Góp ý của VCCI Cần Thơ

Thứ Hai 17:24 22-05-2006
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ sau khi tham khảo Dự thảo Thông tư hướng dẫn trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh và Thông tư 08/2001/TT-BKH . VCCI Cần Thơ có ý kiến đóng góp như sau:

Dự Thảo thông tư thay thế đã có nhưng hướng dẫn về trình tự thủ tục ĐKKD rõ ràng và chi tiết hơn trong việc thành lập cũng như giải thể và tạm ngưng hoạt động doanh nghiệp, công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện. Những quy định chi tiết trên của thông tư giúp cho các Sở KH-ĐT theo dõi biết rõ những thay đổi của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố mình trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ lúc doanh nghiệp thành lập đến lúc giải thể.

Tuy nhiên, theo VCCI Cần Thơ dự thảo Thông tư trên cần bổ sung một số ý sau đây:

1. Đối với việc ghi số giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp (phần I, mục 4): Dự thảo nên hướng dẫn rõ hơn về vị trí của vị trí của các mã. Ví dụ: Mã cấp tỉnh, mã hình thức tổ chức, mã loại hình doanh nghiệp,.. đặt ở vị trí nào

2. Về thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện và đổi giấy chững nhận ĐKKD cho doanh nghiệp (phần I, mục 5): Nên rút ngắn thời gian lại còn 7 ngày thay vì phải mất 14 ngày như dự thảo thông tư đã quy định.

3. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh của chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp ngoài việc thông báo cho phòng ĐKKD thông tư nên bổ sung qui định doanh nghiệp phải thông báo trên báo chí về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh hoặc VPĐD của công ty để đối tác của công ty biết nhầm tránh trường hợp giả danh, gian lận thương mại.

4. Về việc thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân và vốn điều lệ công ty: Dự thảo Thông tư không nên quy định việc thông báo tăng hoặc giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp phải theo mẩu biểu qui định. Doanh nghiệp chỉ cần viêt thông báo bình thường và có chử ký và con dấu của người đại diện doanh nghiệp là được. Tránh trường hợp áp dụng quá nhiều mẫu biểu gây khó khăn cho doanh nghiệp.
5. Đối với việc chia, tách công ty (phần I, mục 12,13): Dự thảo thông tư nên gộp chung lại và bổ sung việc đăng ký chia, tách công ty áp dụng cho thành phố trực thuộc trung ương, vì ở đay chỉ thấy quy định đối với cấp tỉnh

6. Tương tự như vậy đối với việc hợp nhất và sáp nhập nên gộp lại

7. Đăng ký chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên và công ty cổ phần (Phần I, mục 16) nên điều chỉnh: Công ty gửi hồ sơ ĐKKD quy định tại điểm 1 Mục I Thông tư này đến Phòng ĐKKD cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Kèm theo hồ sơ, công ty phải có quyết định chuyển đổi công ty của hội đồng thành viên hoặc hgội đồng quản trị.

8. Thông báo tạm ngừng hoạt động ít nhất mười lăm ngày: Ngoài việc gửi thông báo đến phòng ĐKKD cấo tỉnh nơi doanh nghiệp đã ĐKKD và cơ quan thuế, theo mẫu MTB –14. Thông tư nên quy định doanh nghiệp phải thông báo việc ngưng hoạt động của doanh nghiệp mình trên phương tiện thông tin đại chúng tránh trường hợp bị lừa đảo và gian lận thương mại’

9. Về việc cấp đổi giấy chứng nhận ĐKKD của hộ kinh doanh cá thể (phần II, mục 4) : Ngoài việc khuyến khích phòng ĐKKD cấp huyện tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh cá thể được đổi giấy chứng nhận ĐKKD với số đăng ký kinh doanh quy định tại thông tư này. Nên quy định thêm Phòng ĐKKD cấp huyện phải công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các hộ kinh doanh cá thể biết rõ

10. Thông tư nên bổ sung điều khoản xử lý đối với các doanh nghiệp, công ty, hộ kinh doanh cá thể khi giải thể không thông báo đến Phòng ĐKKD cấp quận, huyện, thị xã có thể là xử phạt hành chính đối với những người đại diện cho công ty, người chủ sở hữu khi đăng ký kinh doanh khi doanh nghiệp giả thể mà không thông báo.

11. Đối với các phòng ĐKKD ở cấp quận, huyện, thị xã phải thường xuyên thông báo và cập nhật thông tin về việc thành lập và giải thể của doanh nghiệp tạo nên cơ chế quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh tránh trường hợp các phòng ĐKKD sau khi cấp giẩy phép ĐKKD cho doanh nghiệp sau này không nắm rõ những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh còn hoạt động hay đã giải thể.

12. Thiết nghĩ nếu các Bộ KH-ĐT và các Sở KH-ĐT, phòng ĐKKD nếu tạo được một cơ chế “hậu đăng ký kinh doanh” giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để thấy được những khó khăn của doanh nghiệp để tháo gỡ kịp thời thì trong tương lai không xa doanh nghiệp Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh

Các văn bản liên quan