Dự thảo cuối – Vẫn còn đó nhiều lo ngại
Bản Dự thảo Luật Đầu tư chỉnh sửa sau khi Quốc hội cho ý kiến đã tiếp thu ở mức độ tương đối các quan điểm của cộng đồng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, một số bất cập trong Dự thảo, đặc biệt là những vấn đề về thủ tục đầu tư, vẫn chưa được giải quyết triệt để và do đó, có nguy cơ tiếp tục gây ra lo ngại sâu sắc trong cộng đồng các nhà đầu tư. Rõ ràng là việc cố gắng đưa những vấn đề về thủ tục quản lý đầu tư vào một Dự Luật vốn được soạn thảo để khuyến khích và bảo hộ đầu tư không chỉ đi ngược lại các tư tưởng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mà còn gây ra những khó khăn lớn trong kỹ thuật soạn thảo.
Cụ thể, Dự thảo cần được tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện ở những điểm chủ yếu sau đây :
1. Về Thủ tục đầu tư
Thủ tục đăng ký đầu tư
Dự thảo (Điều 46) tiếp tục duy trì thủ tục đăng ký đầu tư đối với các dự án trong nước từ 15-300 tỷ đồng và các dự án đầu tư nước ngoài dưới 300 tỷ đồng (không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện) trong khi cộng đồng các nhà đầu tư, các chuyên gia cũng như nhiều đại biểu Quốc hội đều cho rằng thủ tục này không tạo ra hiệu quả quản lý (dự án đăng ký mới chỉ là ý tưởng/đề xuất bỏ vốn, do đó chưa phải là thông tin đáng tin cậy, không phản ánh chính xác thực tế), tốn kém chi phí (ngân sách dành cho việc tiếp nhận, xử lý, điều chỉnh thông tin về hàng triệu dự án mỗi năm), làm phình to bộ máy quản lý, là cơ hội cho nhũng nhiễu…
Xin kiến nghị: Bỏ thủ tục đăng ký với các dự án loại này.
Thủ tục thẩm tra đầu tư
Quy định buộc các dự án đầu tư trên 300 tỷ đồng hoặc đầu tư vào các lĩnh vực có điều kiện về cơ bản là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, các quy định trong Dự Luật (Điều 47) có lẽ chưa thể đảm bảo hiệu quả của việc thẩm tra này.
Xin kiến nghị : Các quy định về thẩm tra đầu tư cần được thiết kế lại theo hướng :
- Cần tách biệt dự án trên 300 tỷ không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và dự án đầu tư trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, bỏi vì, hồ sơ, thủ tục, điều kiện và cả cơ quan có thẩm quyền thẩm tra đối với 2 loại dự án nói trên là không giống nhau. .
- Hồ sơ đầu tư cần được thiết kế riêng cho 03 trường hợp, bao gồm (i) Trường hợp đầu tư kết hợp thành lập tổ chức kinh tế ; (ii) Trường hợp đầu tư của tổ chức kinh tế ; (iii) Trường hợp đầu tư không thành lập tổ chức kinh tế. Đặc điểm và các chủ thể của 03 trường hợp này là hoàn toàn khác nhau nên không thể gộp chung như hiện nay. Ngoài ra, hồ sơ này cũng phải phù hợp với các quy định có liên quan của Luật Doanh nghiệp. Đối với dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, cần tách biệt cụ thể và rõ đối với đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước.
- Về Giải trình Kinh tế - Kỹ thuật : Văn bản này chỉ nên bao gồm các nội dung sau (i) Các điều kiện đầu tư mà dự án phải đáp ứng (đối với dự án đầu tư vào các lĩnh vực có điều kiện) ; (ii) tư cách pháp nhân/thể nhân của nhà đầu tư ; (iii) nhu cầu sử dụng đất ; (iv) tổng số vốn đầu tư ; (v) tiêu chuẩn về môi trường. Các nội dung khác đều không khả thi hoặc không có ý nghĩa ;
- Về Nội dung thẩm tra : Cần làm rõ các nội dung sau (i) thẩm tra « sự phù hợp với quy hoạch » là quy hoạch nào ? (ii) thẩm tra « giải pháp về bảo vệ môi trường » có trùng lặp với « Báo cáo đánh giá tác động môi trường » mà nhà đầu tư phải thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường mà Quốc hội vừa thông qua (ngày 19/11/2005) không ?
- Về Tiêu chí thẩm tra : Dự Luật cần bổ sung nội dung này (tránh việc cơ quan thẩm tra tuỳ ý xác định khi nào dự án đầu tư được xem là đã hoặc chưa đáp ứng được các nội dung thẩm tra) ;
- Về hệ quả thẩm tra : Cần có quy định về cơ chế một cửa – nhà đầu tư khi đã hoàn thành thủ tục thẩm tra đầu tư tại cơ quan quản lý về đầu tư không phải thực hiện thêm bất kỳ thủ tục thẩm tra nào tại các cơ quan quản lý chuyên ngành.
- Dự Luật cần làm rõ thêm các vấn đề sau:
o Mối quan hệ giữa các điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng với các điều kiện kinh doanh của ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành ? (Điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng là khác hay trùng với điều kiện kinh doanh của ngành, nghề kinh doanh có điều kiện ? Nếu khác, thì điểm khác nhau đó là gì ?)
o Mối quan hệ giữa thẩm tra dư án đầu tư và chứng nhận nội dung thẩm tra vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với các loại giấy phép kinh doanh chuyên ngành. Ví dụ, một dự án xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị y tế, thì sau khi đã được thẩm tra và đã đươch chấp nhận, sau này có phải đến cơ quan y tế xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thiết bị ytế nữa hay không ?.
Thủ tục điều chỉnh chứng nhận đầu tư
Bất cập trong các quy định về thủ tục đầu tư ban đầu dẫn tới những bất cập tương ứng trong quy định về điều chỉnh chứng nhận đầu tư (Điều 50).
Xin kiến nghị : Chỉnh sửa các quy định về điều chỉnh chứng nhận đầu tư theo hướng :
- Về loại dự án : Thủ tục điều chỉnh chỉ áp dụng đối với các dự án thuộc nhóm phải thẩm tra đầu tư;
- Về nội dung thẩm tra : Khi thẩm tra để điều chỉnh, chỉ thẩm tra các nội dung đáp ứng các điều kiện sau (i) là các nội dung trước đó cơ quan quản lý đầu tư đã thẩm tra để cấp chứng nhận đầu tư ; (ii) có thay đổi cơ bản, theo hướng tăng lên (ví dụ tăng vốn, tăng nhu cầu sử dụng đất…)
- Về tiêu chí thẩm tra : Dự Luật cần xác định rõ tiêu chí thẩm tra cho phép/không cho phép tiến hành những điều chỉnh đối với dự án đầu tư liên quan.
- Về hồ sơ xin điều chỉnh: Dự Luật cần nêu rõ nội dung cơ bản phải có của Báo cáo tình hình thực hiện dự án và Giải trình việc điều chỉnh dự án đầu tư (Theo Mẫu? Làm tuỳ ý, thế nào cũng được, miễn là có báo cáo?- Để thống nhất, có lẽ nên có Mẫu, và xin điều chỉnh nội dung nào, thì chỉ báo cáo nội dung đó ; không nhất thiết phải báo cáo tất cả dự án.)
- Về thời điểm xin điều chỉnh: Dự Luật cần quy định cụ thể thời hạn người đầu tư phải thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư với cơ quan có thẩm quyền, quy định rõ thời hạn đó bắt đầu từ thời điểm nào (kể từ khi thay đổi dự án đầu tư trên thực tế hay kể từ khi có ý định thay đổi? hay là chỉ khi có chấp thuận điều chỉnh mới được điều chỉnh dự án.)
Thủ tục chuẩn bị mặt bằng để triển khai dự án đầu tư
Điều 54 Dự Luật quy định trường hợp không thuộc diện thu hồi đất, nếu nhà đầu tư không thực hiện được việc bồi thường, giải phóng mặt bằng thì có thể yêu cầu UBND cưỡng chế thực hiện với chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật. Quy định này vừa chưa rõ vừa bất hợp lý trên một số điểm sau đây :
- Có dấu hiệu, bằng chứng hay điều kiện cụ thể nào chứng tỏ « nhà đầu tư không thực hiện được việc bồi thường » ;
- Điều kiện hay bối cảnh cụ thể nào thì UBND can thiệp, cưỡng chế ; hay là cứ có yêu cầu của nhà đầu tư, thì chính quyền đương nhiên làm ;
- Nếu áp dụng vô điều kiện sẽ là bất hợp lý, khiến người dân bị thiệt ; gây nên bất công và bất bình xã hội
Xin kiến nghị: Cần nêu rõ quy định này chỉ áp dụng khi(i) nhà đầu tư đã có thoả thuận với người dân (mà người dân sau đó không thực hiện đúng), hoặc(ii) đã thỏa thuận được với đai đa số hộ dân có liên quan, và các hộ đó đã chấp thuận nhận đền bù, di dời theo thỏa thuận(70% chẳng hạn) ; còn một số ít nhất định không đồng ý thỏa thuận và đưa ra những điều kiện vô lý, như đưa ra mức giá quá cao so với giá thị trường chấp nhận được ; chi phí bồi thường là chi phí đã thoả thuận (giữa nhà đầu tư và người dân).
Thủ tục chấm dứt dự án đầu tư
Điều 63 Dự Luật quy định dự án chấm dứt khi « bị tuyên bố phá sản ». Vấn đề là dự án hay doanh nghiệp thực hiện dự án bị tuyên bố phá sản ? Quan trọng hơn, trên thực tế không phải doanh nghiệp phá sản thì dự án sẽ bị chấm dứt theo (bởi các chủ thể khác có thể tiếp nối việc thực hiện dự án). Quy định này càng không thích hợp nếu dự án được thực hiện bởi nhiều nhà đầu tư mà chỉ một hoặc một số nhà đầu tư trong đó phá sản.
Xin kiến nghị : Bỏ quy định này.
2. Về định nghĩa « nhà đầu tư nước ngoài »
Tiếp thu ý kiến của cộng đồng, Dự Luật đã bổ sung thêm định nghĩa quan trọng là « nhà đầu tư nước ngoài » (Điều 3.5). Tuy nhiên, định nghĩa này lại tạo ra bất cập mới, cụ thể :
- Khó khăn hơn cho nhà đầu tư là Việt Kiều và người nước ngoài thường trú lâu dài tại Việt Nam : Theo pháp luật hiện hành thì 02 đối tượng này được quyền tự lựa chọn quy chế nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng với định nghĩa này, họ sẽ đương nhiên bị xem là nhà đầu tư nước ngoài (và do đó sẽ bị áp dụng những hạn chế, thủ tục khó khăn hơn nhà đầu tư trong nước).
Xin kiến nghị : Giữ quy định hiện hành về quy chế áp dụng cho nhà đầu tư là Việt Kiều và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, coi họ như những nhà đầu tư trong nước.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư sẽ được coi là « nhà đầu tư trong nước » hay « nhà đầu tư nước ngoài » để áp dụng các thủ tục, cơ chế tương ứng ? Định nghĩa của Dự Luật chưa giải quyết được câu hỏi này.
Xin kiến nghị: Nên quy định rõ vấn đề này (có thể theo hướng « Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% trở lên được xem là nhà đầu tư nước ngoài » ; nếu quy định mọi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều xem là nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ dẫn tới một loạt các hệ quả về cơ chế. Ví dụ, doanh nghiệp có dù chỉ một đồng vốn nước ngoài cũng có thể đưa tranh chấp ra nước ngoài giải quyết, cũng được lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài...) ; đồng thời, lại buộc họ phải thực hiện các thủ tục đầu tư phức tạp hơn so với đầu tư trong nước.
Ngoài ra, còn có rất nhiều thuật ngữ chủ chốt trong luật được định nghĩa không chính xác, không tương thích, vòng vo hoặc thiếu nhất quán với nhau. Việc định nghĩa và sử dụng thuật ngữ khá tuỳ tiện này sẽ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra (Bởi mỗi thuật ngữ, khái niệm gắn với các quy định về quyền, nghĩa vụ và ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng, gắn với các cơ chế pháp lý không giống nhau... Khi có tranh chấp các bên tranh chấp sẽ cố gắng hiểu và vận dụng nội dung của các thuật ngữ đó theo hướng có lợi nhất cho mình. Và khi có tranh chấp với bên nước ngoài với CP, thì phần thua sẽ thuộc về ta. Nếu xử « ta thắng », thì có thể gây mất lòng tin đối của người đầu tư vào tư pháp của ta).
3. Về Giấy chứng nhận kinh doanh - đầu tư
- Một Giấy ?
Dự Luật (Điều 49) tiếp tục duy trì quy định Giấy chứng nhận KD-ĐT. Sự bất cập cả về logic lẫn kỹ thuật của việc gộp chung 02 nhóm thông tin (đăng ký kinh doanh – thông tin ổn định ; và đầu tư – thông tin có thể thay đổi thường xuyên) đã được cộng đồng doanh nghiệp cảnh báo nhiều lần. Ngoài ra, cũng không thể xem đây là một hình thức cải cách hành chính khi nó vẫn là kết quả của nhiều thủ tục hành chính khác nhau. Hơn nữa, không phải doanh nghiệp nào cũng cần ghi nhận về đầu tư (nếu dự án của họ không cần thẩm tra, nếu họ không cần ghi ưu đãi trước).
Một điều chắc chán là, nếu gộp hai giấy này vào một và là « một cuốn sổ », thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn, rắc rối về mặt kỹ thuật, và cả pháp lý ; từ đó, vừa gây tốn kém cho cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, vừa gây nhiều phiền hà và chậm trễ trong việc thực hiện các thủ tục theo luật định. Điều này chắc chắn làm cho thủ tục và chi phí gia nhập thị trường ở nước ta sẽ tăng lên nhiều so với hiện nay.
Xin kiến nghị: Tách riêng nội dung đăng ký kinh doanh, ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thủ tục đầu tư (bao gồm cả ưu đãi), nếu cần giấy tờ ghi nhận, thì ghi sang một giấy khác.
- Thu hồi Giấy chứng nhận KD-ĐT
Dự Luật (Điều 62) quy định thu hồi Giấy chứng nhận KD-ĐT khi nhà đầu tư đã được bàn giao đất mà không tiến hành triển khai dự án theo đúng thời hạn hoặc sử dụng đất sai mục đích. Quy định này là không phù hợp trong trường hợp nhà đầu tư còn nhiều dự án khác (cũng ghi chung trên Giấy này) hoặc bản thân dự án đó còn được thực hiện trên nhiều địa điểm khác ngoài khu đất liên quan.
Xin kiến nghị: Có thể lựa chọn một trong hai phương án (i) Chỉ thu hồi giấy tờ về đất đai liên quan (phương án tốt nhất) hoặc (ii) Chỉ xoá/vô hiệu hoá phần nội dung liên quan đến dự án đó trong Giấy chứng nhận đầu tư.
Về mặt kỹ thuật, đề nghị bỏ đoạn « không có lý do chính đáng » trong Điều này, hoặc xác định rõ lý do nào gọi là lý do chính đáng. Nếu không, kinh nghiệm thực tế cho rằng do nhiều lý do khách quan và chủ quan, sẽ không thù hồi được dự án nào cả. Quy định này chỉ là « giơ cao, đánh khẻ », chỉ có hiệu lực trên giấy mà thôi.
Về nội dung Điều này, xin có thêm mấy bình luận sau đây :
+ Nội dung khoản 1 có thể hiểu là chỉ khi cần giảm tiền thuê đất mới thông báo tạm dừng, còn không cần thì không thông báo? Vậy, những dự án không thuê đât, không xin giao đất, mà tạm dừng có phải thông báo không ?
+ Cũng tương tự, khoản 2 đối với dự án không thuê đất mà không thực hiện đúng tiến độ có bị thu hồi Giấy Chứng nhận ĐKKD-ĐT không ? Đối với dự án không thuê đât, làm sao theo dõi được tiến độ của họ ? Sau khi bị thu hồi, nếu họ đăng ký ngay lại dự án đó thì có cấp lại Giấy Chứng nhận ĐKKD-ĐT không ? Đối với dự án có thuê đât, thì thu hồi Giấy Chứng nhận ĐKKD-ĐT có đồng nghĩa với việc đất bị thu hồi không ? Nếu đất bị thu hồi thì trình tự, thủ tục và các quyền lợi phát sinh giải quyết thế nào ?.v.v....
4. Về các lĩnh vực đầu tư có điều kiện
Quy định của Dự Luật về các lĩnh vực đầu tư có điều kiện (Điều 29) hàm chứa nhiều bất cập, ví dụ (i) Chỉ nêu về các lĩnh vực có điều kiện mà không nêu được cụ thể những « điều kiện » đó là gì ; (ii) một phần lớn trong số các lĩnh vực được liệt kê thực chất là các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã được quy định rất cụ thể trong pháp luật chuyên ngành (ví dụ tài chính, ngân hàng, văn hoá, thông tin, báo chí, xuất bản, giải trí,...) ; (iii) quy định rất chung, có thể khiến vô số ngành nghề kinh doanh bình thường khác trở thành « có điều kiện » (ví dụ rất nhiều ngành nghề có thể được diễn giải là « có tác động đến trật tự an toàn xã hội »), đi ngược lại xu hướng khuyến khích đầu tư.
Xin kiến nghị: có 02 giải pháp cho vấn đề này (i) bỏ nội dung về ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành đã quy định ; hoặc (ii) không quy định trực tiếp mà dẫn chiếu đến quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Luật Doanh nghiệp.
5. Về các điều kiện để hưởng ưu đãi đầu tư
Theo Dự thảo cũ, nhà đầu tư cứ đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi. Theo Dự thảo mới (Điều 32) thì ngoài điều kiện nói trên nhà đầu tư còn phải đáp ứng thêm điều kiện « dự án đầu tư mới ; dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực kinh doanh ; đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng.... ». Như vậy Dự Luật đã thắt chặt hơn điều kiện ưu đãi, khiến nhà đầu tư sẽ phải mất công chứng minh mình đáp ứng các điều kiện này và do đó có thể làm mất tính hẫp dẫn của các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư.
Xin kiến nghị: Quy định lại theo hướng « Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào các lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo Luật này thì được hưởng ưu đãi... » (bỏ tất cả các điều kiện bổ sung khác).
6. Về Thanh tra đầu tư
Theo Dự Luật (Điều 84) thì các hoạt động đầu tư sẽ là đối tượng của thanh tra đầu tư. Trên thực tế hiện nay, các hoạt động đầu tư đã là đối tượng của rất nhiều loại thanh tra chuyên ngành có liên quan. Do đó, không cần thiết phải thiết lập thêm một bộ máy thanh tra đầu tư, vừa trùng lặp công việc với thanh tra chuyên ngành, vừa tốn kém chi phí cho Nhà nước, vừa tạo thêm gánh nặng cho nhà đầu tư.
Xin kiến nghị : Có 02 phương án (i) Bỏ quy định về thanh tra đầu tư; hoặc (ii) Cần quy định rõ phạm vi thẩm quyền của thanh tra đầu tư ; khi thanh tra một dự án, thì thanh tra đầu tư sẽ thanh tra nội dung gì, tránh trùng lặp với nội dung của hoạt động thanh tra đã có.
Dự Luật Đầu tư đã qua 17 lần chỉnh sửa, đã được Quốc hội cho ý kiến. Nhưng bất cập vẫn còn đó. Cộng đồng nhà đầu tư, các chuyên gia kinh tế, pháp luật và cả các nhà quản lý lo ngại. Và họ có lý do chính đáng để lo ngại.
Cụ thể, Dự thảo cần được tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện ở những điểm chủ yếu sau đây :
1. Về Thủ tục đầu tư
Thủ tục đăng ký đầu tư
Dự thảo (Điều 46) tiếp tục duy trì thủ tục đăng ký đầu tư đối với các dự án trong nước từ 15-300 tỷ đồng và các dự án đầu tư nước ngoài dưới 300 tỷ đồng (không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện) trong khi cộng đồng các nhà đầu tư, các chuyên gia cũng như nhiều đại biểu Quốc hội đều cho rằng thủ tục này không tạo ra hiệu quả quản lý (dự án đăng ký mới chỉ là ý tưởng/đề xuất bỏ vốn, do đó chưa phải là thông tin đáng tin cậy, không phản ánh chính xác thực tế), tốn kém chi phí (ngân sách dành cho việc tiếp nhận, xử lý, điều chỉnh thông tin về hàng triệu dự án mỗi năm), làm phình to bộ máy quản lý, là cơ hội cho nhũng nhiễu…
Xin kiến nghị: Bỏ thủ tục đăng ký với các dự án loại này.
Thủ tục thẩm tra đầu tư
Quy định buộc các dự án đầu tư trên 300 tỷ đồng hoặc đầu tư vào các lĩnh vực có điều kiện về cơ bản là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, các quy định trong Dự Luật (Điều 47) có lẽ chưa thể đảm bảo hiệu quả của việc thẩm tra này.
Xin kiến nghị : Các quy định về thẩm tra đầu tư cần được thiết kế lại theo hướng :
- Cần tách biệt dự án trên 300 tỷ không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và dự án đầu tư trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, bỏi vì, hồ sơ, thủ tục, điều kiện và cả cơ quan có thẩm quyền thẩm tra đối với 2 loại dự án nói trên là không giống nhau. .
- Hồ sơ đầu tư cần được thiết kế riêng cho 03 trường hợp, bao gồm (i) Trường hợp đầu tư kết hợp thành lập tổ chức kinh tế ; (ii) Trường hợp đầu tư của tổ chức kinh tế ; (iii) Trường hợp đầu tư không thành lập tổ chức kinh tế. Đặc điểm và các chủ thể của 03 trường hợp này là hoàn toàn khác nhau nên không thể gộp chung như hiện nay. Ngoài ra, hồ sơ này cũng phải phù hợp với các quy định có liên quan của Luật Doanh nghiệp. Đối với dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, cần tách biệt cụ thể và rõ đối với đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước.
- Về Giải trình Kinh tế - Kỹ thuật : Văn bản này chỉ nên bao gồm các nội dung sau (i) Các điều kiện đầu tư mà dự án phải đáp ứng (đối với dự án đầu tư vào các lĩnh vực có điều kiện) ; (ii) tư cách pháp nhân/thể nhân của nhà đầu tư ; (iii) nhu cầu sử dụng đất ; (iv) tổng số vốn đầu tư ; (v) tiêu chuẩn về môi trường. Các nội dung khác đều không khả thi hoặc không có ý nghĩa ;
- Về Nội dung thẩm tra : Cần làm rõ các nội dung sau (i) thẩm tra « sự phù hợp với quy hoạch » là quy hoạch nào ? (ii) thẩm tra « giải pháp về bảo vệ môi trường » có trùng lặp với « Báo cáo đánh giá tác động môi trường » mà nhà đầu tư phải thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường mà Quốc hội vừa thông qua (ngày 19/11/2005) không ?
- Về Tiêu chí thẩm tra : Dự Luật cần bổ sung nội dung này (tránh việc cơ quan thẩm tra tuỳ ý xác định khi nào dự án đầu tư được xem là đã hoặc chưa đáp ứng được các nội dung thẩm tra) ;
- Về hệ quả thẩm tra : Cần có quy định về cơ chế một cửa – nhà đầu tư khi đã hoàn thành thủ tục thẩm tra đầu tư tại cơ quan quản lý về đầu tư không phải thực hiện thêm bất kỳ thủ tục thẩm tra nào tại các cơ quan quản lý chuyên ngành.
- Dự Luật cần làm rõ thêm các vấn đề sau:
o Mối quan hệ giữa các điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng với các điều kiện kinh doanh của ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành ? (Điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng là khác hay trùng với điều kiện kinh doanh của ngành, nghề kinh doanh có điều kiện ? Nếu khác, thì điểm khác nhau đó là gì ?)
o Mối quan hệ giữa thẩm tra dư án đầu tư và chứng nhận nội dung thẩm tra vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với các loại giấy phép kinh doanh chuyên ngành. Ví dụ, một dự án xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị y tế, thì sau khi đã được thẩm tra và đã đươch chấp nhận, sau này có phải đến cơ quan y tế xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thiết bị ytế nữa hay không ?.
Thủ tục điều chỉnh chứng nhận đầu tư
Bất cập trong các quy định về thủ tục đầu tư ban đầu dẫn tới những bất cập tương ứng trong quy định về điều chỉnh chứng nhận đầu tư (Điều 50).
Xin kiến nghị : Chỉnh sửa các quy định về điều chỉnh chứng nhận đầu tư theo hướng :
- Về loại dự án : Thủ tục điều chỉnh chỉ áp dụng đối với các dự án thuộc nhóm phải thẩm tra đầu tư;
- Về nội dung thẩm tra : Khi thẩm tra để điều chỉnh, chỉ thẩm tra các nội dung đáp ứng các điều kiện sau (i) là các nội dung trước đó cơ quan quản lý đầu tư đã thẩm tra để cấp chứng nhận đầu tư ; (ii) có thay đổi cơ bản, theo hướng tăng lên (ví dụ tăng vốn, tăng nhu cầu sử dụng đất…)
- Về tiêu chí thẩm tra : Dự Luật cần xác định rõ tiêu chí thẩm tra cho phép/không cho phép tiến hành những điều chỉnh đối với dự án đầu tư liên quan.
- Về hồ sơ xin điều chỉnh: Dự Luật cần nêu rõ nội dung cơ bản phải có của Báo cáo tình hình thực hiện dự án và Giải trình việc điều chỉnh dự án đầu tư (Theo Mẫu? Làm tuỳ ý, thế nào cũng được, miễn là có báo cáo?- Để thống nhất, có lẽ nên có Mẫu, và xin điều chỉnh nội dung nào, thì chỉ báo cáo nội dung đó ; không nhất thiết phải báo cáo tất cả dự án.)
- Về thời điểm xin điều chỉnh: Dự Luật cần quy định cụ thể thời hạn người đầu tư phải thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư với cơ quan có thẩm quyền, quy định rõ thời hạn đó bắt đầu từ thời điểm nào (kể từ khi thay đổi dự án đầu tư trên thực tế hay kể từ khi có ý định thay đổi? hay là chỉ khi có chấp thuận điều chỉnh mới được điều chỉnh dự án.)
Thủ tục chuẩn bị mặt bằng để triển khai dự án đầu tư
Điều 54 Dự Luật quy định trường hợp không thuộc diện thu hồi đất, nếu nhà đầu tư không thực hiện được việc bồi thường, giải phóng mặt bằng thì có thể yêu cầu UBND cưỡng chế thực hiện với chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật. Quy định này vừa chưa rõ vừa bất hợp lý trên một số điểm sau đây :
- Có dấu hiệu, bằng chứng hay điều kiện cụ thể nào chứng tỏ « nhà đầu tư không thực hiện được việc bồi thường » ;
- Điều kiện hay bối cảnh cụ thể nào thì UBND can thiệp, cưỡng chế ; hay là cứ có yêu cầu của nhà đầu tư, thì chính quyền đương nhiên làm ;
- Nếu áp dụng vô điều kiện sẽ là bất hợp lý, khiến người dân bị thiệt ; gây nên bất công và bất bình xã hội
Xin kiến nghị: Cần nêu rõ quy định này chỉ áp dụng khi(i) nhà đầu tư đã có thoả thuận với người dân (mà người dân sau đó không thực hiện đúng), hoặc(ii) đã thỏa thuận được với đai đa số hộ dân có liên quan, và các hộ đó đã chấp thuận nhận đền bù, di dời theo thỏa thuận(70% chẳng hạn) ; còn một số ít nhất định không đồng ý thỏa thuận và đưa ra những điều kiện vô lý, như đưa ra mức giá quá cao so với giá thị trường chấp nhận được ; chi phí bồi thường là chi phí đã thoả thuận (giữa nhà đầu tư và người dân).
Thủ tục chấm dứt dự án đầu tư
Điều 63 Dự Luật quy định dự án chấm dứt khi « bị tuyên bố phá sản ». Vấn đề là dự án hay doanh nghiệp thực hiện dự án bị tuyên bố phá sản ? Quan trọng hơn, trên thực tế không phải doanh nghiệp phá sản thì dự án sẽ bị chấm dứt theo (bởi các chủ thể khác có thể tiếp nối việc thực hiện dự án). Quy định này càng không thích hợp nếu dự án được thực hiện bởi nhiều nhà đầu tư mà chỉ một hoặc một số nhà đầu tư trong đó phá sản.
Xin kiến nghị : Bỏ quy định này.
2. Về định nghĩa « nhà đầu tư nước ngoài »
Tiếp thu ý kiến của cộng đồng, Dự Luật đã bổ sung thêm định nghĩa quan trọng là « nhà đầu tư nước ngoài » (Điều 3.5). Tuy nhiên, định nghĩa này lại tạo ra bất cập mới, cụ thể :
- Khó khăn hơn cho nhà đầu tư là Việt Kiều và người nước ngoài thường trú lâu dài tại Việt Nam : Theo pháp luật hiện hành thì 02 đối tượng này được quyền tự lựa chọn quy chế nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng với định nghĩa này, họ sẽ đương nhiên bị xem là nhà đầu tư nước ngoài (và do đó sẽ bị áp dụng những hạn chế, thủ tục khó khăn hơn nhà đầu tư trong nước).
Xin kiến nghị : Giữ quy định hiện hành về quy chế áp dụng cho nhà đầu tư là Việt Kiều và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, coi họ như những nhà đầu tư trong nước.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư sẽ được coi là « nhà đầu tư trong nước » hay « nhà đầu tư nước ngoài » để áp dụng các thủ tục, cơ chế tương ứng ? Định nghĩa của Dự Luật chưa giải quyết được câu hỏi này.
Xin kiến nghị: Nên quy định rõ vấn đề này (có thể theo hướng « Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% trở lên được xem là nhà đầu tư nước ngoài » ; nếu quy định mọi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều xem là nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ dẫn tới một loạt các hệ quả về cơ chế. Ví dụ, doanh nghiệp có dù chỉ một đồng vốn nước ngoài cũng có thể đưa tranh chấp ra nước ngoài giải quyết, cũng được lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài...) ; đồng thời, lại buộc họ phải thực hiện các thủ tục đầu tư phức tạp hơn so với đầu tư trong nước.
Ngoài ra, còn có rất nhiều thuật ngữ chủ chốt trong luật được định nghĩa không chính xác, không tương thích, vòng vo hoặc thiếu nhất quán với nhau. Việc định nghĩa và sử dụng thuật ngữ khá tuỳ tiện này sẽ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra (Bởi mỗi thuật ngữ, khái niệm gắn với các quy định về quyền, nghĩa vụ và ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng, gắn với các cơ chế pháp lý không giống nhau... Khi có tranh chấp các bên tranh chấp sẽ cố gắng hiểu và vận dụng nội dung của các thuật ngữ đó theo hướng có lợi nhất cho mình. Và khi có tranh chấp với bên nước ngoài với CP, thì phần thua sẽ thuộc về ta. Nếu xử « ta thắng », thì có thể gây mất lòng tin đối của người đầu tư vào tư pháp của ta).
3. Về Giấy chứng nhận kinh doanh - đầu tư
- Một Giấy ?
Dự Luật (Điều 49) tiếp tục duy trì quy định Giấy chứng nhận KD-ĐT. Sự bất cập cả về logic lẫn kỹ thuật của việc gộp chung 02 nhóm thông tin (đăng ký kinh doanh – thông tin ổn định ; và đầu tư – thông tin có thể thay đổi thường xuyên) đã được cộng đồng doanh nghiệp cảnh báo nhiều lần. Ngoài ra, cũng không thể xem đây là một hình thức cải cách hành chính khi nó vẫn là kết quả của nhiều thủ tục hành chính khác nhau. Hơn nữa, không phải doanh nghiệp nào cũng cần ghi nhận về đầu tư (nếu dự án của họ không cần thẩm tra, nếu họ không cần ghi ưu đãi trước).
Một điều chắc chán là, nếu gộp hai giấy này vào một và là « một cuốn sổ », thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn, rắc rối về mặt kỹ thuật, và cả pháp lý ; từ đó, vừa gây tốn kém cho cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, vừa gây nhiều phiền hà và chậm trễ trong việc thực hiện các thủ tục theo luật định. Điều này chắc chắn làm cho thủ tục và chi phí gia nhập thị trường ở nước ta sẽ tăng lên nhiều so với hiện nay.
Xin kiến nghị: Tách riêng nội dung đăng ký kinh doanh, ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thủ tục đầu tư (bao gồm cả ưu đãi), nếu cần giấy tờ ghi nhận, thì ghi sang một giấy khác.
- Thu hồi Giấy chứng nhận KD-ĐT
Dự Luật (Điều 62) quy định thu hồi Giấy chứng nhận KD-ĐT khi nhà đầu tư đã được bàn giao đất mà không tiến hành triển khai dự án theo đúng thời hạn hoặc sử dụng đất sai mục đích. Quy định này là không phù hợp trong trường hợp nhà đầu tư còn nhiều dự án khác (cũng ghi chung trên Giấy này) hoặc bản thân dự án đó còn được thực hiện trên nhiều địa điểm khác ngoài khu đất liên quan.
Xin kiến nghị: Có thể lựa chọn một trong hai phương án (i) Chỉ thu hồi giấy tờ về đất đai liên quan (phương án tốt nhất) hoặc (ii) Chỉ xoá/vô hiệu hoá phần nội dung liên quan đến dự án đó trong Giấy chứng nhận đầu tư.
Về mặt kỹ thuật, đề nghị bỏ đoạn « không có lý do chính đáng » trong Điều này, hoặc xác định rõ lý do nào gọi là lý do chính đáng. Nếu không, kinh nghiệm thực tế cho rằng do nhiều lý do khách quan và chủ quan, sẽ không thù hồi được dự án nào cả. Quy định này chỉ là « giơ cao, đánh khẻ », chỉ có hiệu lực trên giấy mà thôi.
Về nội dung Điều này, xin có thêm mấy bình luận sau đây :
+ Nội dung khoản 1 có thể hiểu là chỉ khi cần giảm tiền thuê đất mới thông báo tạm dừng, còn không cần thì không thông báo? Vậy, những dự án không thuê đât, không xin giao đất, mà tạm dừng có phải thông báo không ?
+ Cũng tương tự, khoản 2 đối với dự án không thuê đất mà không thực hiện đúng tiến độ có bị thu hồi Giấy Chứng nhận ĐKKD-ĐT không ? Đối với dự án không thuê đât, làm sao theo dõi được tiến độ của họ ? Sau khi bị thu hồi, nếu họ đăng ký ngay lại dự án đó thì có cấp lại Giấy Chứng nhận ĐKKD-ĐT không ? Đối với dự án có thuê đât, thì thu hồi Giấy Chứng nhận ĐKKD-ĐT có đồng nghĩa với việc đất bị thu hồi không ? Nếu đất bị thu hồi thì trình tự, thủ tục và các quyền lợi phát sinh giải quyết thế nào ?.v.v....
4. Về các lĩnh vực đầu tư có điều kiện
Quy định của Dự Luật về các lĩnh vực đầu tư có điều kiện (Điều 29) hàm chứa nhiều bất cập, ví dụ (i) Chỉ nêu về các lĩnh vực có điều kiện mà không nêu được cụ thể những « điều kiện » đó là gì ; (ii) một phần lớn trong số các lĩnh vực được liệt kê thực chất là các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã được quy định rất cụ thể trong pháp luật chuyên ngành (ví dụ tài chính, ngân hàng, văn hoá, thông tin, báo chí, xuất bản, giải trí,...) ; (iii) quy định rất chung, có thể khiến vô số ngành nghề kinh doanh bình thường khác trở thành « có điều kiện » (ví dụ rất nhiều ngành nghề có thể được diễn giải là « có tác động đến trật tự an toàn xã hội »), đi ngược lại xu hướng khuyến khích đầu tư.
Xin kiến nghị: có 02 giải pháp cho vấn đề này (i) bỏ nội dung về ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà pháp luật chuyên ngành đã quy định ; hoặc (ii) không quy định trực tiếp mà dẫn chiếu đến quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Luật Doanh nghiệp.
5. Về các điều kiện để hưởng ưu đãi đầu tư
Theo Dự thảo cũ, nhà đầu tư cứ đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi. Theo Dự thảo mới (Điều 32) thì ngoài điều kiện nói trên nhà đầu tư còn phải đáp ứng thêm điều kiện « dự án đầu tư mới ; dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực kinh doanh ; đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng.... ». Như vậy Dự Luật đã thắt chặt hơn điều kiện ưu đãi, khiến nhà đầu tư sẽ phải mất công chứng minh mình đáp ứng các điều kiện này và do đó có thể làm mất tính hẫp dẫn của các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư.
Xin kiến nghị: Quy định lại theo hướng « Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào các lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo Luật này thì được hưởng ưu đãi... » (bỏ tất cả các điều kiện bổ sung khác).
6. Về Thanh tra đầu tư
Theo Dự Luật (Điều 84) thì các hoạt động đầu tư sẽ là đối tượng của thanh tra đầu tư. Trên thực tế hiện nay, các hoạt động đầu tư đã là đối tượng của rất nhiều loại thanh tra chuyên ngành có liên quan. Do đó, không cần thiết phải thiết lập thêm một bộ máy thanh tra đầu tư, vừa trùng lặp công việc với thanh tra chuyên ngành, vừa tốn kém chi phí cho Nhà nước, vừa tạo thêm gánh nặng cho nhà đầu tư.
Xin kiến nghị : Có 02 phương án (i) Bỏ quy định về thanh tra đầu tư; hoặc (ii) Cần quy định rõ phạm vi thẩm quyền của thanh tra đầu tư ; khi thanh tra một dự án, thì thanh tra đầu tư sẽ thanh tra nội dung gì, tránh trùng lặp với nội dung của hoạt động thanh tra đã có.
Dự Luật Đầu tư đã qua 17 lần chỉnh sửa, đã được Quốc hội cho ý kiến. Nhưng bất cập vẫn còn đó. Cộng đồng nhà đầu tư, các chuyên gia kinh tế, pháp luật và cả các nhà quản lý lo ngại. Và họ có lý do chính đáng để lo ngại.