Lạm phát

Thứ Ba 21:24 20-06-2006
Ảnh minh hoạ

Theo quy luật của các năm trước, giá cả có xu hướng tăng mạnh trong dịp lễ tết 2 tháng đầu năm, bắt đầu ổn định trở lại từ tháng 3 và kéo dài trong những tháng tiếp theo. Tỷ lệ lạm phát trong tháng 3 giảm 0,5%, góp phần làm giảm mức tăng giá trong quý 1 xuống 2,8%, thấp hơn mức 3,7% trong cùng kỳ năm ngoái. Theo dự đoán, giá cả sẽ chỉ tăng nhẹ trong tháng 4 và tháng 5, dao động trong khoảng 0,1-0,3%.

Lạm phát đang trở thành một vấn đề bức xúc. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến tháng 3 năm 2006, chỉ số CPI đã tăng 33%, bào mòn mức lương thực tế. Năm ngoái, áp lực nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng của kế hoạch 5 năm đã khiến lạm phát vượt mức 6.5% chính phủ đề ra. Năm nay, trọng tâm chính sách sẽ được đảo ngược, chính phủ sẽ tập trung vào ổn định giá cả vì áp lực tăng trưởng đã giảm đáng kể trong năm đầu tiên của kế hoạch năm năm 2006-2010.

So sánh mức lạm phát của quý 1 với những năm trước, tình hình kiểm soát giá năm nay có những dấu hiệu tốt đẹp. Giá nhóm lương thực - Thực phẩm, yếu tố ảnh hưởng đến CPI mạnh nhất đã giảm đáng kể do việc thành công giải quyết ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm. Giá lương thực và thực phẩm giảm 0,9% trong tháng 3 và chỉ tăng 4% kể từ tháng 12 năm ngoái (so với mức tăng 6.1% cùng kỳ năm 2005).

Tỷ lệ lạm phát của quý 1 thường bằng một nửa mức cả năm, cụ thể là 51% năm 2004 và 44% năm 2005. Hiện tại lạm phát quý 1 mới chỉ ở mức 40% so với kế hoạch cả năm do đó hoàn toàn có thể lạc quan mục tiêu kiềm chế giá cả năm nay sẽ thành công trong điều kiện bình thường.

Tuy nhiên, trong những tháng tới vẫn có những yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá thị trường.

* Trước hết là việc EVN có kế hoạch tăng giá điện lên trên 8% trong năm nay (và tiếp tục tăng trong năm sau). Mặc dù có nhiều khả năng giá điện sản xuất sẽ không tăng nhưng việc điều chỉnh này vẫn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến mặt bằng giá chung.

* Tiếp đó là ảnh hưởng của việc tăng giá dầu trên thị trường quốc tế. Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu 100% các sản phẩm xăng dầu do đó mức giá trong nước sẽ bám sát tình hình dao động giá thế giới. Năm ngoái, giá xăng trong nước đã phải điều chỉnh 6 lần, và sẽ nhạy cảm hơn trong năm nay.

* Tình hình thời tiết bất thường, hạn hán, lũ lụt và nguy cơ trở lại của dịch cúm gia cầm vào cuối năm sẽ là những nhân tố tiềm ẩn có thể gây nên cơn sốc giá, đặc biệt là mặt hàng lương thực, thực phẩm (hiện chiếm hơn một nửa giá hàng hoá dùng để tính CPI).

Công ty tư vấn Kinh tế và hỗ trợ Đầu tư, EPIC
80 Linh Lang, Ba Đình, Hà Nội, VN
Tel: +(84) 4.766.5870
Fax: +(84) 4.766.5871
E-mail: info@epic.com.vn
Web site: http://www.epic.com.vn/

Mặt khác, chương trình cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ AFTA sẽ giúp giá nhập khẩu giảm mạnh đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng phần nào giúp giảm áp lực tăng giá trong nước.

Nhìn chung, tuy mặt bằng giá phụ thuộc nhiều vào diễn biến trên thị trường quốc tế, chính phủ trong năm nay có cam kết cao trong việc kiềm chế lạm phát, kể cả nếu phải kìm hãm tốc độ tăng trưỏng. Do đó chính sách của NHNN sẽ điều chỉnh lãi suất linh hoạt và quản lý chặt hoạt động cho vay tín dụng. Trong tuần đầu của tháng 4, Thống đốc NHNN dự báo nếu không có yếu tố bất ngờ, chỉ số CPI sẽ dừng lại ở mức 7% (phù hợp với dự báo của CIEM như nêu ở trên).

Giá vàng trong tháng 3 tăng 1,8% đưa tổng mức tăng từ đầu năm lên 11,6%. Tỷ giá VND/USD vẫn tiếp tục ổn định, giảm nhẹ ở mức 0,1% trong tháng 3 xuống bằng mức của tháng 12 năm ngoái. Trong khoảng thời gian 12 tháng đến tháng 3/2006, tỷ giá chỉ tăng 0,8%.

Các văn bản liên quan