DNNN phải chuyển đổi để trở thành ĐT của LDN
ĐBQH chuyên trách thảo luận Luật Doanh nghiệp thống nhất
DNNN phải chuyển đổi để trở thành đối tượng của Luật Doanh nghiệp
“Trong thời hạn 4 năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp thống nhất có hiệu lực, các công ty nhà nước đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sẽ phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần” là đề nghị mới nhất vừa được bổ sung vào Dự án Luật Doanh nghiệp thống nhất.
Doanh nghiệp nhà nước có nằm ngoài luật?
Dự thảo Luật Doanh nghiệp thống nhất lần này đã bổ sung thêm một điều hoàn toàn mới về vấn đề chuyển đổi công ty nhà nước. Theo đó, trong thời hạn 4 năm, kể từ khi Luật Doanh nghiệp thống nhất có hiệu lực (dự kiến từ 1-7-2006), các công ty nhà nước theo quy định của Luật DNNN năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp thống nhất. Ngoài ra, những DNNN được thành lập sau khi Luật Doanh nghiệp thống nhất có hiệu lực phải tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của luật này. Luật Doanh nghiệp thống nhất cũng được xác định rõ là thay thế 2 đạo luật: Luật Doanh nghiệp năm 1999, và Luật DNNN năm 2003.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế – Ngân sách Đặng Văn Thanh cho biết, hiện nước ta còn khoảng 3.000 DNNN và dự kiến đến năm 2006 sẽ còn 1.800 DN: “Theo Luật Doanh nghiệp thống nhất, số doanh nghiệp này sẽ chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH, công ty cổ phần, nhưng không có nghĩa những doanh nghiệp sau chuyển đổi không còn là DNNN, bởi ở 2 mô hình trên, Nhà nước vẫn có cổ phần, thậm chí có trường hợp Nhà nước giữ 100% cổ phần”.
Giảm bớt thủ tục hành chính
Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của QH Hoàng Thanh Phú nhận xét, thành công lớn nhất của Luật Doanh nghiệp hiện hành chính là “giảm thủ tục hành chính”. Vì vậy, theo ông Phú, Luật Doanh nghiệp (thống nhất) cần kế thừa tinh thần này, lồng ghép chặt chẽ với Luật Đầu tư chung, làm rõ cơ chế “1 giấy” cho cả đầu tư và đăng ký kinh doanh. “Với luật này, thủ tục hành chính và các loại giấy phép càng giảm càng tốt” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý nhấn mạnh. Tuy nhiên, như tóm lược của Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của QH Dương Thu Hương: “Theo dự luật, thủ tục vẫn còn phức tạp!”. Đi sâu hơn vào các quy định của dự thảo luật, theo bà Dương Thu Hương, để thủ tục đơn giản, cần phân loại doanh nghiệp đồng bộ với Luật Đầu tư chung.
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho biết, Chính phủ sẽ xem xét một cách đồng bộ các quy định của Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất theo hướng cơ bản là “1 giấy” cho cả đầu tư và kinh doanh. Thời gian xin phép đầu tư cũng được rút ngắn: 7 ngày cho dự án có vốn dưới 300 tỷ đồng, 20 ngày cho dự án từ 300 tỷ đồng trở lên, và 1 tháng cho những dự án đặc biệt quan trọng. Với những dự án có vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng, sẽ không phải làm bất cứ thủ tục nào, chỉ cần gửi giấy báo cho cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh biết.
Quản lý nhà nước: Quản lý cái gì?
ĐB Đăng Như Lợi cho rằng, một số doanh nghiệp nhà nước dù được gọi là Cty TNHH một thành viên hay Cty cổ phần (loại hình doanh nghiệp này có nhiều thành phần kinh tế khác nhau tham gia - PV) thực chất vẫn là vốn của Nhà nước. Mà thực tế cho thấy, không ít vị lãnh đạo DN nhà nước "cái nào ăn được cứ tranh thủ mà... ăn". Các bộ, UBND các tỉnh là cơ quan chủ quản, quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhưng quản lý như thế nào lại không rõ. Do đó, dự luật cần làm rõ: Quản lý nhà nước là quản lý cái gì và quản lý như thế nào?
ĐB Nguyễn Đình Lộc cũng đưa ra nhận xét: Các loại ưu đãi từ xưa đến nay thường dành cho các DN nhà nước. "Chạy" ưu đãi này nọ cũng thường là các DN nhà nước. Do đó, trong dự luật đã nói đến sự bình đẳng giữa các loại DN tại sao vẫn còn nhiều điều khoản vẫn dùng từ "ưu đãi".
Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của DN nhà nước, ĐB Phan Trung Lý cho rằng, trong dự luật không nên làm một chương riêng về DN nhà nước, cần phải đưa tất cả loại hình DN vào dự luật này. Từ trước đến nay đã có nhiều ưu đãi đối với DN nhà nước rồi, nay nếu đưa vào một sân chơi chung, các DN này buộc phải cạnh tranh để tự vươn lên.
LP tổng hợp
Tạp chí nghiên cứu lập pháp ngày 18/08/2005
DNNN phải chuyển đổi để trở thành đối tượng của Luật Doanh nghiệp
“Trong thời hạn 4 năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp thống nhất có hiệu lực, các công ty nhà nước đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sẽ phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần” là đề nghị mới nhất vừa được bổ sung vào Dự án Luật Doanh nghiệp thống nhất.
Doanh nghiệp nhà nước có nằm ngoài luật?
Dự thảo Luật Doanh nghiệp thống nhất lần này đã bổ sung thêm một điều hoàn toàn mới về vấn đề chuyển đổi công ty nhà nước. Theo đó, trong thời hạn 4 năm, kể từ khi Luật Doanh nghiệp thống nhất có hiệu lực (dự kiến từ 1-7-2006), các công ty nhà nước theo quy định của Luật DNNN năm 2003 phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp thống nhất. Ngoài ra, những DNNN được thành lập sau khi Luật Doanh nghiệp thống nhất có hiệu lực phải tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của luật này. Luật Doanh nghiệp thống nhất cũng được xác định rõ là thay thế 2 đạo luật: Luật Doanh nghiệp năm 1999, và Luật DNNN năm 2003.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế – Ngân sách Đặng Văn Thanh cho biết, hiện nước ta còn khoảng 3.000 DNNN và dự kiến đến năm 2006 sẽ còn 1.800 DN: “Theo Luật Doanh nghiệp thống nhất, số doanh nghiệp này sẽ chuyển đổi sang mô hình công ty TNHH, công ty cổ phần, nhưng không có nghĩa những doanh nghiệp sau chuyển đổi không còn là DNNN, bởi ở 2 mô hình trên, Nhà nước vẫn có cổ phần, thậm chí có trường hợp Nhà nước giữ 100% cổ phần”.
Giảm bớt thủ tục hành chính
Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của QH Hoàng Thanh Phú nhận xét, thành công lớn nhất của Luật Doanh nghiệp hiện hành chính là “giảm thủ tục hành chính”. Vì vậy, theo ông Phú, Luật Doanh nghiệp (thống nhất) cần kế thừa tinh thần này, lồng ghép chặt chẽ với Luật Đầu tư chung, làm rõ cơ chế “1 giấy” cho cả đầu tư và đăng ký kinh doanh. “Với luật này, thủ tục hành chính và các loại giấy phép càng giảm càng tốt” - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý nhấn mạnh. Tuy nhiên, như tóm lược của Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của QH Dương Thu Hương: “Theo dự luật, thủ tục vẫn còn phức tạp!”. Đi sâu hơn vào các quy định của dự thảo luật, theo bà Dương Thu Hương, để thủ tục đơn giản, cần phân loại doanh nghiệp đồng bộ với Luật Đầu tư chung.
Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cho biết, Chính phủ sẽ xem xét một cách đồng bộ các quy định của Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất theo hướng cơ bản là “1 giấy” cho cả đầu tư và kinh doanh. Thời gian xin phép đầu tư cũng được rút ngắn: 7 ngày cho dự án có vốn dưới 300 tỷ đồng, 20 ngày cho dự án từ 300 tỷ đồng trở lên, và 1 tháng cho những dự án đặc biệt quan trọng. Với những dự án có vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng, sẽ không phải làm bất cứ thủ tục nào, chỉ cần gửi giấy báo cho cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh biết.
Quản lý nhà nước: Quản lý cái gì?
ĐB Đăng Như Lợi cho rằng, một số doanh nghiệp nhà nước dù được gọi là Cty TNHH một thành viên hay Cty cổ phần (loại hình doanh nghiệp này có nhiều thành phần kinh tế khác nhau tham gia - PV) thực chất vẫn là vốn của Nhà nước. Mà thực tế cho thấy, không ít vị lãnh đạo DN nhà nước "cái nào ăn được cứ tranh thủ mà... ăn". Các bộ, UBND các tỉnh là cơ quan chủ quản, quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhưng quản lý như thế nào lại không rõ. Do đó, dự luật cần làm rõ: Quản lý nhà nước là quản lý cái gì và quản lý như thế nào?
ĐB Nguyễn Đình Lộc cũng đưa ra nhận xét: Các loại ưu đãi từ xưa đến nay thường dành cho các DN nhà nước. "Chạy" ưu đãi này nọ cũng thường là các DN nhà nước. Do đó, trong dự luật đã nói đến sự bình đẳng giữa các loại DN tại sao vẫn còn nhiều điều khoản vẫn dùng từ "ưu đãi".
Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của DN nhà nước, ĐB Phan Trung Lý cho rằng, trong dự luật không nên làm một chương riêng về DN nhà nước, cần phải đưa tất cả loại hình DN vào dự luật này. Từ trước đến nay đã có nhiều ưu đãi đối với DN nhà nước rồi, nay nếu đưa vào một sân chơi chung, các DN này buộc phải cạnh tranh để tự vươn lên.
LP tổng hợp
Tạp chí nghiên cứu lập pháp ngày 18/08/2005