Đóng góp ý kiến của hiệp hội SMES Lâm Đồng về luật hải quan sửa đổi ngày 18.04.2013

Thứ Tư 16:51 24-04-2013

HIỆP HỘI SMES LÂM ĐỒNG

Số: …/2013/VB-HH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN GÓP Ý LUẬT HẢI QUAN SỬA ĐỔI

Kính gửi:

                        -Bộ tài chính – Vụ pháp chế

                        - Phòng pháp chế VCCI

Hiệp hội SMEs Lâm Đồng:

-        Thống nhất về các chuẩn mực đánh giá, hiệu lực áp dụng của Bộ luật hải quan sửa đổi của Ban soạn thảo;

-        Qua các buổi đối thoại với hải quan hàng năm với các doanh nghiệp nhỏ & vừa; cơ bản luật sửa đổi đã tiếp nhận ý kiến doanh nghiệp, được phản ánh qua các điều luật sửa đổi, bổ sung… với mục đích tạo môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng, tháo gỡ khó khăn cho DN, chúng tôi góp ý them một số nội dung dưới đây:

                   I.      Quy định chung:

§  Khoản 16 Điều 14: giải thích về rủi ro chưa phổ quát với chủ thể điều tiết từ bộ luật: trường hợp bất khả kháng, bởi sự thay đổi hoặc không đồng bộ từ các luật khác từ trong, ngoài nước…; đề xuất có thể bỏ Khoản 16 Điều 14, vì đã có Khoản 17 Điều 16 quản lý rủi ro.

                II.      Chương III

§  Khoản 3 Điều 23: bổ sung: Chính phủ/ Bộ tài chính: quy định khung phí hải quan thực hiện kiểm tra, thông quan ngoài giờ, ngoài trụ sở hải quan

§  Điều 25: Chính phủ/Bộ tài chính cần mã hóa lộ trình danh mục hàng hóa xuất/nhập khẩu (XNK) theo công ước HS để doanh nghiệp dễ thực hiện.

§  Khoản 5b Điều 28: Bổ sung khai hải quan:

·         Trong thời hạn 60 ngày; trừ trường hợp được khai bổ sung, gia hạn khai có liên quan đến chính sách… nhập khẩu, kiểm toán, quyết toán thuế. (theo chuẩn mực 3.13 – Công ước Kyoto và thực tế các DN nhỏ & vừa ở miền núi khó khăn, địa bàn C)

§  Khoản 2 Điều 33: Cần bổ sung: cơ quan “kiểm định chất lượng quốc gia” nhằm bổ sung tính chất nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật, đảm bảo tính khách quan. Nếu quy định chỉ là cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương, DN liên quan… chỉ là sự chứng kiến, thậm chí hợp thức hóa sự lãng phí, trục lợi theo thẩm quyền, để phát sinh hậu quả pháp lý với hàng nguy hại (sinh học, an ninh quốc gia), hàng quý hiếm (cổ vật…)

             III.      Chương IV: Kiểm tra, giám sát hải quan với hàng hóa.

Chương V: Phòng chống buôn lậu

§  Khoản 2 Điều 51, Điều 92, Điều 93: tình trang buông lỏng hàng nhập vào Việt Nam:

·         Gia cầm thải loại, nội tạng động vật

·         Hàng tiêu dung độc hại, lây nhiễm

·         Hóa chất độc hại, không rõ nguồn gốc

·         Chất gây nghiện

·         Tiền, vàng, ngoại tệ

Với lộ trình hội nhập, mở cửa theo cam kết WTO, các điều ước quốc tế… khách quan yêu cầu Chính phủ, Hải quan, Biên phòng… phải quy định múc, khung chế tài với bộ đội, cán bộ nhân viên hải quan, ấn định phạt với cá nhân, tổ chức buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển trái phép.

§  Điều 95: Bổ sung: Vai trò tư pháp, tố tụng của Tòa án với ngành hải quan sau khi kết thúc điều tra

             IV.      Chương VII: Quản lý Nhà nước về Hải quan

Khoản 2 Điều 110: Công chức hải quan có hành vi cản trở… hành vi vi phạm Luật hải quan, hành vi thông đồng trốn thuế, tiếp tay trục lợi dưới mọi hình thức với tổ chức, cá nhân nhằm hối mại quyền thế thì tùy thuộc tính chất, mức độ… bồi thường theo quy định của pháp luật

Nơi nhận:

+ Như trên (email);

+ Lưu VP-HH

Hiệp hội SMEs Lâm Đồng

Các văn bản liên quan