Góp ý của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Về luật doanh nghiệp
Trương Đình Song
Chuyên viên cao cấp
Chúng tôi xin tham gia 3 vấn đề:
1. Về thời hạn kết thúc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH hay công ty cổ phần theo dự thảo là 4 năm.
Theo chúng tôi quy định 4 năm là quá dài, nếu càng kéo dài thì tính cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước càng yếu vì thế chúng tôi đề nghị 2 – 3 năm để phù hợp với lộ trình gia nhập WTO.
2. Về chủ tịch HĐQT
Đề nghị làm rõ Chủ tịch HĐQT là đại diện của cổ đông. Do đó chức danh Chủ tịch HĐQT phải do Đại Hội đồng cổ đông bầu trực tiếp. Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT. Chúng tôi không nhất trí với phương án nêu trong dự thảo là Đại hội đồng cổ đông bầu các thành viên HĐQT. Sau đó các thành viên HĐQT bầu Chủ tịch theo phương án này Chủ tịch HĐQT là của các thành viên HĐQT chứ không phải của cổ đông bầu.
3. Về Công ty mẹ và Công ty con
Về vấn đề này chúng tôi đồng tình với ý kiến không nên quy định thành 1 chương về Công ty mẹ - Công ty con, khi doanh nghiệp thuộc loại hình nào phải chịu sự điều tiết theo quy định của luật theo hình thức doanh nghiệp đó. Vì vậy không cần có 1 chương về Công ty mẹ và Công ty con.
4. Về cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp chúng tôi thống nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trương Đình Song
Chuyên viên cao cấp
Chúng tôi xin tham gia 3 vấn đề:
1. Về thời hạn kết thúc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH hay công ty cổ phần theo dự thảo là 4 năm.
Theo chúng tôi quy định 4 năm là quá dài, nếu càng kéo dài thì tính cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước càng yếu vì thế chúng tôi đề nghị 2 – 3 năm để phù hợp với lộ trình gia nhập WTO.
2. Về chủ tịch HĐQT
Đề nghị làm rõ Chủ tịch HĐQT là đại diện của cổ đông. Do đó chức danh Chủ tịch HĐQT phải do Đại Hội đồng cổ đông bầu trực tiếp. Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT. Chúng tôi không nhất trí với phương án nêu trong dự thảo là Đại hội đồng cổ đông bầu các thành viên HĐQT. Sau đó các thành viên HĐQT bầu Chủ tịch theo phương án này Chủ tịch HĐQT là của các thành viên HĐQT chứ không phải của cổ đông bầu.
3. Về Công ty mẹ và Công ty con
Về vấn đề này chúng tôi đồng tình với ý kiến không nên quy định thành 1 chương về Công ty mẹ - Công ty con, khi doanh nghiệp thuộc loại hình nào phải chịu sự điều tiết theo quy định của luật theo hình thức doanh nghiệp đó. Vì vậy không cần có 1 chương về Công ty mẹ và Công ty con.
4. Về cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp chúng tôi thống nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.