Góp ý của TS. Dương Khánh – Sở Tư pháp Thanh Hoá

Thứ Sáu 09:37 26-05-2006
TS.Dương Khánh
Phó Giám đốc Sở Tư pháp

[i]TP.Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá

Phạm vi điều chỉnh: Thống nhất rằng Luật DN chung chỉ để điều chỉnh 4 loại hình như đã quy định và không nên đưa DNNN vào điều chỉnh. Bởi vì nếu ta đưa một quy định riêng để điều chỉnh DNNN thì không còn thể hiện được cái “chung” trong dự luật nữa.

Trong Dự thảo có nhắc đến lộ trình chuyển đổi các Công ty nhà nước, theo tôi, trong VBPL này cần quy định luôn về lộ trình chuyển đổi Cty NN sang Cty cổ phần, mà không cần thiết phải giao cho nhà nước quy định lộ trình, như thế mới thể hiện được sự bình đẳng. Và tránh được một điều mà từ trước tới nay chúng ta hay mắc phải là Pháp lệnh chờ Nghị định, Nghị định chờ Thông tư. Theo Báo cáo viên trình bày về Dự án Luật DN thống nhất thì có nhắc đến việc 2 -3 năm cho việc chuyển đổi là có khả thi hay không thì chúng tôi xin nói rằng hoàn toàn có thể. Và để cho Quốc hội quy định luôn của vấn đề chuyển đổi là 2-3 năm, nếu để Chính phủ nhùng nhằng trong việc quy định vấn đề chuyển đổi thì rất phức tạp và vô hình chung biến Chính phủ thành cơ quan ngang Luật.

Khoản 10 Điều 6: Về vấn đề người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự: không nên đánh giá cao việc kết luận một cách chung chung về người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị khởi tố đối với việc kinh doanh vì đây là một việc rất nguy hiểm trong việc làm ảnh hưởng rất lớn tới quyền kinh doanh và nó hoàn toán trái với quy định của pháp luật là người chỉ có tội khi đã có bản án kết tội có hiệu lực của toà án. Với quy định chung chung đối với người bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ gây hạn chế rất nhiều về quyền góp vốn và quyền kinh doanh của các cá nhân. Do đó, tôi đề nghị đối với Khoản 6 Điều 10 thì chỉ nên quy định là đối với những người đã có bản án có hiệu lực của toà án hoặc đang đi cải tạo mà chưa được xoá án.

Một số điều khoản khác cần nói rõ Luật nào không áp dụng, không còn hiệu lực nữa, ví dụ Luật ĐTNN. Do đó đề nghị với Ban Soạn thảo cần quy định rõ hơn Điều nào của Luật nào, Luật nào trái với văn bản này cần bãi bỏ thì quy định rõ và cần cụ thể hoá ở mức tối đa. Và đối với xử lý vi phạm cần quy định riêng ở một văn bản khác.

Đối với vấn đề giai cấp: quan điểm của nhà nước ta là công bằng bình đẳng trong kinh doanh chứ không thể có một khoảng trống riêng cho công ty nhà nước trong Dự thảo Luật.

Các văn bản liên quan