Góp ý của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Thứ Năm 16:09 12-10-2006

 Dự thảo NĐ sửa đổ bổ sung NĐ43

Điều 4 khoản 1 : Nêm giảm mức vốn pháp định xuống ½ vì

-         An toàn tài chính đã có kiểm tra về trích lập dự phòng và biên khả năng thanh toán

-         Đầu lọc cấp phép đã có quy định về vốn và khả năng tài chính,

-         Sức ép phải trả lãi cho cổ đông cao nếu tăng thêm vốn trong đó đầu tư của DNBH chưa được thông thoáng nhất là cho vay. Bộ Tài chính lại dự định khống chế cả đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Nếu buộc phải thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế thì các doanh nghiệp đã được thành lập trước NĐ này có lộ trình là 5 năm để thực hiện (sửa lại điều 11.4)

Điều 8 khoản 2 mục c : Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm phi nhân thọ cho các dao động lớn về tổn thất nên phù hợp với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS4 và chuẩn mực kế toán số 19 (hợp đồng bảo hiểm) cũng như chế độ kế toán hiện hành. Đó là phải trích lập từ lãi ròng trước thuế và được ghi nhận như nguồn vốn chủ sở hữu. Đây coi như hình thức tự bảo hiểm cho quá trình kinh doanh bảo hiểm của DNBH. Mức độ trích lập có thể khống chế tối đa bằng doanh thu phí bảo hiểm gốc của chính năm đó.

Ngoài ra còn để cho các DNBH trích lập dự phòng như các doanh nghiệp khác: Dự phòng đảm bảo cân đối, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và dài hạn, dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Điều 14 khoản 1 : Việc đầu tư vốn chủ sở hữu là quyền của DNBH tuy nhiên bảo hiểm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện  về Vốn pháp định nên DNBH chỉ bị không chế số tiền đầu tư ngang bằng vốn pháp định phải là đầu tư vào lĩnh vực có tính thanh khoản cao, số còn lại do doanh nghiệp tự quyết định, tự chịu trách nhiệm.

Điều 16 khoản 1 : Nên thêm chữ “hoặc” vào cuối mục a để đọc dễ hiểu hơn, nghĩa là chỉ chọn một trong hai cách, cách nào có số lớn hơn. Tuy nhiên thực tế đã nảy sinh vấn đề đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu giải quyết:

-         Nếu tính theo phí bảo hiểm giữ lại của các hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán tối thiểu thi Biên khả năng thanh toán tối thiểu của một DNBH luôn là một số dao động có biên độ lớn: rất nhỏ vào đầu năm, rất lớn vào giữa năm và nhỏ dần vào cuối năm tài chính. Bản thân doanh nghiệp cũng khó tính và cơ quan quản lý cũng khó kiểm tra, nhất là đối với các hợp đồng bảo hiểm đã tái bảo hiểm không theo tỉ lệ.

-         Đối với VINARE việc tính biên khả năng thanh toán tối thiểu tất nhiên là phải lựa chọn theo cách 2 nhưng số này cũng không phải là nhiều, sẽ gặp khó khăn lớn.

Điều 19 khoản 1 : nên quy định rõ thời hạn thay vì chữ báo cáo ngay (có thể là trong vòng 3 ngày làm việc)

Điều 20 : Đề nghị Bộ Tài chính đưa thêm vào nguyên tắc xác định doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm với các trường hợp thu phí bảo hiểm và phí nhận tái bảo hiểm phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành vì hoạt động bảo hiểm có sự khác biệt với thời điểm hợp đồng được giao  kết, thời điểm khách hàng đóng phí bảo hiểm và thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm.

Điều 21 : Bổ sung thêm chi phí trích lập các quỹ dự phòng như các doanh nghiệp khác: giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn, phải thu khó đòi, giảm giá tồn kho…

Điều 34 khoản 2 : Vấn đề thay đổi tổ chức kế toán hiện nay làm cho DNBH gặp khó khăn:

-         Đối với DNBH nước ngoài thưòng từ tổ chức kiểm toán công ty mẹ buộc phải      làm kiểm toán với công ty con (ở Việt Nam không thể phát sinh thuê thêm một công ty khác kiểm toán).

-         Đối với DNBH Việt Nam việc thuê một công ty kiểm toán mới chưa hiểu nhiều về hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ mất nhiều thời gian giải thích, giải đáp, giải trình và những người phục vụ đi kèm

Nên chăng Bộ Tài chính chỉ cần nêu nguyên tắc hoặc danh mục công ty kiểm toán được lựa chọn để DNBH thuê kiểm toán,.ngoài những ý kiến trên các DNBH đề nghị Bộ Tài chính sớm dự thảo Thông tư hướng dẫn 2 Nghị định trên để góp ý.

Cuối cùng, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đề nghị Quý Bộ tiếp nhận và xử lý các ý kiến đóng góp bổ sung sửa đổi nói trên và mong NĐ được ban hành sớm tạo cơ sở pháp lý cho thị trường Bảo hiểm Việt Nam phát triển.

Các văn bản liên quan