Dùng thuế thu nhập cá nhân để chống tham nhũng
Dùng thuế thu nhập cá nhân để chống tham nhũng
Tại buổi tọa đàm dự thảo luật phòng chống tham nhũng tổ chức sáng 21/7, sự chủ trì của Phó tổng Thanh tra Nhà nước Vũ Phạm Quyết Thắng, nhiều ý kiến cho rằng, thuế thu nhập cá nhân có thể là một biện pháp chống tham nhũng hữu hiệu. Tuy nhiên, những khó khăn trong việc xây dựng cơ chế đảm bảo kê khai tài sản cũng đang là thách thức đối với cơ quan quản lý.
Là một chuyên gia phòng chống tham nhũng thuộc Cục Tội phạm quốc tế Thụy Điển, ông Hakan Obeg cho rằng, nên ủng hộ ý kiến công khai tài sản cá nhân của cán bộ công chức. Đồng thời, nên coi thuế thu nhập cá nhân là một công cụ hữu hiệu để chống tham nhũng bởi thông qua bản kê khai hằng năm, việc kiểm tra giám sát tài sản công sẽ dễ dàng hơn.
Để minh chứng cho ý kiến này, ông Hakan cho biết, ở Thuỵ Điển, khi một người có tài sản lớn không giải thích được, cơ quan điều tra có thể làm sáng tỏ thông qua cơ quan thuế. Toàn bộ dữ liệu liên quan đến tổ chức, cá nhân đều được lưu trữ tại cơ quan thuế nên việc chứng minh nguồn gốc tài sản sẽ rất dễ dàng.
Trước ý kiến đề nghị của Bộ Tài chính về việc đưa vào luật này quy định kê khai tài sản để áp thuế, ông Hakan cho rằng, việc kê khai tài sản để áp thuế không nên quy định trong Luật chống tham nhũng mà phải được quy định chi tiết trong Bộ Luật khác. "Hệ thống kê khai tài sản nên được thực hiện một cách tập trung, do một cơ quan phụ trách và đối tượng tham gia kê khai tài sản là công chức và người thân của họ", ông nói. Tuy nhiên, ông Hakan cũng thừa nhận, việc xây dựng cơ chế đảm bảo kê khai tài sản của người thân một cách công khai minh bạch là chuyện không đơn giản, đòi hỏi sự quyết tâm từ nhiều phía.
Đồng tình với quan điểm này song ông Trần Hữu Trường, Thanh tra Bộ Tài chính vẫn lo ngại, việc kê khai tài sản của con cái sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều trường hợp con đã thành niên, công tác và có tài sản riêng mặc dù vẫn trong cùng hộ khẩu. "Do vậy, luật này nên có quy định cụ thể về việc cung cấp các thông tin bắt buộc công khai khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu, bởi có trường hợp người kê khai không thể nắm hết được tài sản của người thân", ông nói.
Ông Trần Hữu Quang, Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, trên thực tế có những nguồn tài sản khác rất khó kiểm soát đó là khoản tiền mà những gia đình cho con đi du học, thậm chí khám chữa bệnh ở nước ngoài... do vậy, việc thực hiện kê khai tài sản khó khả thi.
Với vai trò chủ trì, Phó tổng Thanh tra Nhà nước Vũ Phạm Quyết Thắng thừa nhận, việc xác định tài sản đối với cá nhân sẽ không đơn giản. Tuy nhiên ông vẫn nhấn mạnh: "Khó cũng phải làm. Việc kê khai tài sản sẽ không giới hạn ở diện cá nhân nào mà mọi cán bộ công chức sẽ phải thực hiện".
Ông Hakan cho rằng, sự tham gia của công chúng có vai trò lớn trong chống tham nhũng. Thậm chí, với vai trò giám sát, công chúng còn có khả năng hạn chế những sai sót của cơ quan, cán bộ trong cơ quan quản lý. Theo ông, để công chúng tiện giám sát và phát hiện những vụ tiêu cực gây lãng phí tài sản của Nhà nước, cần phải chia tham nhũng thành 2 loại: lớn và nhỏ. "Tham nhũng nhỏ” dù số tiền không lớn nhưng lại diễn ra thường xuyên và liên quan đến dịch vụ công như: bệnh viện, thủ tục hành chính. Người dân phải va chạm thường xuyên với loại tham nhũng này nên việc đấu tranh là rất quan trọng. Còn “tham nhũng lớn” thường xuất hiện trong các dự án lớn, công trình xây dựng trọng điểm... tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến người dân nhưng lại gây lãng phí tài sản của Nhà nước.
"Tham nhũng lớn gây thiệt hại lớn về tài sản, tham nhũng nhỏ làm mất lòng tin của người dân vào chính quyền. Do vậy, cần xây dựng nền văn hoá không chấp nhận tham nhũng, hối lộ. Nhà nước cần khuyến khích để công chúng tham gia cùng cơ quan Nhà nước chống lại tệ nạn này đồng thời bảo đảm an toàn cho người tố cáo", ông Hakan nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng, bản chất tham nhũng bắt nguồn từ quyền lực. Nếu khống chế và giám sát được quyền lực thì sẽ triệt được tham nhũng.
Theo VnExpress
Tại buổi tọa đàm dự thảo luật phòng chống tham nhũng tổ chức sáng 21/7, sự chủ trì của Phó tổng Thanh tra Nhà nước Vũ Phạm Quyết Thắng, nhiều ý kiến cho rằng, thuế thu nhập cá nhân có thể là một biện pháp chống tham nhũng hữu hiệu. Tuy nhiên, những khó khăn trong việc xây dựng cơ chế đảm bảo kê khai tài sản cũng đang là thách thức đối với cơ quan quản lý.
Là một chuyên gia phòng chống tham nhũng thuộc Cục Tội phạm quốc tế Thụy Điển, ông Hakan Obeg cho rằng, nên ủng hộ ý kiến công khai tài sản cá nhân của cán bộ công chức. Đồng thời, nên coi thuế thu nhập cá nhân là một công cụ hữu hiệu để chống tham nhũng bởi thông qua bản kê khai hằng năm, việc kiểm tra giám sát tài sản công sẽ dễ dàng hơn.
Để minh chứng cho ý kiến này, ông Hakan cho biết, ở Thuỵ Điển, khi một người có tài sản lớn không giải thích được, cơ quan điều tra có thể làm sáng tỏ thông qua cơ quan thuế. Toàn bộ dữ liệu liên quan đến tổ chức, cá nhân đều được lưu trữ tại cơ quan thuế nên việc chứng minh nguồn gốc tài sản sẽ rất dễ dàng.
Trước ý kiến đề nghị của Bộ Tài chính về việc đưa vào luật này quy định kê khai tài sản để áp thuế, ông Hakan cho rằng, việc kê khai tài sản để áp thuế không nên quy định trong Luật chống tham nhũng mà phải được quy định chi tiết trong Bộ Luật khác. "Hệ thống kê khai tài sản nên được thực hiện một cách tập trung, do một cơ quan phụ trách và đối tượng tham gia kê khai tài sản là công chức và người thân của họ", ông nói. Tuy nhiên, ông Hakan cũng thừa nhận, việc xây dựng cơ chế đảm bảo kê khai tài sản của người thân một cách công khai minh bạch là chuyện không đơn giản, đòi hỏi sự quyết tâm từ nhiều phía.
Đồng tình với quan điểm này song ông Trần Hữu Trường, Thanh tra Bộ Tài chính vẫn lo ngại, việc kê khai tài sản của con cái sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì nhiều trường hợp con đã thành niên, công tác và có tài sản riêng mặc dù vẫn trong cùng hộ khẩu. "Do vậy, luật này nên có quy định cụ thể về việc cung cấp các thông tin bắt buộc công khai khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu, bởi có trường hợp người kê khai không thể nắm hết được tài sản của người thân", ông nói.
Ông Trần Hữu Quang, Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, trên thực tế có những nguồn tài sản khác rất khó kiểm soát đó là khoản tiền mà những gia đình cho con đi du học, thậm chí khám chữa bệnh ở nước ngoài... do vậy, việc thực hiện kê khai tài sản khó khả thi.
Với vai trò chủ trì, Phó tổng Thanh tra Nhà nước Vũ Phạm Quyết Thắng thừa nhận, việc xác định tài sản đối với cá nhân sẽ không đơn giản. Tuy nhiên ông vẫn nhấn mạnh: "Khó cũng phải làm. Việc kê khai tài sản sẽ không giới hạn ở diện cá nhân nào mà mọi cán bộ công chức sẽ phải thực hiện".
Ông Hakan cho rằng, sự tham gia của công chúng có vai trò lớn trong chống tham nhũng. Thậm chí, với vai trò giám sát, công chúng còn có khả năng hạn chế những sai sót của cơ quan, cán bộ trong cơ quan quản lý. Theo ông, để công chúng tiện giám sát và phát hiện những vụ tiêu cực gây lãng phí tài sản của Nhà nước, cần phải chia tham nhũng thành 2 loại: lớn và nhỏ. "Tham nhũng nhỏ” dù số tiền không lớn nhưng lại diễn ra thường xuyên và liên quan đến dịch vụ công như: bệnh viện, thủ tục hành chính. Người dân phải va chạm thường xuyên với loại tham nhũng này nên việc đấu tranh là rất quan trọng. Còn “tham nhũng lớn” thường xuất hiện trong các dự án lớn, công trình xây dựng trọng điểm... tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến người dân nhưng lại gây lãng phí tài sản của Nhà nước.
"Tham nhũng lớn gây thiệt hại lớn về tài sản, tham nhũng nhỏ làm mất lòng tin của người dân vào chính quyền. Do vậy, cần xây dựng nền văn hoá không chấp nhận tham nhũng, hối lộ. Nhà nước cần khuyến khích để công chúng tham gia cùng cơ quan Nhà nước chống lại tệ nạn này đồng thời bảo đảm an toàn cho người tố cáo", ông Hakan nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng, bản chất tham nhũng bắt nguồn từ quyền lực. Nếu khống chế và giám sát được quyền lực thì sẽ triệt được tham nhũng.
Theo VnExpress