn phẩm hoặc quảng cáo, người bị kết tội có thể được giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý nếu chứng minh 

(a) việc kinh doanh của anh ta là để xuất bản hoặc bố trí xuất bản, quảng cáo và

(b) anh ta nhận được mục quảng cáo hoặc thông tin chứa đựng trong mẩu quảng cáo để đơn thuần phát hành một cách thông thường và

(c) anh ta không biết và không có lý do để nghi ngờ là việc phát hành quảng cáo có thể cấu thành vi phạm theo quy định của mục 25.


29. Thẩm quyền của Toà án trong việc ra quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bổ sung

(1) Trong quá trình xét xử theo quy định của phần này, hoặc trong việc áp dụng đối với bất kỳ ai, tòa có thể xét thấy người đó bị thiệt hại hoặc mất mát bởi hành vi của bất kỳ người nào mà dẫn đến 

(a) sự vi phạm; 

(b) giúp đỡ, tiếp tay, tư vấn hoặc dẫn đến vi phạm 

(c) xúi giục bằng cách đe dọa, hứa hoặc các vi phạm khác

(d) bằng bất kỳ cách nào cố ý hoặc ủng hộ, trực tiếp hoặc gián tiếp vi phạm 

(e) cùng người khác vi phạm bât kỳ điều khoản nào của Phần II hoặc III, tòa có thể ra bất kỳ lệnh nào được nói tại tiểu mục (2).

(2) Theo mục này, tòa có thể ra những lệnh sau:

(a) Lệnh tuyên bố 

(i) tòan bộ hoặc một phần của hợp đồng giữa người bị thiệt hại và người có hành vi được nói đến tại tiểu mục (1); hoặc

(ii) tòan bộ hoặc một phần của phụ lục liên quan đến hợp đồng là vô hiệu ngay từ đầu trước ngày lệnh có được lập và có thể được xác định trong lệnh

(b) Lệnh thay đổi hợp đồng theo hướng được sửa trong lệnh và tuyên bố hợp đồng có hiệu lực như đã sửa vào một thời điểm trước ngày ra lệnh và có thể được xác định trong lệnh

(c) Lệnh cho người có hành vi nói tại tiểu mục (1) -

(i) trả lại tiền hoặc tài sản

(ii) bồi thường cho thiệt hại hoặc mất mát

(iii) bằng chi phí của mình sửa chữa hoặc cung cấp những phần hàng hóa do anh ta cung cấp;

(iv) bằng chi phí của mình cung cấp dịch vụ nếu có cho người bị thiệt hại hoặc mất mát

(3) Lệnh nói tại đoạn (2)(a) hoặc (b) sẽ không ảnh hưởng đến quá trình xét xử diễn ra theo quy định của Phần này.

 (4) Trong trường hợp áp dụng một quyết định của Toà án chống lại một người nào đó theo quy định trong điều luật này, tình tiết đã được chứng minh trong quá trình tố tụng truy cứu trách nhiệm về tội theo Mục 25 mà người này bị coi là đã phạm vào hành vi quy định tại tiểu mục (1) thì tình tiết ấy cũng được coi là tình tiết áp dụng cho việc ra quyết định này và sự chứng minh ấy có thể coi là hợp lệ nếu xuất trình được văn bản xác nhận của Toà án rằng tình tiết đó đã được chứng minh

PHẦN V : BẢO HÀNH VỀ CUNG CỨNG HÀNG HÓA


30. Phạm vi áp dụng.
Các quy định về bảo hành trong phần này áp dụng cho hàng hóa cung cấp kèm theo hay không kèm theo dịch vụ.

31. Bảo hành về quyền.
(1) Theo quy định tại khoản (5), những quy định về bảo hành dưới đây sẽ được áp dụng khi hàng hóa được cung cấp tới người tiêu dùng:

(a) nhà cung cấp có quyền bán hàng hóa;

(b) hàng hóa đảm bảo “undisclosed security”; và

(c) người tiêu dùng có quyền đối với sự sở hữu hàng hóa trừ trường hợp quyền này được quy định khác bởi-

(i) điều khoản trong thỏa thuận cung cấp trong trường hợp thỏa thuận đó là thỏa thuận thuê-mua theo quy định của Đạo luật Thuê-Mua 1967 [Điều 212];

(ii) a disclosed security; hoặc

(iii) điều khoản trong thỏa thuận cung cấp.

 

(2) Khi áp dụng các quy định tại khoản (1)(c)(ii) và (iii), nhà cung cấp trước hết cần tư vấn bằng miệng cho người tiêu dùng về những trường hợp mà quyền sở hữu hàng hóa của họ có thể được quy định khác.

 

(3) Tư vấn mà nhà cung cấp đưa ra tại khoản (2) phải đầy đủ để người tiêu dùng có thể hiểu được bản chất chung cũng như hiệu lực của các quy định khac đó.

 

(4) Trong trường hợp người tiêu dùng nhận tư vấn miệng theo quy định tại khoản (2) -

(a) nhà cung cấp có thể cung cấp cho người tiêu dùng bản sao đảm bảo hay thỏa thuận cung cấp, hoặc bản sao phần quy định về thay đổi như đã giải thích cho người tiêu dùng trong khoản (2); và

(b) người tiêu dùng xác nhận việc nhận những bản sao đó.

 

(5) Trong trường hợp hàng hóa được thuê hoặc thuê mua -

(a) không áp dụng các điều khoản (1)(a) và (b); và

(b) điều khoản (1)(c) cho phép quyền sở hữu hàng hóa chỉ trong giai đoạn thuê hoặc thuê mua.

 

(6) Trong phần này-
"quyền được bán" là quyền chuyển giao sự sở hữu hàng hóa cho người tiêu dùng tại thời điểm quyền sở hữu được thông qua;
"undisclosed security" được hiểu là đảm bảo -

(a) mà không được thông báo tới người tiêu dùng bằng văn bản trước khi đồng ý cung cấp hàng hóa; và

(b) không do nhà cung cấp đưa ra hoặc với sự đồng ý của nhà cung cấp.


32. Bảo hành về chất lượng có thể chấp nhận được.

(1) Khi cung cấp hàng hóa tới người tiêu dùng cần bảo đảm hàng hóa đảm bảo về mặt chất lượng.

 

(2) Trong khoản (1), hàng hóa được coi là có chất lượng có thể chấp nhận được -

(a) nếu hàng hóa -

(i) phù hợp với mục đích cung cấp chủng loại hàng hóa đang xem xét;

(ii) được hoàn thiện và có giao diện bên ngoài chấp nhận được;

(iii) không có lỗi nhỏ nào;

(iv) an toàn; và

(v) có thể sử dụng lâu dài; và

(b) người tiêu dùng hoàn toàn quen thuộc với trạng thái và điều kiện sử dụng hàng hóa đó, bao gồm cả những lỗi ẩn, có thể coi hàng hóa là chấp nhận được về-

(i) bản chất hàng hóa;

(ii) giá cả;

(iii) trình bày về hàng hóa trên bao bì hay nhãn hiệu hàng hóa;

(iv) mô tả về hàng hóa do nhà cung cấp và sản xuất đưa ra; và

(v) tất cả những vấn đề thích hợp khác liên quan đến việc cung cấp hàng hóa.


(3) Trong trường hợp người tiêu dùng phát hiện lỗi hàng hóa trước khi đồng ý với việc cung cấp thì hàng hóa sau đó sẽ không bị quy là không tuân thủ điều kiện bảo hành về chất lượng vì những lỗi đó.

 

(4) Trong trường hợp hàng hóa bày bán hay cho thuê, lỗi mà người tiêu dùng phát hiện ra theo khoản (3) phải được thông báo bằng văn bản kèm với hàng hóa trưng bày.

 

(5) Hàng hóa sẽ không bị xem là không tuân thủ bảo hành về chất lượng nếu -

(a) hàng hóa được sử dụng theo cách thức không giống với cách mà một người tiêu dùng có hiểu biết trông chờ nhận được từ hàng hóa đó; và

 (b) hàng hóa tuân thủ bảo hành về chất lượng nếu hàng hóa đó không được sử dụng theo cách thức đó.

 

(6) Tham chiếu tới khoản (3) và (4) về lỗi là tham chiếu tới việc không tuân thủ bảo hành về chất lượng

33. Bảo hành phù hợp với mục đích nhất định.

(1) Theo quy định tại khoản (2), những điều khoản bảo hành dưới đây được áp dụng khi cung cấp hàng hóa tới người tiêu dùng:

(a) hàng hóa phù hợp với mục đích nhất định nào đó mà người tiêu dùng thông báo trực tiếp hoặc ngụ ý tới nhà cung cấp về những gì mà người tiêu dùng trông chờ nhận được từ hàng hóa; và

(b) hàng hóa phù hợp với mục đích nhất định nào đó như nhà cung cấp đã mô tả.


(2) Những điều khoản bảo hành đề cập tại khoản (1) sẽ không áp dụng trong những trường hợp mà-

(a) người tiêu dùng không tin tưởng vào kỹ năng cũng như đánh giá của nhà cung cấp; hoặc

(b) việc người tiêu dùng tin tưởng vào kỹ năng hay đánh giá của nhà cung cấp là không hợp lý.


(3) Điểm này áp dụng đối với có mục đích hay không khi cung cấp hàng hóa.

34. Bảo hành hàng hóa đúng như mô tả.

(1) Khi cung cấp hàng hóa kèm thông qua mô tả hàng hóa tới người tiêu dùng, nhà cung cấp cần bảo hành hàng hóa đúng như mô tả đó.

(2) Không cấm việc cung cấp hàng hóa thông qua mô tả chỉ vì lý do bán hay cho thuê, người tiêu dùng sẽ là người quyết định lựa chọn.

(3) Nếu hàng hóa được cung cấp kèm theo mẫu hay mô hình cũng như mô tả sẽ áp dụng điều khoản bảo hành theo quy định tại điều này và điều 35.

35. Bảo hành hàng hóa theo đúng mẫu.

(1) Những điều khoản bảo hành dưới đây sẽ được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được cung cấp tới người tiêu dùng kèm theo mẫu hay mô hình:

(a) hàng hóa đảm bảo theo đúng như mẫu hay mô hình về chất lượng; và

(b) người tiêu dùng có cơ hội hợp lý để so sánh hàng hóa với mẫu và mô hình.


(2) Nếu hàng hóa được cung cấp kèm theo mô tả hay mẫu cũng như mô hình sẽ áp dụng điều khoản bảo hành theo quy định tại điều này và điều 34.

36. Bảo hành về giá.

(1) Khi cung cấp hàng hóa tới người tiêu dùng, nhà cung cấp cần bảo đảm rằng người tiêu dùng không có trách nhiệm phải trả nhà cung cấp cao hơn mức giá hợp lý của hàng hóa đó trong trường hợp giá của hàng hóa không

(a) được xác định trong hợp đồng;

(b) được tùy ý xác định theo cách đã được thỏa thuận hoặc theo hợp đồng; hoặc

(c) được tùy ý xác định theo thỏa thuận giữa các bên.


(2) Khi hàng hóa không tuân thủ điều khoản bảo hành quy định tại khoản (1), người tiêu dùng chỉ có quyền từ chối không thanh toán cao hơn mức giá hợp lý.


(3) Quy định tại Phần VI sẽ không cho phép người tiêu dùng có bất kỳ quyền nào khác.

(4) Trong phần này, "mức giá hợp lý" được xem xét tùy trường hợp cụ thể; khi mức giá được ấn định theo luật định, mức giá hợp lý là mức giá được quy định theo luật.

37. Bảo hành sửa chữa và phụ tùng thay thế.


(1) Khi cung cấp hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng sản xuất trong nước tới người tiêu dùng, nhà sản xuất và nhà cung cấp cần bảo đảm có biện pháp thích hợp đảm bảo cho việc sửa chữa và phụ tùng thay thế cho hàng hóa sẵn có sau khi cung cấp hàng hóa.

 

(2) Khoản (1) không áp dụng trong trường hợp biện pháp thích hợp được thông báo cho khách hàng trước thời điểm cung cấp hàng nhập khẩu hay sản xuất trong nước rằng nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp hoặc cả hai bên không đảm bảo sự sẵn có dịch vụ sữa chữa và phụ tùng thay thế cho hàng hóa đó.

 

(3) Trong trường hợp biện pháp thích hợp được thông báo cho khách hàng tại hoặc trước thời điểm cung cấp hàng rằng nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp hoặc cả hai bên không đảm bảo sự sẵn có dịch vụ sữa chữa và phụ tùng thay thế cho hàng hóa đó sau một khoảng thời gian nhất định, khoản (1) sẽ không áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước sau khi kết thúc giai đoạn đó.

38. Bảo hành đặc biệt từ nhà sản xuất (express guarantee).

(1) Bảo hành đặc biệt của nhà sản xuất cho hàng hóa cung cấp tới người tiêu dùng phải quy định trách nhiệm của nhà sản xuất theo như khoản (2), (3) và (4) dưới đây.

(2) Bảo hành đặc biệt cho hàng hóa mà nhà sản đưa ra trong tài liệu gắn trách nhiệm của nhà sản xuất với thẩm quyền thực tế và rõ ràng của nhà sản xuất trong việc cung cấp hàng hóa tới người tiêu dùng.

 (3) Bảo hành đặc biệt trong tài liệu liên quan đến hàng hóa do nhà sản xuất soạn thảo, trong trường hợp không có bằng chứng trái ngược, sẽ được xem như là do nhà sản xuất soạn thảo.

(4) Bằng chứng chứng minh rằng nhà sản xuất cung cấp hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng tài liệu có chứa điều khoản bảo hành đặc biệt, trong trường hợp không có bằng chứng đối kháng sẽ cấu thành bằng chứng chứng minh cho việc tài liệu đó được đưa tới người tiêu dùng trong thẩm quyền của nhà sản xuất.

 

(5) Trong điểm này, "bảo hành đặc biệt" liên quan đến hàng hóa được hiểu là sự đảm bảo, xác nhận hoặc thông báo liên quan đến -

(a) chất lượng, sự hoạt động và đặc tính của hàng hóa;

(b) việc cung cấp các dịch vụ được hoặc có thể được yêu cầu cho hàng hóa;

(c) việc cung cấp các bộ phận được hoặc có thể được yêu cầu cho hàng hóa;

(d) sự sẵn có của hàng hóa tương tự, hoặc hàng hóa tạo thành hoặc cấu thành nên bộ hàng hóa đã được bảo hành, xác nhận hay thông báo; hoặc

(e) hoàn trả tiền mặt hoặc bồi thường trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng đúng điều kiện bảo hành mà người bảo hành đưa ra khi cung cấp hàng hóa hoặc có liên quan đến việc quảng cáo việc cung cấp và sử dụng hàng hóa dưới bất kỳ cách thức nào.

 

PHẦN VI : QUYỀN ĐỐI VỚI NHÀ CUNG CẤP VỀ CÁC ĐIỀU KHOẢN BẢO HÀNH KHI CUNG CẤP HÀNG HÓA


39. Quyền được đền bù của người tiêu dùng.
Phần này quy định quyền được đền bù của người tiêu dùng khi hàng hóa cung cấp không tuân thủ điều khoản bảo hành theo quy định tại điều 31 đến 37.

40. Ngoại lệ về bảo hành chất lượng.

Bất kể quy định tại điều 39, người tiêu dùng sẽ không có quyền đòi đền bù nhà cung cấp hàng hóa cho sai phạm không tuân thủ điều khoản bảo hành về chất lượng trong trường hợp-

 (a) nhà sản xuất đưa ra thông báo mô tả về hàng hóa khác với mô tả trên bao bì hay nhãn hiệu hàng hóa; và

 (b) hàng hóa tuân thủ điều khoản bảo hành về chất lượng nếu thông báo không được đưa ra.


41. Lựa chọn đối với nhà cung cấp khi hàng hóa không tuân thủ điều khoản bảo hành.

(1) Khi người tiêu dùng có quyền đòi đền bù nhà sản xuất theo quy định tại phần này khi hàng hóa không tuân thủ điều khoản bảo hành theo quy định tại Phần V, người tiêu dùng có thể thực hiện các biện pháp khắc phục dưới đây:

 (a) trong trường hợp sai phạm có thể khắc phục được, người tiêu dùng có thể yêu cầu nhà cung cấp khắc phục trong khoảng thời gian hợp lý phù hợp với điều 42; và

 (b) trong trường hợp sai phạm không thể khắc phục được hoặc is of a substantial character theo quy định tại điều 44, người tiêu dùng có thể-

(i) theo quy định tại điều 43, từ chối hàng hóa theo quy định tại điều 45; hoặc

(ii) nhận bồi thường thiệt hại từ nhà cung cấp cho sự giảm giá trị hàng hóa dưới mức giá đã trả hoặc phải trả.


(2) Ngoài các biện pháp khắc phục đề cập tại khoản (1), người tiêu dùng có thể nhận bồi thường cho tổn thất hay thiệt hại mà mình gánh chịu, thay vì những tổn thất hay thiệt hại của việc giảm giá trị của hàng hoá đã được xác nhận là kết quả của sai phạm trên.

(3) Trong trường hợp nhà cung cấp từ chối hoặc không thực hiện khắc phục theo như quy định tại (1)(a), hoặc từ chối hay không thực hiện các biện pháp khắc phục trong một khoảng thời gian hợp lý, người tiêu dùng có thể-

(a) đem khắc phục ở nơi khác và nhà cung ứng phải chịu thanh toán tất cả những chi phí phát sinh trong quá trình khắc phục; hoặc

(b) theo điều 43, từ chối hàng hoá phù hợp với quy định tại điều 45.


42. Hoàn thành yêu cầu khắc phục sai phạm.

(1) Nhà cung cấp cần phải hoàn thành yêu cầu theo quy định tại điều 41 khi khắc phục sai phạm do không tuân thủ điều khoản bảo hành bằng cách-

(a) sửa chữa hàng hoá trong trường hợp sai phạm không liên quan đến quyền;

(b) khắc phục lỗi về quyền trong trường hợp sai phạm liên quan đến quyền;

(c) thay thế hàng hoá bằng hàng hoá tương tự; hoặc

(d) hoàn trả tiền hoặc đền bù cho người tiêu dùng trong trường hợp nhà cung cấp không thể sửa chữa hoặc thay thế hàng hoá hoặc khắc phục lỗi về quyền

(2) Trong trường hợp người tiêu dùng nhận hàng hoá thay thế hàng bị lỗi theo như quy định tại khoản (1)(c), việc thay thế hàng hoá, theo quy định của Đạo luật này, phải được xem như do nhà cung ứng cung cấp; các điều khoản bảo hành và các nghĩa vụ theo luật này có liên quan đến việc cung cấp hàng hoá cho người tiêu dùng sẽ được áp dụng đối với việc thay thế hàng hoá.

(3) Khoản hoàn trả theo quy định tại khoản (1)(d) được hiểu là khoản hoàn trả bằng tiền mặt đã trả hoặc trị giá của khoản bồi thường, hoặc cả hai theo từng trường hợp quy định.


43. Mất quyền từ chối hàng hoá.

(1) Quyền từ chối hàng hoá theo Đạo luật này không áp dụng trong trường hợp-

(a) quyền đó không được thực thi trong một khoảng thời gian hợp lý;

(b) hàng hoá không được người tiêu dùng đánh giá tốt;

(c) hàng hoá bị mất hoặc huỷ hoại khi thuộc quyền sở hữu của người khác ngoài nhà cung ứng;

(d) hàng hoá bị hư hại sau khi giao tới cho khách hàng vì bất kỳ lý do gì không liên quan tới trạng thái và điều kiện tại thời điểm cung ứng; hoặc

(e) hàng hoá được kèm theo hoặc kết hợp với tài sản thực hay tài sản cá nhân nào đó và có thể tách ra mà không gây hư hại cho tài sản.


(2) Trong khoản (1)(a), “khoảng thời gian hợp lý” được hiểu là khoảng thời gian kể từ thời điểm cung ứng hàng hoá mà có những biểu hiện lỗi hàng hoá về-

(a) chủng loại hàng hoá;

(b) cách thức mà người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá;

(c) khoảng thời gian hợp lý sử dụng hàng hoá; và

(d) lượng sử dụng được cho là hợp lý trước khi phát hiện lỗi.


44. Failure of substantial character.

Trong khoản 41 (1)(b), sai phạm không tuân thủ điều khoản bảo hành được coi là of substantial character trong trường hợp- 
          (a) hàng hoá không được nhận bởi người tiêu dùng hoàn toàn quen thuộc với bản chất và mức độ sai phạm;

(b) hàng hoá không đúng với mô tả kèm theo về một hoặc một số những khía cạnh quan trọng, hoặc trong trường hợp hàng hoá được cung ứng kèm theo mẫu hoặc mô hình; 

(c) hàng hoá

(i) không tương thích một cách đáng kể với mục đích chủng loại hàng hoá đang xem xét thường  được cung cấp; hoặc

(ii) khi áp dụng quy định tại điều 33(1) không phù hợp với mục đích nhất định đã thông báo tới nhà cung cấp hoặc mô tả mục đích hàng hóa phù hợp, và hàng hoá không thể dễ dàng trong một khoảng thời gian hợp lý có thể được khắc phục để đạt được mục đích nêu trên; hoặc

(d) hàng hoá không đảm bảo về chất lượng theo quy định tại điều 32 vì không an toàn.

 

45. Cách thức từ chối hàng hoá.

(1) Người tiêu dùng có thể thực hiện quyền được quy định tại Đạo luật này từ chối hàng hoá bằng cách thông báo tới nhà cung cấp quyết định từ chối hàng hoá và lý do từ chối hàng hoá.

(2) Trong trường hợp người tiêu dùng thực hiện quyền từ chối hàng hoá, họ có thể trả lại hàng hoá cho nhà cung ứng trừ khi-

(a) vì-

(i) bản chất của sai phạm không tuân thủ các điều khoản bảo hành về quyền của người tiêu dùng từ chối hàng hoá; hoặc

(ii) kích cỡ hoặc chiều cao hoặc cách thức đính kèm, hàng hoá không thể hoàn trả hoặc huỷ bỏ hoặc chuyên chở mà không phát sinh chi phí đáng kể nào cho người tiêu dùng, trong trường hợp nhà cung cấp tiếp nhận hàng hoá theo đúng chi phí;

(b) vì cách thức đính kèm, hàng hoá không thể hoàn trả hoặc tháo dỡ mà không gây hư hại cho tài sản thực tế hoặc tài sản cá nhân kèm theo, trong trường hợp nhà cung cấp phải bồi thường cho người tiêu dùng thiệt hại cho việc di dời hàng hoá; hoặc

(c) hàng hoá đã được hoàn trả, hoặc tiếp nhận bởi nhà cung cấp.


(3) Trong trường hợp quyền sở hữu hàng hoá chuyển giao sang người tiêu dùng trước khi họ thực hiện quyền từ chối, quyền sở hữu hàng hoá được chuyển giao lại cho nhà cung ứng cùng với thông báo từ chối.


46. Lựa chọn của người tiêu dùng hoàn trả hoặc thay thế.

(1) Trong trường hợp người tiêu dùng từ chối hàng hoá theo quy định của Luật này, người tiêu dùng có thể chọn-

(a) hoàn trả bằng tiền mặt hoặc bồi thường cho người tiêu dùng về hàng hoá bị từ chối; hoặc

(b) hàng hoá cùng chủng loại hoặc có giá trị tương đương thay thế hàng hoá bị từ chối trong trường hợp hàng hoá đó sẵn có trong kho của nhà cung cấp, và nhà cung cấp sẵn sàng cung ứng.

(2) Khoản hoàn trả theo quy định tại khoản (1)(a) được hiểu là khoản hoàn trả bằng tiền mặt hoặc giá trị khoản bồi thường, hoặc cả hai theo như yêu cầu trong trường hợp này.

(3) Trách nhiệm hoàn trả có thể không được đáp ứng bằng việc cho phép người tiêu dùng nhận hàng hoá khác từ nhà cung cấp.

(4) Trong trường hợp người tiêu dùng tiếp nhận hàng hoá thay thế hàng bị từ chối tại khoản (1)(b), việc thay thế hàng hoá, theo quy định của Luật này, được xem như được cung cấp bởi nhà cung ứng, và các điều khoản bảo hành và nghĩa vụ theo Luật này liên quan đến việc cung cấp hàng hoá tới người tiêu dùng sẽ áp dụng cho việc thay thế hàng hoá.

47. Đánh giá thiệt hại trong trường hợp thoả thuận thuê-mua.

Thiệt hại mà người tiêu dùng có thể phải trang trải cho sai phạm hàng hoá được cung ứng theo thoả thuận thuê-mua tuân thủ theo điều khoản bảo hành theo quy định của Luật này, trong trường hợp thiếu bằng chứng đối kháng,  sẽ được đánh giá trên cơ sở người tiêu dùng hoàn tất việc mua hàng hoá hoặc sẽ hoàn tất việc mua hàng hoá nếu hàng hoá tuân thủ điều khoản bảo hành.

48. Trách nhiệm đại diện.

(1) Trong trường hợp hàng hoá uỷ thác hoặc được thu mua để uỷ thác cho nhà cung cấp thông qua một nhà giao dịch (“trung gian”) tới người tiêu dùng, đại diện cho người tiêu dùng thông qua trung gian hoặc bất kỳ người nào thay mặt cho trung gian có quan hệ hoặc trong quá trình thoả thuận dẫn tới việc cung ứng hàng hoá, cho phép người tiêu dùng-

(a) đối với nhà cung ứng, theo điều 49, có quyền tương tự theo quy định của Luật này nếu đại diện đó được chính cá nhân nhà cung ứng đưa ra; và

(b) đối với trung gian, người đại diện và bất kỳ người nào thay mặt cho trung gian trong việc đại diện, có quyền tương tự đối với một hoặc tất cả các bên theo quy định của Luật này nếu người đó cung cấp hàng hoá tới người tiêu dùng theo kết quả của sự thoả thuận.

(2) Không phương hại tới các quyền hoặc biện pháp khắc phục khác mà nhà cung cấp có thể hoặc được quyền, khi đại diện mà không có căn cứ hoặc dẫn dắt được đảm bảo bởi trung gian, người đưa ra thông báo hoặc bởi bất kỳ người nào khác thay mặt cho trung gian tránh khỏi những thiệt hại mà nhà cung cấp phải gánh chịu trong suốt quá trình thực hiện quy định tại khoản (1).

49. Trách nhiệm của người được uỷ quyền và người bỏ vốn.

(1) Phần này chỉ quy định đối với các thoả thuận thuê-mua

(2) Trách nhiệm của người được uỷ quyền của nhà cung cấp theo hợp đồng cung ứng theo Luật này không vượt quá khoản còn phải trả của khách hàng theo hợp đồng tại thời điểm uỷ quyền.

(3) Theo Luật này, trách nhiệm của người bỏ vốn, người cho vay tiền đảm bảo hàng hoá cung cấp tới người tiêu dùng không vượt quá khoản còn phải trả của khách hàng tại thời điểm cho vay.

(4) Khi người được uỷ quyền theo quy định tại khoản (2) hoặc nhà cấp vốn đề theo quy định tại khoản (3) chịu tổn thất do trách nhiệm đối với người tiêu dùng theo Luật này, người được uỷ quyền hoặc người cấp vốn được quyền được đảm bảo bởi nhà cung cấp cho những tổn thất đó theo thoả thuận với nhà cung cấp.

(5) Không có sự uỷ quyền nào theo hợp đồng cung cấp có tác động đến việc thực hiện bất kỳ quyền hay biện pháp khắc phục theo Luật này

 

 


 PHẦN VII : QUYỀN ĐỐI VỚI NHÀ SẢN XUẤT VỀ ĐIỀU KHOẢN BẢO HÀNH TRONG CUNG CẤP HÀNG HOÁ


50. Quyền đòi đền bù của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất.

Phần này quy định quyền của người tiêu dùng đòi đền bù đối với nhà sản xuất khi-

(a) hàng hoá không tuân theo điều khoản bảo hành về chất lượng theo quy định tại điều 32;

(b) hàng hoá không tuân theo điều khoản bảo hành về sự phù hợp với mô tả theo điều 34 do hàng hoá không phù hợp với mô tả đưa ra bởi nhà sản xuất hoặc với sự đồng ý của nhà sản xuất;

(c) hàng hoá không tuân theo điều khoản đảm bảovề sửa chữa và đồ thay thế theo quy định tại điều 37;

(d) hàng hoá, trong thời gian bảo hành, không tuân theo điều khoản bảo hành đặc biệt mà nhà sản xuất đưa ra phù hợp với điều 38.

51. Ngoại lệ về quyền đòi đền bù đối với nhà sản xuất.

Bất kể quy định tại điều 50 sẽ không có quyền đòi đền bù đối với nhà sản xuất theo Luật này về việc hàng hoá không tuân theo điều khoản bảo hành được quy định tại điều 32 hoặc 34 khi việc này là do-

(a) một hành động, hoặc thiếu sót, hoặc bất kỳ thông báo nào đưa ra bởi một người không phải nhà sản xuất; hoặc

(b) một nguyên nhân không nằm trong sự kiểm soát của con người, xảy ra sau khi hàng hoá được chuyển dưới sự kiểm soát của nhà sản xuất.

52. Lựa chọn đối với nhà sản xuất khi hàng hoá không tuân theo các điều khoản bảo hành.

(1) Khi người tiêu dùng có quyền đòi đền bù đối với nhà sản xuất theo quy định của Phần này về việc hàng hoá không tuân theo điều khoản bảo hành theo quy định Phần V, người tiêu dùng có thể được đền bù cho những thiệt hại từ nhà sản xuất-

(a) cho sự giảm giá trị hàng hoá do sai phạm không tuân theo điều khoản bảo hành,

(i) sự giảm dưới mức giá mà người tiêu dùng đã trả hoặc phải trả; hoặc

(ii) sự giảm dưới mức giá bán lẻ trung bình của hàng hoá tại thời điểm cung cấp với mức giá nào thấp hơn;

(b) cho bất kỳ tổn thất hay thiệt hại cho người tiêu dùng do nhà sản xuất không tuân theo điều khoản bảo hành, thay vì tổn thất hay thiệt hại thông qua sự giảm giá trị của hàng hoá, được chứng minh là do sai phạm không tuân theo điều khoản bảo hành.


(2) Trong trường hợp người tiêu dùng được quyền bảo hành đặc biệt bởi nhà sản xuất yêu cầu nhà sản xuất khắc phục hậu quả bằng cách-

(a) sửa chữa; hoặc

(b) thay thế bằng hàng hoá tương tự,

sẽ không thực thi biện pháp nào theo quy định tại khoản (1)(a) trừ phi người tiêu dùng yêu cầu nhà sản xuất khắc phục hậu quả hoặc nhà sản xuất từ chối hoặc không thực hiện các biện pháp khắc phục, hoặc không thành công trong việc khắc phục sai phạm trong khoảng thời gian hợp lý.



 

 


PHẦN VIII : ĐIỀU KHOẢN BẢO HÀNH VỀ CUNG ỨNG CÁC DỊCH VỤ


53. Bảo hành chăm sóc dịch vụ và kỹ năng hợp lý.

Khi cung cấp dịch vụ tới người tiêu dùng cần có điều khoản bảo đảm dịch vụ được thực hiện với sự chăm sóc khách hàng và kỹ năng hợp lý.

54. Bảo hành tương thích với mục đích nhất định.
(1) Khi cung cấp dịch vụ tới người tiêu dùng cần có điều khoản bảo đảm dịch vụ hay bất kỳ một sản phẩm nào phát sinh từ dịch vụ phải-

(a) phù hợp với một mục đích cụ thể nào đó; và

(b) đúng bản chất và chất lượng mà người tiêu dùng trông chờ sẽ thu được kết quả nhất định nào đó mà người tiêu dùng thông báo tới nhà cung cấp trước hoặc tại thời điểm ký hợp đồng cung cấp dịch vụ về mục đích cụ thể mà các dịch vụ được yêu cầu hoặc kết quả mà người tiêu dùng mong muốn nhận được. 

(2) Các điều khoản bảo hành đề cập đến trong khoản (1) sẽ không áp dụng trong trường hợp- 

(a) người tiêu dùng không tin tưởng vào kỹ năng hay đánh giá của nhà cung cấp; hoặc

(b) việc người tiêu dùng tin tưởng vào kỹ năng hoặc đánh giá của nhà cung cấp là không hợp lý.

55. Bảo hành về thời điểm hoàn thành.

Khi cung cấp dịch vụ tới người tiêu dùng cần có điều khoản bảo đảm dịch vụ sẽ được hoàn thành trong một khoảng thời gian hợp lý khi thời gian thực hiện dịch vụ này không-

(a) được xác định trong hợp đồng;

(b) được tùy ý xác định theo cách thức đã đồng ý trong hợp đồng; hoặc

(c) được tùy ý xác định theo thoả thuận giữa các bên.


56. Bảo hành về giá.

(1) Khi cung cấp dịch vụ tới người tiêu dùng cần có điều khoản bảo đảm người tiêu dùng không phải chịu trách nhiệm trả cho nhà cung cấp cao hơn mức giá hợp lý của dịch vụ khi mức giá đó không-

(a) được xác định trong hợp đồng;

(b) được tùy ý xác định theo cách thức đã đồng ý trong hợp đồng; hoặc

(c) được tùy ý xác định theo thoả thuận giữa các bên.

(2) Trong trường hợp không tuân theo điều khoản bảo hành theo quy định tại khoản (1), quyền đòi đền bù duy nhất của người tiêu dùng là từ chối trả cao hơn mức giá hợp lý.

(3) Không có quy định nào trong Phần IX cho phép tiêu dùng bất kỳ quyền đòi bồi hoàn nào khác.

(4) Theo quy định trong phần này, “mức giá hợp lý” là mức tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, và trong trường hợp mức giá được cố định theo luật thì mức giá hợp lý sẽ được quy định cụ thể trong luật định.


PHẦN IX : QUYỀN ĐỐI VỚI NHÀ CUNG CẤP VỀ ĐIỀU KHOẢN BẢO HÀNH KHI CUNG CẤP DỊCH VỤ

 57. Quyền đòi đền bù của người tiêu dùng đối với nhà cung cấp.

Phần này quy định quyền đòi đền bù của người tiêu dùng đối với nhà cung cấp dịch vụ khi dịch vụ hoặc sản phẩm bắt nguồn từ dịch vụ không tuân theo điều khoản bảo hành theo quy định điều 53 đến 55.

58. Ngoại lệ về quyền đòi đền bù đối với nhà cung cấp liên quan đến dịch vụ.

Bất kể quy định tại điều 57, Đạo luật này không quy định quyền đòi đền bù đối với nhà cung cấp cho sai phạm không tuân thủ điều khoản bảo hành cho dịch vụ hoặc sản phẩm từ dịch vụ đó theo quy định tại điều 54 hoặc 55 trong trường hợp sai phạm này là do-

(a) một hành động hay thiếu sót, hay bất kỳ thông báo được đưa ra bởi người ngoài nhà cung cấp; hoặc

(b) một nguyên nhân không nằm trong quyền kiểm soát của con người.

59. Hợp đồng về sản phẩm và nguyên liệu.

Không có quy định nào tại điều 57 giới hạn hoặc tác động tới quyền của người tiêu dùng được quy định tại Phần VI hoặc VII trong trường hợp hợp đồng có liên quan đến sản phẩm và nguyên liệu.

60. Lựa chọn đối với nhà cung cấp khi dịch vụ không tuân thủ điều khoản bảo hành.

(1) Trong trường hợp người tiêu dùng có quyền đòi đền bù nhà cung cấp theo quy định tại phần này cho sai phạm không tuân thủ điều khoản bảo hành đối với dịch vụ hay sản phẩm từ dịch vụ đó theo quy định tại Phần VIII, người tiêu dùng có thể tiến hành các biện pháp khắc phục sau:

(a) trong trường hợp sai phạm không tuân thủ điều khoản bảo hành có thể khắc phục được, người tiêu dùng có thể yêu cầu nhà cung ứng khắc phục sai phạm này trong khoảng thời gian thích hợp;

(b) trong trường hợp sai phạm không tuân thủ điều khoản bảo hành không thể khắc phục được hoặc là một nội dung đáng kể theo điều khoản 62, người tiêu dùng có thể-

(i) theo điều khoản 61, huỷ bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ theo quy định điều 63; hoặc

(ii) nhận bồi thường thiệt hại từ nhà cung ứng cho sự giảm giá trị của hàng hoá từ dịch vụ dưới mức giá đã trả hoặc phải trả bởi người tiêu dùng.

(2) Ngoài các biện pháp khắc phục theo khoản (1), người tiêu dùng có thể nhận bồi thường cho tổn thất hay thiệt hại mà mình gánh chịu, thay vì những tổn thất hay thiệt hại thông qua sự giảm giá trị của hàng hoá từ dịch vụ đã được xác nhận là kết quả của sai phạm không tuân thủ các điều khoản bảo hành.

(3) Trong trường hợp nhà cung cấp từ chối hoặc không thực hiện các biện pháp khắc phục theo như quy định tại khoản (1)(a), hoặc từ chối hay không thực hiện các biện pháp khắc phục trong khoảng thời gian hợp lý, người tiêu dùng có thể-

(a) đem khắc phục ở nơi khác và nhà cung cấp sẽ có trách nhiệm thanh toán tất cả những chi phí phát sinh trong quá trình khắc phục; hoặc

(b) theo điều 61, huỷ bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ theo điều 63.

 

61. Mất quyền huỷ bỏ hợp đồng.

Quyền huỷ bỏ hợp đồng theo quy định của Đạo luật này sẽ không được áp dụng trong trường hợp-

(a) dịch vụ được cung cấp theo hợp đồng chỉ đơn thuần liên quan đến việc cung ứng hàng hoá; và

(b) người tiêu dùng có quyền từ chối hàng hoá theo quy định tại điều 41, cho dù họ có thực hiện quyền đó hay không.

62. Failure of substantial character.



Theo điều 60(l)(b), sai phạm không tuân thủ điều khoản bảo hành shall be of a substantial character trong trường hợp-

(a) sản phẩm từ dịch vụ-

(i) không phù hợp một cách đáng kể với mục đích dịch vụ thường được cung cấp; hoặc

(ii) trong trường hợp áp dụng điều 54(l)-

(A) không phù hợp với mục đích cụ thể đã được thông báo tới nhà cung cấp; hoặc

(B) mà bản chất và chất lượng của sản phẩm có khả năng phù hợp mục đích nhất định nào đó được thông báo tới nhà cung cấp , và sản phẩm có thể dễ dàng và được khắc phục trong một khoảng thời gian hợp lý để giúp cho nó phù hợp với mục đích cụ thể hoặc đạt được kết quả nhất định nào đó; hoặc

(b) sản phẩm từ dịch vụ không an toàn.

63. Những quy tắc áp dụng với việc huỷ bỏ hợp đồng.

(1) Việc huỷ bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ sẽ không có hiệu lực-

(a) trước thời điểm thông báo cho nhà cung cấp về việc huỷ bỏ; hoặc

(b) trong trường hợp việc thông báo cho nhà cung cấp không thể thực hiện được trước thời điểm người tiêu dùng báo cho nhà cung cấp dự định huỷ bỏ hợp đồng bằng bất kỳ cách thức nào phù hợp trong từng trường hợp.

(2) Theo quy định tại điều (3) có thể thông báo việc huỷ bỏ hợp đồng bằng miệng hay theo chỉ đạo hoặc cả hai cách thức trên về ý định người tiêu dùng muốn huỷ bỏ hợp đồng; và việc thông báo này có thể thông qua bất kỳ hình thức bằng miệng nào miễn là ý định huỷ bỏ hợp đồng này phải rõ ràng.

(3) Trong trường hợp việc thông báo cho nhà cung cấp có thể thực hiện được, quy định tại điều (2) sẽ có hiệu lực theo đúng điều khoản trong hợp đồng yêu cầu về việc thông báo sự huỷ bỏ hợp đồng bằng văn bản.

64. Hiệu lực huỷ bỏ hợp đồng.

(1) Trong trường hợp người tiêu dùng thực hiện quyền huỷ bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ được quy định trong Đạo luật này-

(a)   người tiêu dùng được phép nhận từ nhà cung cấp khoản hoàn trả cho khoản tiền đã thanh toán hoặc cho khoản bồi hoàn khác được quy định trừ phi toà án yêu cầu nhà cung cấp có thể giữ lại một phần hoặc toàn bộ khoản tiền đã thanh toán hoặc khoản bồi thường cho người tiêu dùng;

(b) trong khoảng thời gian thực hiện hợp đồng tại thời điểm huỷ bỏ sẽ  không tước đoạt tài sản được chuyển giao hoặc khoản tiền đã thanh toán của các bên theo hợp đồng vì lý do huỷ bỏ hợp đồng, trừ khi được quy định tại (a); và

(c) trong khoảng thời gian mà hợp đồng còn chưa được thực hiện tại thời điểm huỷ bỏ, không bên nào phải chịu trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng đó.

(2) Các quy định tại điều (1) không tác động tới-

(a) quyền mà một bên tham gia khắc phục thiệt hại do việc sai mô tả hoặc không tuân theo hoặc vi phạm hợp đồng của bên kia;

(b) quyền mà người tiêu dùng nhận bồi thường thiệt hại theo quy định tại 60(l)(b)(ii) hoặc 60(2) do việc không tuân thủ điều khoản bảo hành; hoặc

(c) quyền mà người tiêu dùng từ chối hàng hoá được cung ứng có kèm theo dịch vụ theo quy định của Đạo luật này.

65. Quyền hạn của toà án to grant ancillary relief.

(1) Trường hợp người tiêu dùng hủy bỏ hợp đồng cung cấp dịch vụ theo quy định của Đạo luật này, phiên tòa xét xử khiếu kiện hoặc đơn kiện có thể đưa ra chỉ thị hoặc chỉ thị granting relief theo quy định tại khoản này nếu xét thấy hợp lý và khả thi.

 (2) Đơn kiện gửi tới toà án theo quy định tại phần này có thể được chuẩn bị bởi-

(a) người tiêu dùng;

(b) nhà cung cấp; hoặc

(c) bất kỳ người nào chịu tổn thất.


(3) Chỉ thị theo quy định tại điểm này-

(a) cho phép các bên trong vụ kiện toàn bộ hoặc một phần tài sản thực hoặc tài sản cá nhân quy định trong hợp đồng hoặc toàn bộ hoặc một phần khoản bồi thường;

(b) chỉ thị bên khiếu kiện chuyển giao hoặc chỉ định cho bên kia hoặc cho bên khiếu kiện quyền sở hữu toàn bộ hay một phần tài sản thực hoặc tài sản cá nhân theo quy định trong hợp đồng, hoặc toàn bộ hay một phần khoản tiền bồi thường;

(c) chỉ thị bên khiếu kiện trả cho bên kia khoản tiền mà tóa án xét thấy là hợp lý mà không phương hại tới quyền được bồi thường,; hoặc

(d) cho phép nhà cung cấp giữ lại toàn bộ hoặc một phần tiền đã thanh toán hoặc khoản bồi thường cho dịch vụ theo hợp đồng.

(4) Chỉ thị hoặc điều khoản của chỉ thị đưa ra theo quy định tại khoản (1) có thể dựa trên hoặc tuân theo những điều khoản và điều kiện mà tòa án xét thấy hợp lý, chứ không phải điều khoản hay điều kiện có hiệu lực ngăn chặn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại mà các bên đưa ra.

(5) Khi xem xét đưa ra chỉ thị theo như quy định trong phần này, và xem xét các điều khoản và điều kiện đề nghị áp dụng, tòa án cần xem xét những chi tiết dưới đây:

(a) lợi ích hay lợi thế mà người tiêu dùng nhận được từ những biện pháp mà nhà cung cấp tiến hành khi cung cấp dịch vụ hoặc vì mục đích cung cấp dịch vụ;

(b) giá trị của dịch vụ, theo như quan điểm của tòa án, mà nhà cung cấp thực hiện khi cung cấp dịch vụ hoặc vì mục đích cung cấp dịch vụ;

(c) chi phí phát sinh mà người tiêu dùng hay nhà cung cấp phải chịu khi tiến hành dịch vụ hoặc vì mục đích thực hiện dịch vụ;

(d) mức độ mà nhà cung cấp hoặc người tiêu dùng có thể thực thi toàn bộ hay một phần hợp đồng; và

(e) những chi tiết khác mà tòa án xét thấy hợp lý.

 (6) Sẽ không đưa ra chỉ thị theo quy định tại khoản (3)(a) nếu chỉ thị đó có hiệu lực tước quyền sở hữu hoặc lợi ích của một cá nhân ngoài các bên trong hợp đồng đối với tài sản mà cá nhân đó nhận được theo thiện ý.

(7) Sẽ không đưa ra chỉ thị theo quy định tại khoản này đối với tài sản nếu các bên trong hợp đồng thay đổi tư cách liên quan đến tài sản, cho dù trước hoặc sau thời điểm hủy bỏ hợp đồng mà việc thay đổi này xem xét tất cả cac khía cạnh liên quan, theo quan điểm của tòa án, là không công bằng đối với bên đưa ra chỉ thị đó.

 

 

PHẦN X : TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM

66. Giải thích thuật ngữ.

(1) Trong phần này, trừ khi ngữ cảnh quy định khác-
"nông sản" bao gồm sản phẩm từ đất trồng, chăn nuôi hay đánh bắt;
"thiệt hại" bao gồm các trường hợp tử vong hay thương tích, hay tổn thất thiệt hại đến tài sản, gồm cả đất như quy định trong từng trường hợp;
"người phụ thuộc" có nghĩa tương tự như quy định trong Đạo luật Dân sự 1956 [Khoản 67];

"người sản xuất", có liên quan tới sản phẩm, được hiểu là-

(a) người sản xuất ra sản phẩm đó;

(b) người thu hoặc chiết xuất sản phẩm trong trường hợp sản phẩm không trực tiếp do người đó tạo ra mà là thu hoặc chiết xuất được;

(c) trong trường hợp sản phẩm không được tạo ra, thu được hoặc chiết xuất được nhưng những đặc tính cơ bản của sản phẩm là kết quả của quá trình công nghệ hay quá trình nào khác thì “người sản xuất” là người tiến hành quá trình đó;

"sản phẩm" là tất cả các hàng hoá theo quy định tại khoản (2), bao gồm cả sản phẩm cấu thành nên sản phẩm khác cho dù đó là nguyên liệu thô, một thành phần của sản phẩm hay bất kỳ gì khác.

 

(2) Theo quy định của Phần này, người cung cấp sản phẩm cấu thành nên sản phẩm khác cho dù đó là nguyên liệu thô, một thành phần hay gì khác, không được coi là người cung cấp những sản phẩm hợp thành sản phẩm đó.

67. Nghĩa của thuật ngữ "lỗi".

(1) Theo quy định tại khoản (2) và (3), sản phẩm được coi là có lỗi nếu sự an toàn của sản phẩm không đáp ứng những gì mà người tiêu dùng trông chờ.

(2) Để xác định những điều mà người tiêu dùng trông chờ đối với sản phẩm cần xem xét tất cả những khía cạnh thích hợp sau-

(a) cách thức và mục đích đưa sản phẩm ra thị trường;

(b) kiểu dáng của sản phẩm;

(c) việc sử dụng bất kỳ dấu hiệu có liên quan đến sản phẩm;

(d) hướng dẫn hay cảnh báo về việc làm hay không làm đối với sản phẩm;

(e) những gì được xem là thích hợp có liên quan đến sản phẩm; và

(f) thời điểm khi nhà sản xuất cung cấp sản phẩm tới người khác.

(3) Phần này không quy định lỗi được luận ra chỉ từ thực tế sự an toàn của sản phẩm được cung cấp sau đó đảm bảo hơn sự an toàn của sản phẩm đang xem xét.

(4) Trong phần này, “tính an toàn” liên quan tới sản phẩm bảo gồm-

(a) tính an toàn của những sản phẩm cấu thành trong đó;

(b) tính an toàn trong trường hợp có rủi ro thiệt hại cho tài sản; và

(c) tính an toàn trong trường hợp có nguy cơ tử vong hoặc thương tích.

68. Trách nhiệm đối với những sản phẩm lỗi.

(1) Trong trường hợp thiệt hại gây ra bởi toàn bộ hay một phần do lỗi của sản phẩm, những cá nhân sau có trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

(a) người sản xuất sản phẩm;

(b) người xưng danh là nhà sản xuất bằng cách ghi tên trên sản phẩm hoặc sử dụng nhãn hiệu hay những dấu hiệu riêng biệt khác có liên quan đến sản phẩm; và

(c) người nhập khẩu hàng hoá vào Malaysia để cung cấp cho người khác trong quá trình kinh doanh của mình.

(2) Trong trường hợp thiệt hại gây ra bởi toàn bộ hay một phần do lỗi của sản phẩm, người chịu thiệt hại có thể yêu cầu nhà cung cấp trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi xảy ra thiệt hại phải xác định bất kỳ hoặc tất cả các cá nhân chịu trách nhiệm bồi thường được đề cập đến trong khoản (1) cho dù người đó có tồn tại hay không.

(3) Đối với quy định tại khoản (2), không quan trọng khi xem xét việc nhà cung cấp cung cấp sản phẩm lỗi tới-

(a) người chịu thiệt hại;

(b) nhà sản xuất sản phẩm tạo thành sản phẩm lỗi; hoặc

(c) bất kỳ ai khác.

(4) Trong trường hợp nhà cung cấp không tuân theo yêu cầu quy định tại khoản (2) trong một khoảng thời gian hợp lý trong tất cả mọi trường hợp, nhà cung cấp sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho những tổn thất và thiệt hại đó.

(5) Quy định này không áp dụng đối với nhà cung cấp hàng nông sản lỗi nếu hàng nông sản đó được cung cấp duy nhất tới người khác tại thời điểm hàng nông sản chưa qua khâu chế biến công nghiệp.

(6) Trong trường hợp hai hoặc nhiều hơn hai cá nhân chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại điểm này thì trách nhiệm này là trách nhiệm chung và cá nhân.

(7) Không truy cứu trách nhiệm đối với những trách nhiệm khác phát sinh theo quy định của phần này.

(8) Bộ trưởng có thể tuyên bố thông qua chỉ thị đăng trên Công báo về việc không đưa các khiếu kiện về lỗi sản phẩm lên Toà án sau khi kết thúc giai đoạn khiếu kiện tính từ thời điểm ngày sản xuất hàng hoá hoặc nhóm hàng hóa hoặc cả hai như đã nêu ra trong chỉ thị cho tới thời điểm đưa ra tuyên bố không đưa khiếu kiện về lỗi sản phẩm ra trước Toà án.

69. Phạm vi trách nhiệm bồi thường tổn thất và thiệt hại.

(1) Trong trường hợp thiệt hại gây ra bởi toàn bộ hay một phần do lỗi của sản phẩm, trách nhiệm bồi thường của cá nhân theo quy định tại khoản 68 không bao hàm những tổn thất hay thiệt hại cho-

(a) sản phẩm bị lỗi;

(b) toàn bộ hay một phần sản phẩm hợp nên sản phẩm bị lỗi; hoặc

(c) bất kỳ tài sản nào tại thời điểm bị tổn thất hay thiệt hại mà không

(i) đúng như mô tả về tài sản thường dùng cho mục đích sử dụng cá nhân, chiếm giữ hoặc tiêu dùng; và

(ii) được người chịu tổn thất hay thiệt hại chủ yếu dùng cho mục đích sử dụng cá nhân, chiếm giữ hay tiêu dùng.

(2) Theo quy định tại (1)(c), tổn thất hay thiệt hại cho tài sản được xem như xảy ra tại thời điểm sớm nhất mà cá nhân có lợi ích gắn với tài sản xác nhận cơ sở thực tế về tổn thất và thiệt hại đáng kể.

 

(3) Trong khoản (2) -

(a) cơ sở thực tế đáng kể về tổn thất hay thiệt hại gây ra cho tài sản là những căn cứ về tổn thất hay thiệt hại khiến cho cá nhân có lợi ích gắn với tài sản xem xét những tổn thất hay thiệt hại nghiêm trọng để chứng minh trong thủ tục khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với bị đơn, người không kháng cự trách nhiệm và có thể cung cấp bằng chứng chống lại khiếu kiện;

(b) thông tin của một cá nhân bao gồm những thông tin mà người đó có thể thu thập được-

(i) từ những căn cứ mà người đó có thể quan sát hoặc xác định được; hoặc

(ii) từ những căn cứ mà người đó có thể khẳng định được với sự trợ giúp ý kiến từ phía chuyên gia có ích cho việc tìm kiếm: miễn là người đó không được cho là có thông tin về các căn cứ mà người đó có thể khẳng định được với sự trợ giúp ý kiến từ phía chuyên gia trừ phi người đó không thể tiến hành các bước để thu thập và làm theo chỉ dẫn.



70. Áp dụng các quy định văn bản luật khác.

(1) Theo quy định về khiếu nại tại Đạo luật Dân sự 1956, thiệt hại mà cá nhân có trách nhiệm bồi thường theo quy định tại khoản 68 được cho là do hành động phi pháp hay tình trạng vỡ nợ.

(2) Trong trường hợp người chịu thiệt hại do toàn bộ hay một phần lỗi sản phẩm gây ra tử vong sau tác động thiệt hại, đơn yêu cầu gửi tới nhà cung cấp theo quy định tại điều 68 (3) theo quy định khiếu nại tại Đạo luật Dân sự 1956 sẽ do đại diện cá nhân hoặc người phụ thuộc của người đã mất chuẩn bị.

(3) Trong trường hợp thiệt hại gây ra một phần do lỗi sản phẩm và một phần từ phía người bị thiệt hại, Đạo luật Dân sự 1956 có hiệu lực đối với phần lỗi của mỗi cá nhân theo như quy định của Phần này  về thiệt hại do lỗi đó gây ra.

(4) Theo quy định của luật định ban hành quyền thực thi cho bất kỳ toà án nào xét xử bất kỳ vụ việc, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo như quy định tại Phần này sẽ được quy về trách nhiệm dân sự.

 

(5) Trong khoản (3), "lỗi" có nghĩa tượng tự như quy định tại Bộ luật Dân sự 1956.

71. Cấm loại trừ trách nhiệm.

Trách nhiệm của một cá nhân đối với cá nhân chịu thiệt hại do toàn bộ hay một phần lỗi sản phẩm hoặc đối với người thân của người chịu thiệt hại theo quy định trong phần này sẽ bị hạn chế hoặc loại trừ trong điều khoản hợp đồng, thông báo hay các điều khoản quy định khác.

72. Biện hộ cho bị cáo.

(1) Trong một vụ kiện dân sự về lỗi sản phẩm theo quy định tại Phần này, biện hộ cho bị cáo phải chỉ ra được-

(a) lỗi sản phẩm có thể quy cho việc tuân thủ yêu cầu mà luật định đưa ra;

(b) cá nhân đó không cung cấp hàng bị lỗi cho cá nhân khác tại bất kỳ thời điểm nào;

(c) lỗi sản phẩm không tồn tại trong khoảng thời gian hợp lý;

(d) thông báo về những thông tin khoa học và kỹ thuật trong khoảng thời gian hợp lý không phải như những gì mà nhà sản xuất sản phẩm tương tự như sản phẩm đang xem xét trông chờ phát hiện ra lỗi nếu lỗi đó có tồn tại dưới sự kiểm soát của nhà sản xuất; hoặc

(e) lỗi đó -

(i) là lỗi sản phẩm cấu thành nên sản phẩm đang điều tra ("subsequent product"); và

(ii) hoàn toàn quy cho-

(A) việc thiết kế sản phẩm subsequent product; hoặc

(B) việc nhà sản xuất sản phẩm đang điều tra không tuân thủ chỉ dẫn của nhà sản xuất sản phẩm subsequent product


(2) Trong quy định tại khoản (1), "khoảng thời gian hợp lý"-

(a) liên quan đến điện là khoảng thời gian sản xuất điện, trước khi chuyển hoặc phân phối; và

(b) liên quan đến các sản phẩm khác-

(i) là khoảng thời gian khi nhà sản xuất cung cấp sản phẩm đến cá nhân khác trong trường hợp áp dụng điều 68; và

(ii) trong trường hợp áp dụng điều 68, là khoảng thời gian cung cấp lần cuối sản phẩm tới các cá nhân thuộc đối tượng áp dụng tại điều 68.


PHẦN XI : HỘI ĐỒNG TƯ VẤN NGƯỜI TIÊU DÙNG QUỐC GIA

73. Thành lập Hội đồng Tư vấn người tiêu dùng quốc gia.

(1) Bộ trưởng có thể thành lập Hội đồng Tư vấn người tiêu dùng quốc gia tư vấn cho Bộ trưởng các vấn đề:

 (a) các vấn đề về người tiêu dùng và việc thực thi Luật này;

(b) thúc đẩy công tác bảo vệ người tiêu dùng và nâng cao nhận thức về công tác người tiêu dùng; và

 (c) các vấn đề khác mà Bộ trưởng đưa ra nhằm thực thi Luật này và công tác bảo vệ người tiêu dùng một cách hiệu quả.


74. Thành viên Hội đồng.

(1) Hội đồng bao gồm các thành viên:

(a) Tổng thư ký của Bộ trưởng chịu trách nhiệm về các vấn đề người tiêu dùng hoặc đại diện cho người tiêu dùng; và

 (b) không quá 16 thành viên khác đại diện cho lợi ích người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà cung cấp, các tổ chức phi chính phủ và viện sĩ hàn lâm.

(2) Các thành viên đề cập tại (1)(b) -

(a) do Bộ trưởng bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 2 năm; và

(b) có thể tái bổ nhiệm khi kết thúc nhiệm kỳ công tác.


(3) Bộ trưởng sẽ bổ nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng trong số các thành viên Hội đồng.

75. Tạm giữ vị trí Chủ tịch.

(1) Trong trường hợp Chủ tịch vì lý do nào đó không thể đảm trách chức năng này hoặc trong quá trình trống vị trí Chủ tịch, Phó Chủ tịch có thể đảm trách vị trí này.

 

(2) Trong trường hợp cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch vì lý do nào đó không thể đảm trách chức năng Chủ tịch hoặc trong quá trình còn trống vị trí Chủ tịch và Phó Chủ tịch, Bộ trưởng có thể chỉ định bất kỳ thành viên nào trong Hội đồng đảm trách vị trí Chủ tịch.

(3) Phó Chủ tịch hoặc thành viên được chỉ định tại điểm (2) tùy từng trường hợp sẽ được xem là Chủ tịch trong suốt quá trình đảm trách nhiệm vụ Chủ tịch.

76. Vị trí còn trống.

Vị trí công tác của thành viên Hội đồng như đã đề cập tại 74(l)(b) được coi là trống khi -

(a) thành viên đó qua đời;

(b) thành viên đó nộp đơn từ chức lên Bộ trưởng; hoặc

(c) kết thúc nhiệm kỳ công tác.

77. Thu hồi quyết định bổ nhiệm.

Bộ trưởng có thể thu hồi quyết định bổ nhiệm thành viên Hội đồng đề cập tại 74(l)(b)-

(a) nếu thành viên đó có hành vi, trong khi thực thi nhiệm vụ với tư cách là thành viên Hội đồng hay tư cách khác, gây mất uy tín cho Hội đồng;

(b) nếu thành viên đó không có đủ năng lực để thực thi nhiệm vụ với tư cách thành viên Hội đồng;

(c) nếu có bằng chứng chống lại thành viên đó, hoặc thành viên đó bị kết tội do-

(i) có hành vi gian lận, thiếu trung thực hoặc suy thoái đạo đức;

(ii) có hành vi tham nhũng;

(iii) có hành vi phạm tội theo quy định của Luật này; hoặc

(iv) có hành vi phạm tội khác có thể bị kết án tù trên 2 năm;

(d) nếu thành viên đó bị tuyên bố phá sản;

(e) nếu thành viên đó có dấu hiệu rối loạn đầu óc hoặc biểu hiện không thể đảm trách nhiệm vụ; hoặc

(f) nếu thành viên đó vắng mặt trong 3 kỳ họp liên tiếp của Hội đồng mà không có sự đồng ý cho nghỉ bằng văn bản từ Chủ tịch Hội đồng.

78. Từ chức.

Thành viên Hội đồng được bổ nhiệm tại 74(l)(b) có thể nộp đơn xin từ chức tới Bộ trưởng tại bất kỳ thời điểm nào.

79. Bổ nhiệm vị trí trống.

Trong trường hợp thành viên Hội đồng được bổ nhiệm tại 74(l)(b) tạm ngừng tư cách thành viên, Bộ trưởng có thể bổ nhiệm cá nhân khác vào vị trí trống trong thời gian nhiệm kỳ còn lại.

80. Thư ký Hội đồng và các viên chức khác.

Có thể bổ nhiệm Thư ký Hội đồng và các viên chức khác nếu thấy cần thiết để trợ giúp cho Hội đồng.

81. Trợ cấp.

Các thành viên Hội đồng được bổ nhiệm theo khoản 74(l)(b) được nhận tiền trợ cấp theo quy định của Bộ trưởng.

82. Hội đồng có thể mời các thành viên khác tham dự các phiên họp.

(1) Hội đồng có thể mời các cá nhân khác tham dự các cuộc họp hay tranh luận của Hội đồng với mục đích tư vấn cho Hội đồng về các vấn đề được thảo luận nhưng không được quyền bỏ phiếu tại cuộc họp hay tranh luận đó.

(2) Cá nhân được mời tham dự được nhận tiền thù lao theo quy định của Hội đồng.

83. Giá trị pháp lý của hành vi và khiếu kiện.

Các hành vi hoặc khiếu kiện được tiến hành theo quy định tại Luật này sẽ không đưa ra xét xử nếu-

(a) trống tư cách thành viên, hoặc thiếu quyết định thành lập Hội đồng; hoặc

(b) khiếm khuyết hoặc trái quy tắc không gây ảnh hưởng tới kết quả của vụ việc.

84. Các quy định liên quan đến Hội đồng.

Bộ trưởng có thể đưa ra các quy định liên quan đến Hội đồng nếu xét thấy cần thiết và hợp lý.

Các văn bản liên quan