Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh tỉnh Đắk Nông góp ý dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) tại ký họp thứ 7 của QH
Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng tỉnh BÌnh Dương góp ý dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) tại ký họp thứ 7 của QH
Đại biểu Khúc Thị Duyên tỉnh Thái Bình góp ý dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) tại ký họp thứ 7 của QH
Khúc Thị Duyền - Thái Bình
Kính thưa Quốc hội,
Tôi xin tham gia một số ý kiến trong tham gia vào một số nội dung của dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) như sau.
Thứ nhất, trong Khoản 3, Điều 2 của dự thảo luật về những nguyên tắc cơ bản và chế định về hôn nhân, gia đình đã có sự tiếp thu, sửa đổi và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ tôn trọng lẫn nhau. Tôi xin đề nghị trong điều khoản này nên bổ sung, đó là xây dựng một gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc giúp đỡ và không phân biệt đối xử giữa các con để phù hợp với các văn bản của Đảng, Chính phủ về xây dựng một gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì thế trong Khoản 1, Điều 4 về trách nhiệm của Nhà nước và xã hội về hôn nhân và gia đình chúng ta phải sửa là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Tất nhiên, trong điều này cũng có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về gia đình là nguyên tắc vợ chồng tôn trọng lẫn nhau cũng như quy định chế định gia đình vào trong luật. Tôi cũng hoàn toàn nhất trí với báo cáo giải trình của Ủy ban vì trong dự thảo luật lần này vấn đề hôn nhân và gia đình là hai nội dung trong phạm vi điều chỉnh của luật và nó có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, cho nên không cần đưa chế định gia đình vào trong dự thảo luật.
Vấn đề thứ hai tôi xin tham gia là quy định giải quyết hậu quả giữa nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn trong Điều 14 và Điều 15. Thực tế hiện nay tình trạng không kết hôn mà chung sống như vợ chồng đang có chiều hướng gia tăng ở nước ta. Tất nhiên phụ nữ và trẻ em là những người chịu thiệt thòi nhiều nhất, cho nên lần này đưa vào trong luật để nhằm hạn chế gia tăng nam nữ không kết hôn mà chung sống như vợ chồng. Tôi hoàn toàn nhất trí trong dự thảo luật lần này đã áp dụng và đưa vào trong Khoản 1, Điều 14 là nam nữ có đủ điều kiện kết hôn như luật định và quan hệ hôn nhân chỉ xác định khi thời điểm đăng ký kết hôn, mặc dù hai người này đã chung sống với nhau một thời gian rất dài, thậm chí có khối tài sản tương đối lớn hoặc đã có con với nhau nhưng cũng phải đưa ra một quy định thống nhất là khi đăng ký kết hôn thì mới công nhận là vợ chồng để thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.
Vấn đề thứ ba là chế định ly thân, tôi hoàn toàn nhất trí không nên đưa vào dự thảo luật, vì ly thân không phù hợp với truyền thống, văn hóa của Việt Nam và cũng tạo ra mâu thuẫn trong gia đình. Người thiệt thòi là tất cả thành viên trong gia đình chứ không riêng phụ nữ và trẻ em. Nó còn tạo ra bạo lực về tinh thần, khổ hơn rất nhiều bạo lực về thể xác, ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề thứ tư là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thể hiện từ Điều 94 đến Điều 100, tôi thấy dự thảo lần này Ban soạn thảo, đặc biệt là Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã có sự tiếp thu, điều chỉnh. Các điều, khoản từ Điều 94 đến Điều 100 xây dựng cũng rất kỹ và tương đối chặt chẽ. Thực ra việc mang thai hộ với mục đích nhân đạo, đây là một nhu cầu thực tiễn hiện nay, tất nhiên đất nước chúng ta hiện nay theo số liệu thống kê có khoảng trên 700 ngàn cặp vợ, chồng không có điều kiện sinh con và mong muốn được làm cha và làm mẹ. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của các cặp vợ chồng và rất nhiều người. Người ta càng có điều kiện kinh tế thì mục đích, người ta mong muốn một đứa con là hoàn toàn chính đáng, ai cũng mong muốn làm cha, làm mẹ cũng đều chính đáng. Cho nên, tôi nhất trí việc đưa vấn đề mang thai hộ vào trong luật vì mục đích nhân đạo.
Tôi đề nghị trong điều này thì chúng ta sửa Khoản 3, Điều 97 về quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ. Trong dự thảo luật có ghi là người mang thai hộ không bị ràng buộc về thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình với lần mang thai hộ. Tôi đề nghị chúng ta sửa lại là người mang thai hộ không tính vào số lần mang thai, sinh con khi thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình để cho mọi người hiểu được là chúng ta không lầm là những người mang thai hộ là những người không bị ràng buộc bởi chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tôi xin tham gia một số ý kiến như vậy, xin cảm ơn Quốc hội