Góp ý của LS.Trịnh Ngọc Ninh – Thanh Hoá

Thứ Sáu 11:18 26-05-2006
Góp ý của LS.Trịnh Ngọc Ninh
Tỉnh Thanh Hoá


[b]Phạm vi và hiệu lực áp dụng:


Quy định chỉ có 4 loại hình công ty (CP, TNHH, DNTN, Hợp danh) nhưng lại có điều khác quy định riêng với DNNN sẽ có một thời gian để chuyển đổi. Nếu đưa quy định riêng vào áp dụng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề, khía cạnh thời gian chỉ là một vấn đề rất nhỏ trong lộ trình chuyển đổi, nó còn là vấn đề về điều kiện, trình tự, thủ tục và đặc biệt Luật DNNN vẫn đang được điều chỉnh và có hiệu lực. Các DNNN trước khi chuyển đổi thì hoạt động theo Luật DNNN với những ưu thế đặc biệt về thuê đất, vay vốn,.... Sau khi hưởng xong những lợi thế thì mới chuyển đổi, vậy là bất hợp lý đối với các doanh nghiệp khác (khi họ không hề được hưởng lợi thế như DNNN chuyển đổi). Như vậy, liệu có giải quyết được vấn đề bình đẳng không?

Riêng đối với đặc thù của chế độ chính trị của Việt Nam, chúng ta cần phải đặc biệt chú ý thế nào là bình đẳng: không nên chỉ bình đẳng trên hình thức mà cần phải cả nội dung thực hiện nữa.

Ở đây cần phải để các DN hiểu rõ khái niệm về công ty NN: bởi vì trong Luật DNNN không chỉ điều chỉnh Cty Nhà nước mà còn điều chỉnh cả Cty TNHH nhà nước, Cty CP nhà nước. Các công ty này được nêu trong Luật DNNN nhưng lại hoạt động theo Luật DN 1999. Như vậy vấn đề ở đây là Cty nhà nước. Nếu chúng ta muốn giữ Công ty NN ở vai trò chủ đạo thì nên giữ nguyên quy định như hiện nay, còn nếu muốn tạo sự bình đẳng thì cần điều chỉnh rõ hơn trong Luật DN thống nhất.

Vấn đề cấm công dân Việt Nam cũng như nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh khi đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với vấn đề này cần xác định rõ. Ví dụ nếu chúng tôi đang hoạt động kinh doanh, lỡ khi đi ra đường vi phạm luật giao thông và bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không thể vì thế mà bị cấm hoạt động kinh doanh. Quy định này hoàn toàn trái pháp luật, một người chỉ bị coi là có tội khi có bản án của Toà án tuyên có tội, còn trước đó thì chưa phải có tội. -> điều này nên bỏ.

Quy định mức vốn tối thiểu đối với nhà đầu tư nước ngoài: không nên quy định vì: Mục đích của mỗi nhà đầu tư đều là đem lại lợi nhuận lớn nhất có thể, rất ít cá nhân nước ngoài họ tham gia không có vốn với mục đích để lừa đảo. Nếu có chuyện đó thì kể cả quy định mức vốn tối thiểu thì tôi vẫn có thể vay vốn và sau đó thì rút ra. Cơ chế quản lý điều này lại không có. Do đó chúng ta không nên quy định vốn tối thiểu đối với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như trong nước.

Các văn bản liên quan