Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường tỉnh Quảng Bình góp ý kiến dự thảo Luật phá sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 của QH
Đại biểu Dương Hoàng Hương tỉnh Phú Thọ góp ý kiến dự thảo Luật phá sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 của QH
Đại biểu Đỗ Hữu Lâm tỉnh Long An góp ý kiến dự thảo Luật phá sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 của QH
Đỗ Hữu Lâm - Long An
Kính thưa Quốc hội,
Về dự thảo Luật phá sản (sửa đổi), tôi tham gia đóng góp một số nội dung như sau.
Một, tại Khoản 1, Điều 4 đề nghị bỏ cụm từ "doanh nghiệp hợp tác xã", vì thuật ngữ được giải thích ở đây là mất khả năng thanh toán, không nêu chủ thể, do đó trong phần giải thích cũng không nêu chủ thể, hơn nữa trong toàn bộ dự thảo mỗi khi dùng cụm từ "mất khả năng thanh toán" thì trước đó đều có nêu chủ thể, chẳng hạn như doanh nghiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Khoản này sửa lại như sau: mất khả năng thanh toán là tình trạng không thanh toán được khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu.
Khoản 1, Điều 20 dự thảo quy định: Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản thực hiện các quyền yêu cầu kiến nghị, kháng kiến theo quy định của luật, nghĩa là khi thực hiện vai trò kiểm sát, kiểm sát viên có quyền yêu cầu cung cấp các tài liệu văn bản có liên quan đến việc giải quyết các thủ tục phá sản. Tuy nhiên, Khoản 1, Điều 17 về quyền và nghĩa vụ người tham gia thủ tục phá sản lại không quy định họ phải thực hiện yêu cầu của kiểm sát viên là chưa phù hợp. Đề xuất sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 17 như sau: Thực hiện yêu cầu của thẩm phán, kiểm sát viên, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật phá sản.
Điều 25, 26, 27 đề nghị xem xét lại việc quy định nội dung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tại các điều này, kiến nghị nên trao quyền quy định mẫu đơn cho Tòa án nhân dân và trong mẫu đơn có phần chỉ định quản tài viên để làm đơn giản hóa thủ tục hành chính. Mặt khác, cũng cần bổ sung quy định nội dung về những trường hợp Tòa án được quyền chỉ định quản tài viên khác với quản tài viên đã được người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đề nghị. Trong dự thảo cho phép người nộp đơn đề nghị chỉ định quản tài viên và khi tòa án chỉ định quản tài viên phải căn cứ vào đề nghị này song không nhất thiết tòa án phải chọn quản tài viên do người nộp đơn đề nghị. Theo tôi về nguyên tắc phải tôn trọng người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đề nghị chỉ định quản tài viên. Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà tòa án phải chỉ định quản tài viên khác với người đã được đề nghị, do đó phải có căn cứ pháp lý rõ ràng, vì vậy Luật phá sản phải xác định những trường hợp này và trao quyền cho Tòa án nhân dân quy định chi tiết.
Điều 46 dự thảo quy định việc thay đổi quản tài viên nhưng chưa có quy định cụ thể về những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người thi hành thủ tục phá sản, thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, khi có yêu cầu thay đổi những người này với lý do không khách quan. Ví dụ thẩm phán là người thân thích với người tham gia thủ tục phá sản thì sẽ khó khăn trong việc áp dụng để giải quyết vấn đề này. Theo tôi nên bổ sung thêm các điều luật quy định về những trường hợp phải thay đổi hoặc từ chối tiến hành thủ tục phá sản. Cũng tại Khoản 2, Điều 46 cụm từ "tòa án nhân dân quyết định việc thay đổi quản trị viên doanh nghiệp thanh lý tài sản, thanh lý tài", đề nghị bổ sung chữ "sản" sau chữ "tài" cho đủ nghĩa.
Điều 129 dự thảo quy định trách nhiệm do vi phạm pháp luật quá trình tiến hành thủ tục phá sản, theo tôi quy định như thế chưa đầy đủ và thiếu chặt chẽ, vì việc vi phạm có thể xảy ra trước khi tiến hành thủ tục phá sản, thủ tục phá sản chỉ bắt đầu khi đơn yêu cầu đã được thụ lý, về nguyên tắc các vi phạm này vẫn phải truy cứu trách nhiệm pháp lý. Ví dụ như chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà vi phạm nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu, chủ thể có trách nhiệm thông báo tình trạng doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà không thông báo hoặc thông báo không chính xác. Nội dung Khoản 1, Điêu 129 quy định "Người nào có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật", quy định như thế là không phù hợp, vì những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản mà không liên quan đến thủ tục phá sản. Ví dụ trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản mà vi phạm hình sự, hành chính trong cuộc sống hàng ngày thì đương nhiên không xem xét theo Luật phá sản.
Để đảm bảo tính toàn diện về nội dung, sự chặt chẽ về kỹ thuật cần sửa lại Điều 29 với tiêu đề như sau: "Trách nhiệm pháp lý do vi phạm pháp luật về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, người nào có vi phạm pháp luật không cần phải quy định các hành vi vi phạm pháp luật về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."
Sáu, về các vấn đề khác, về chế định người tham gia thủ tục phá sản cần bổ sung thêm điều luật quy định về trường hợp kế thừa quyền và nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản, bởi lẽ thực tiễn áp dụng pháp luật sẽ có phát sinh trường hợp người tham gia thủ tục phá sản có thể bị chết nếu là cá nhân hoặc có thể bị giải thể phá sản nếu là cơ quan tổ chức. Cần bổ sung thêm chế định về những người tham gia tiến hành thủ tục phá sản khác như luật sư, người phiên dịch, người đại diện, đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của nhóm đối tượng này. Trên đây là đóng góp ý kiến về Luật phá sản. Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội.