Định hướng sửa NĐ 85/2007

Thứ Sáu 11:00 09-10-2009

Nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 85/2007/NĐ-CP

I. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Nghị định

1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Nghị định

Luật quản lý thuế và các Nghị định của Chính phủ trong đó có Nghị định số 85/2007/NĐ-CP được ban hành đã thống nhất các thủ tục hành chính về thuế trong một văn bản luật, khắc phục được việc quy định riêng rẽ, khác nhau thủ tục hành chính về thuế tại các luật và pháp lệnh thuế trước đây. Từ khi Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007, ý thức tuân thủ của người nộp thuế được nâng lên rõ rệt trong việc chấp hành kê khai và nộp thuế cho Nhà nước. Luật quản lý thuế và Nghị định số 85/2007/NĐ-CP tạo điều kiện để ngành thuế thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế theo hướng minh bạch hoá, đơn giản các thủ tục. Các chức năng quản lý thuế đều có quy trình quản lý cụ thể, nhằm tăng cường công tác quản lý nội bộ ngành thuế và sự giám sát của người nộp thuế, các cơ quan chức năng đối với cơ quan thuế, cán bộ thuế trong quá trình thực thi công vụ.

Tuy nhiên, sau hơn 2 năm thực hiện, Nghị định số 85/2007/NĐ-CP cũng đã tồn tại một số bất cập, cụ thể là:

- Có quy định còn chưa đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính thuế, theo đó cần thiết sửa đổi, bổ sung để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính thuế theo hướng thủ tục đơn giản, rõ ràng, minh bạch cho người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế.

- Trong quá trình thực hiện cũng phát sinh một số vướng mắc như: trong thời gian gần đây, Chính sách thuế có những thay đổi lớn (Năm 2009, thực hiện luật thuế mới: thuế thu nhập cá nhân và thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt thay thế Luật thuế TNDN, Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt...); theo phản ánh của cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế thì vẫn còn một số quy định chưa rõ, chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế. Theo đó, cần thiết sửa đổi, bổ sung một số quy định để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho cơ quan, tổ chức thực hiện, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tổ chức và cá nhân.

Do có nhiều điểm sửa đổi, bổ sung và để thuận tiện cho quá trình tra cứu, Tổng cục Thuế dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 85/2007/NĐ-CP. Để thuận tiện cho việc chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, tham gia của các đơn vị liên quan, trong dự thảo sơ bộ bước 1 được viết dựa trên nội dung của Nghị định số 85/2007/NĐ-CP dang thực hiện. Những điểm gạch ngang là phần gạch bỏ, những chữ in đậm và nghiêng là những bổ sung.

2. Mục tiêu, yêu cầu sửa đổi, bổ sung Nghị định:

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung được xây dựng trên cơ sở đảm bảo một số mục tiêu, yêu cầu sau đây:

Một là, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các quy định của các Luật thuế hiện hành: Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật quản lý thuế và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan.

Hai là, đảm bảo đơn giản hoá thủ tục hành chính

Ba là, sửa đổi, bổ sung các quy định nội dung không còn phù hợp để giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện.

II. Dự kiến nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định số 85/2007/NĐ-CP

1. Những sửa đổi chung:

- Luật thuế thu nhập cá nhân mới ban hành thay thế Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Vì vậy sửa đổi thay cụm từ “thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao” quy định tại Nghị định số 85/2007/NĐ-CP thành cụm từ “thuế thu nhập cá nhân” để phù hợp với Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội;

- Luật thuế chuyển quyển sử dụng đất đã bị bãi bỏ từ năm 2009. Vì vậy dự thảo bỏ những thủ tục, hồ sơ liên quan đến thuế chuyển quyền sử dụng đất: Bỏ gạch đầu dòng thứ 2 Khoản 1b Điều 14; Bỏ khoản 2đ Điều 14; Bỏ cụm từ “hồ sơ khai thuế chuyển quyền sử dụng đất” tại khoản 2 điều 20.

- Để phù hợp với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, sửa đổi thay cụm từ: “thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất” quy định tại Nghị định số 85/2007/NĐ-CP thành cụm từ: “thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản”; gạch cụm từ “không thực hiện chế độ kế toán Việt nam” tại điều 16 Nghị định.

- Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có một số nội dung đã hướng dẫn trong Thông tư số 79/2009/TT-BTC để phù hợp với đòi hỏi thực tế phát sinh, cần đưa vào Nghị định để nâng cao giá trị pháp lý. Bên cạnh đó, có một số nội dung khác trong NĐ 85 chưa phù hợp với thực tế, nên TCHQ có đề xuất sửa đổi, bổ sung theo nguyên tắc tuân thủ Luật Quản lý thuế.

2. Những nội dung cụ thể:

* Chương 1: sửa đổi 1 điều: Điều 2: sửa về mặt câu chữ cho phù hợp với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

* Chương 2: sửa đổi 25 điều và bổ sung thêm 5 điều

+ Về đăng ký thuế, khai thuế, tính thuế

- Bổ sung thêm cụm từ “hoặc đề nghị hoàn số tiền thuế nộp thừa” vào Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP quy định về thay đổi thông tin đăng ký thuế vì trước khi DN di chuyển sang tỉnh khác có số thuế GTGT chưa được hoàn thì cơ quan quản lý thuế (mới) hoàn toàn không có hồ sơ kê khai thuế và dữ liệu thông tin trên máy tính, liên quan đến DN mới chuyển đến này để xử lý hoàn. Đồng thời việc hoàn thuế cũng ảnh hưởng đến nguồn thu của các tỉnh.

- Bổ sung thêm cụm từ “các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp” tại Khoản 2a Điều 7; Khoản 2b Điều 8 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP.

Tại điều 7: tách khai thuế GTGT đối với hàng hoá XK, NK để chuyển sang quy định tập trung trong Điều 10 “khai thuế đối với hàng hoá XK, NK”.

Lý do đề nghị: cho dễ theo dõi, thuận tiện trong thực hiện vì quy định ở điều 7 giống hệt khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở điều 10 nhưng còn thiếu khai bổ sung.

- Bỏ cụm từ “trừ trường hợp khai thuế theo phương pháp khoán quy định tại Khoản 1a, Bỏ Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP quy định khai thuế thu nhập doanh nghiệp vì đã có Luật thuế TNCN điều chỉnh.

- Điều 9: tách khai thuế TTĐB đối với hàng hoá XK, NK để chuyển sang quy định tập trung trong Điều 10 “khai thuế đối với hàng hoá XK, NK”.

Lý do đề nghị: cho dễ theo dõi, thuận tiện trong thực hiện vì quy định ở điều 9 giống hệt khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở điều 10 nhưng còn thiếu khai bổ sung.

- Điều 10 “Khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”: sửa thành “Khai thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, thuế nhập khẩu”, trong đó quy định tập trung các vấn đề về khai thuế GTGT, TTĐB, XK, NK đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Bỏ cụm từ “và bảng kê thu mua tài nguyên” tại Khoản 2a Điều 11 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP để giảm thủ tục hành chính.

- Sửa đổi, bổ sung Điều 12 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP vì từ ngày 1/1/2009, Luật thuế thu nhập cá nhân và các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập cá nhân bắt đầu có hiệu lực thi hành. Theo đó, thủ tục kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân có một số thay đổi so với Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân trước đây. Cụ thể là

+ Bỏ cụm từ “thường xuyên” tại gạch đầu dòng thứ nhất Khoản 1c Điều 12 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP; Tại Khoản 1 Điều 18: Bỏ cụm từ “khai thuế theo tháng, quý”

+ Bổ sung thêm:

Khoản 1c Điều 12: “Khai thuế theo quý áp dụng: đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh (trừ trường hợp nộp thuế theo phương pháp khoán)”. Khoản 1c Điều 12 chuyển thành Khoản 1d Điều 12

Gạch đầu dòng thứ 2 Khoản 1 c Điều 12 nghị định số 85/2007/NĐ-CP: “(trừ các trường hợp cá nhân có thu nhập phải kê khai nộp thuế theo từng lần theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân)”

+ Sửa đổi, bổ sung:

Tại Khoản 1a Điều 12 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP quy định về khai theo tháng áp dụng như sau: Bỏ cụm từ “trường hợp khấu trừ thuế tại nguồn khi chi trả thu nhập thường xuyên; thu nhập trúng thưởng xổ số, trúng thưởng khuyến mại, thu nhập tạm khấu trừ thuế 10%” thay bằng cụm từ: “đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế, cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp kê khai nộp thuế cho cơ quan thuế

Bỏ cụm từ “từ chuyển giao công nghệ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ” quy định tại Khoản 1b Điều 12 thay bằng “cá nhân cư trú có thu nhập: từ chuyển nhượng vốn, từ chuyển nhượng bất động sản, từ thừa kế, quà tặng”

Bỏ gạch đầu dòng thứ 2 Khoản 2a Điều 12 nêu trên và thay bằng cụm từ: “các tài liệu khác có liên quan”

Bỏ 2 gạch đầu dòng tại Khoản 2c Điều 12 nêu trên và thay bằng :

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân;

- Các tài liệu khác có liên quan”.

- Tại Điều 13: Bổ sung cụm từ “tiếp sau tháng ký giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế” vào Khoản 1b Điều 13 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP vì việc nộp thuế môn bài quy định tại Nghị định số 85/2007/NĐ-CP chưa bao gồm trường hợp dự án đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Điều 15: bỏ cụm từ “lệ phí hải quan”, vì cơ quan Hải quan thu và viết biên lại lệ phí theo quy định, người khai Hải quan không phải khai lệ phí hải quan khi làm thủ tục.

- Tại điều 18: bỏ cụm từ “tháng, quý hoặc” để phù hợp với Luật thuế thu nhập cá nhân.

+ Về thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế, xử lý số tiền thuế, tiền phạt nộp thừa, ấn định thuế:

- Tại điều 20: bổ sung thêm vào khoản 2 Điều 20 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP: “Hồ sơ khai thuế chuyển nhượng bất động sản, khai thuế tài nguyên được nộp tại chi cục thuế địa phương phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản và hoạt động khai thác tài nguyên” để người nộp thuế đăng ký, kê khai nộp thuế tại cơ quan thuế quản lý địa phương nơi có khoáng sản khai thác nhằm mục đích để các địa phương quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên.

- Điều 21:

Bổ sung giải thích rõ các thuật ngữ “ tiền thuế nợ, tiền thuế truy thu, tiền thuế phát sinh” đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Lý do đề nghị: Luật QLT không có quy định về truy thu như NĐ 149 nhưng lại có sử dụng thuật ngữ “tiền thuế truy thu” trong điều 45 về thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt. NĐ 85 không giải thích khái niệm “tiền thuế nợ”, “tiền thuế truy thu” nên đã gây vướng mắc, tranh chấp trong thực hiện, vì vậy cần quy định cụ thể về thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt và giải thích rõ các khái niệm liên quan.

- Bổ sung điều mới (Điều 22) về “ Thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”.

Lý do đề nghị: NĐ 85 chưa quy định thời hạn nộp thuế một số trường hợp đặc biệt chưa có trong Luật quản lý thuế nhưng các Thông tư của Bộ Tài chính trước đây và đặc biệt là TT79 hiện nay đã hướng dẫn để đảm bảo phù hợp thực tế phát sinh, do vậy đề nghị bổ sung để đảm bảo tính thống nhất giữa Thông tư 79 và Nghị định cũng như nâng cao giá trị pháp lý.

- Tại Điều 22 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP:

@Thêm cụm từ “tiền phạt” sau “tiền thuế”.

Lý do đề nghị: NĐ 85 không quy định hoàn tiền phạt nên không phù hợp với thực tế và quyền lợi chính đáng của người nộp thuế. Thông tư 79 đã có hướng dẫn, đề nghị đưa vào NĐ để nâng cao giá trị pháp lý.

@Bổ sung trường hợp tiền phạt không được coi là nộp thừa.

Lý do đề nghị: minh bạch trong thực hiện vì có trường hợp đã thực hiện quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 điều 111 Luật Quản lý thuế thì không được miễn xử phạt nên không được coi là nộp thừa tiền phạt.

@Bổ sung quy định không bù trừ thuế giá trị gia tăng khâu xuất khẩu, nhập khẩu vì hoàn thuế GTGT thuộc thẩm quyền cơ quan thuế.

- Tại Điều 24 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP: Bổ sung thêm một số trường hợp được gia hạn nộp thuế cho phù hợp với thực tế gặp khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan nhưng chưa được quy định đầy đủ trong Nghị định: doanh nghiệp nợ thuế do chưa được thanh toán từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, doanh nghiệp vừa nợ thuế đồng thời có hồ sơ đề nghị hoàn thuế nhưng chưa được giải quyết,.. Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể.

- Bổ sung điều mới (Điều 28) về “ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”. Theo đó, tại điều 25 và điều 26 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP bổ sung thêm cụm từ: “(trừ ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu)”

Lý do đề nghị:Quy định tại Điều 25, 26 NĐ 85 phù hợp, thống nhất với cách quy định tại điều 37, 38 Luật QLT cho thuế nội địa, không thống nhất với cách quy định tại điều 39 Luật QLT (về tiêu chí xác định) cho hàng hoá XNK nên gây khó khăn, vướng mắc, tranh chấp giữa cơ quan hải quan và người nộp thuế trong thực hiện. Do vậy, đề nghị tách riêng điều quy định về ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cho phù hợp với điều 39 Luật QLT. Trong đó nhằm chi tiết cụ thể Điều 39 Luật QLT “ấn định thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu” đồng thời quy định về thẩm quyền ấn định thuế, trách nhiệm nộp tiền thuế ấn định phù hợp với điều 110 Luật QLT như TT79 đã hướng dẫn vì NĐ 85 chưa quy định nên đã gây khó khăn, vướng mắc trong thực hiện.

- Tại điều 27 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP: Bổ sung sửa đổi cụm từ “Tài liệu kiểm tra thuế, thanh tra thuế của cơ quan quản lý thuế” thành cụm từ “Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực” để phù hợp với Luật Quản lý thuế. Luật quản lý thuế quy định đối với tất cả các tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng (của cơ quan quản lý thuế, Thanh tra bộ tài chính, cơ quan thanh tra NN,...) mà không giới hạn đối với cơ quan quản lý thuế; đồng thời có giới hạn đối với những tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực.

- Tại Điều 29 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP: Bổ sung thêm Khoản 2: “Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” vì tại văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế chưa quy định rõ cơ quan thuế cấp nào có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh dừng việc xuất cảnh đối với người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế, chưa quy định cụ thể trình tự thủ tục thực hiện. Do đó, việc thực hiện các quy định về tạm dừng xuất cảnh đối với người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế còn nhiều vướng mắc.

+ Về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh, trách nhiệm cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế, xác định số thuế được miễn, giảm:

- Tại Điều 30: Bổ sung thêm khoản 2b Điều 30 “(trừ các trường hợp đề nghị hoàn thuế lần đầu do nộp nhầm, nộp thừa, thu sai hoặc khi hết năm doanh nghiệp tự quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp cao hơn số phải nộp theo báo cáo quyết toán)” các trường hợp xin hoàn do nộp nhầm, nộp thừa, thu sai hoặc khi hết năm Doanh nghiệp tự quyết toán thuế TNDN nộp thừa do tạm nộp cao nhưng đơn vị chưa hoàn lần nào rất ít có hiện tượng trốn lậu thuế dưới hình thức này. Mặt khác, nếu đưa vào diện tiền kiểm vừa kéo dài thời gian (60 ngày) gây phiền hà, mất thời gian cho người nộp thuế, vừa tăng thêm khối lượng công việc không cần thiết cho cơ quan thuế.

@ Hướng dẫn xác định tiêu chí “Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu “ theo hướng: hoàn thuế lần đầu trên toàn quốc. Trường hợp người nộp thuế chứng minh được không thuộc diện hoàn thuế lần đầu và không thuộc các trường hợp phải kiểm tra trước hoàn sau khác thì cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ hoàn thuế sang diện hoàn thuế trước kiểm tra sau.

Lý do đề nghị: vướng mắc trong thực hiện.

@ Bổ sung thêm cụm từ tại Khoản 2g Điều 30 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP: “ô tô, linh kiện và phụ tùng ôtô; xe mô tô (xe máy), linh kiện và phụ tùng xe môtô (xe máy); xăng dầu, sắt thép; hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng nêu tại Điều 8, Điều 10 Nghị định 12/2006/NĐ-CP”.

Lý do đề nghị: NĐ 85 chưa hướng dẫn cụ thể nên gây vướng mắc trong thực hiện.

Ngoài ra, bổ sung thêm Khoản 2h, 2i, 2k, 2l, 2m, 2n, 2h, 2i, 2k tại Khoản 2 Điều 30 một số trường hợp hồ sơ có mức độ rủi ro cao, cần thiết phải tổ chức kiểm tra trước khi hoàn thuế.

Bổ sung thêm cụm từ “Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp ra quyết định hoàn thuế” quy định tại Khoản 3 Điều 30 để quy định rõ hơn thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn cụ thể hơn nội dung này.

- Điều 31 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP:

@Tại Khoản 2: Bổ sung cụm từ: “Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế” để quy định rõ hơn thẩm quyền ra quyết định miễn, giảm thuế. Bộ Tài chính sẽ hưóng dẫn cụ thể hơn nội dung này.

@Khoản 1 bổ sung cụm từ “xét miễn” sau cụm từ “miễn”. Khoản 2 bỏ cụm từ “xác định và” sau cụm từ “Cơ quan quản lý thuế”.

Lý do đề nghị: TT79 đã hướng dẫn hàng miễn thuế, xét miễn thuế, người nộp thuế đều phải tự tính số tiền thuế được miễn, cơ quan hải quan kiểm tra, giải quyết miễn thuế hoặc ra quyết định miễn thuế theo quy định. Do vậy đề nghị sửa đổi phù hợp.

+ Về thanh tra thuế, quyền khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế:

- Điều 38:

@Bỏ Khoản 1 Điều 38 vì trong Luật Quản lý thuế, Luật thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thanh tra không quy định về nội dung này.

@Sửa đổi cụm từ “ thanh tra viên” thành”đoàn thanh tra”.

Lý do đề nghị: Khi áp dụng các biện pháp trong thanh tra thuế, không chỉ thanh tra viên thuế mà cả Đoàn thanh tra phải thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thanh tra, vì trong đoàn thanh tra vẫn có thể có thành viên không phải là thanh tra viên thuế.

- Bổ sung thêm 2 Điều: Điều 40 và Điều 41 tại dự thảo để quy định cụ thể hơn trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế; Kết luận thanh tra thuế.

- Tại Điều 42 Nghị định số 85/2007/NĐ-CP: bổ sung “quyết định không thu thuế” sau cụm từ “ quyết định hoàn thuế”.

Lý do đề nghị: ngoài quyết định hoàn thuế (trường hợp đã nộp thuế) còn có quyết định không thu thuế (trường hợp chưa nộp thuế).

2.22. Đề nghị bổ sung thêm điều mới về đồng tiền nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, vì trong Luật QLT có quy định về đồng tiền nộp thuế và trong NĐ sửa NĐ 149 sẽ bỏ quy định về đồng tiền nộp thuế.

* Chương III: sửa đổi, bổ sung 1 điều:

- Điều 47. Bổ sung hướng dẫn “Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ... tháng ...năm ... và áp dụng cho các tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan từ ngày …tháng…năm… “.

Lý do đề nghị: Thực tế hải quan thực hiện rất vướng mắc trong việc xác định văn bản áp dụng khi khai bổ sung, ấn định thuế, truy thu thuế, phạt chậm nộp thuế…, nên cần quy định rõ để tránh khiếu kiện, hiểu và áp dụng văn bản không thống nhất.

Các văn bản liên quan