Đã sửa luật ĐT theo kiến nghị của nhà đầu tư
"Đã sửa Luật Đầu tư theo kiến nghị của nhà đầu tư!"
(VietNamNet) - Chỉ một thời gian ngắn, dự thảo Luật Đầu tư đã được sửa theo hướng làm hài lòng các nhà đầu tư cũng như dư luận. Tách riêng hai giấy đăng ký kinh doanh và đầu tư, ghi ưu đãi đầu tư vào giấy hoặc để nhà đầu tư lựa chọn, dự án trong nước từ 15 tỷ đồng đến 300 tỷ chỉ cần đăng ký - là những thông điệp tích cực đối với nhà đầu tư.
Theo Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Hoàng Thanh Phú, " đây là những tiếp thu cơ bản, mới nhất vào dự thảo Luật đầu tư theo nguyện vọng của doanh nghiệp".
Luật này dự kiến được Quốc hội xem xét, thông qua vào ngày 29/11 tới.
Trao đổi với VietNamNet ngày 26/11, ông Hoàng Thanh Phú cho biết:
- Ban soạn thảo và Uỷ ban thẩm tra đã xem xét tất cả những ý kiến của đại biểu Quốc hội, kể cả các ý kiến tham gia của các nhà doanh nghiệp và một số chuyên gia. Đến giờ này đã có tiếp thu chỉnh sửa mấy vấn đề:
Thứ nhất là về thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư. Bây giờ theo nguyện vọng của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, thủ tục đầu tư chấp nhận hai giấy. Một giấy đăng ký kinh doanh như hiện nay và một giấy đăng ký, chứng nhận đầu tư, tuỳ theo từng dự án. Như dự án đầu tư trong nước từ 15 tỷ trở xuống, thì không phải đăng ký. Từ 15 tỷ trở lên chỉ đăng ký đầu tư theo mẫu, có thể gửi qua mạng. Còn lại dự án từ 300 tỷ trở lên và những dự án đầu tư có điều kiện thì phải cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Thứ hai, cũng theo nguyện vọng muốn ưu đãi đầu tư ghi vào giấy. Chính ra ý Ban soạn thảo và Ban thẩm tra muốn không ghi vào giấy để người ta tự tính, tự xác định ưu đãi. Cũng như bây giờ tự tính thuế, tự khai hải quan thuận lợi hơn! Bây giờ tuỳ theo nguyện vọng đối với nhà đầu tư trong nước, những ai muốn ghi vào giấy thì cho ghi vào. Đối với dự án đầu tư nước ngoài thì ghi ưu đãi vào giấy. Còn một số dự án, người nào muốn ghi vào giấy thì ghi, còn nếu không để tự tính thì quyền của họ.
- Góp ý cho dự án Luật đầu tư, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Ngọc Trân cho rằng, có sự chồng lấn giữa thủ tục đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư?
- Không có chồng lấn gì cả! Bây giờ hai giấy thì coi như riêng biệt! Đúng ra thiết kế một giấy thì anh vừa đầu tư nhưng đồng thời hình thành doanh nghiệp thì chỉ làm một lần, nay phải làm hai lần. Hồ sơ của anh dính đến đầu tư (trên 300 tỷ đồng hoặc có điều kiện) thì bây giờ anh phải tách ra làm hai giấy: đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tư.
- Cũng có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị dự án từ 15 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng không cần phải đăng ký?
- Theo tôi thì không được! Mục đích đăng ký hoặc cấp giấy chứng nhận là thủ tục pháp lý đảm bảo cho hoạt động đầu tư và kinh doanh. Còn một phần trên cơ sở giấy đó, nhà nước chịu trách nhiệm quản lý. Chứ không phải vì giấy đó mà gây khó khăn cho nhà đầu tư.
- Nhưng với số lượng dự án đầu tư nhiều như hiện nay, đăng ký đầu tư có đảm bảo phục vụ quản lý hay đăng ký xong rồi để đấy?
- Quản lý nhà nước chủ yếu là xem xét "hậu kiểm". Giả sử anh có 1 tỷ đồng đưa vào kinh doanh thì vẫn đăng ký hoạt động kinh doanh, vẫn có hồ sơ, vẫn có cơ quan quản lý chứ không phải không có!
- Đối với dự án trên 300 tỷ đồng hoặc đầu tư có điều kiện phải thẩm định về môi trường, đất đai… Cơ quan cấp phép đầu tư có giúp doanh nghiệp làm việc đó hay vẫn phải chạy sang những cơ quan khác?
- Chịu trách nhiệm quản lý đầu tư chỉ là một cơ quan. Nhưng liên quan đến cơ quan nào thì anh đó phải chịu trách nhiệm thẩm tra. Chẳng hạn, thẩm định tiêu chuẩn về môi trường có đảm bảo hay không thể hiện trong hồ sơ xin chứng nhận đầu tư. Trên thực tế, cơ quan bảo vệ môi trường vẫn phải tiến hành đánh giá tác động của môi trường.
- Xin cảm ơn ông!
•Văn Tiến thực hiện - 28/11/2005
(VietNamNet) - Chỉ một thời gian ngắn, dự thảo Luật Đầu tư đã được sửa theo hướng làm hài lòng các nhà đầu tư cũng như dư luận. Tách riêng hai giấy đăng ký kinh doanh và đầu tư, ghi ưu đãi đầu tư vào giấy hoặc để nhà đầu tư lựa chọn, dự án trong nước từ 15 tỷ đồng đến 300 tỷ chỉ cần đăng ký - là những thông điệp tích cực đối với nhà đầu tư.
Theo Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Hoàng Thanh Phú, " đây là những tiếp thu cơ bản, mới nhất vào dự thảo Luật đầu tư theo nguyện vọng của doanh nghiệp".
Luật này dự kiến được Quốc hội xem xét, thông qua vào ngày 29/11 tới.
Trao đổi với VietNamNet ngày 26/11, ông Hoàng Thanh Phú cho biết:
- Ban soạn thảo và Uỷ ban thẩm tra đã xem xét tất cả những ý kiến của đại biểu Quốc hội, kể cả các ý kiến tham gia của các nhà doanh nghiệp và một số chuyên gia. Đến giờ này đã có tiếp thu chỉnh sửa mấy vấn đề:
Thứ nhất là về thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư. Bây giờ theo nguyện vọng của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, thủ tục đầu tư chấp nhận hai giấy. Một giấy đăng ký kinh doanh như hiện nay và một giấy đăng ký, chứng nhận đầu tư, tuỳ theo từng dự án. Như dự án đầu tư trong nước từ 15 tỷ trở xuống, thì không phải đăng ký. Từ 15 tỷ trở lên chỉ đăng ký đầu tư theo mẫu, có thể gửi qua mạng. Còn lại dự án từ 300 tỷ trở lên và những dự án đầu tư có điều kiện thì phải cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Thứ hai, cũng theo nguyện vọng muốn ưu đãi đầu tư ghi vào giấy. Chính ra ý Ban soạn thảo và Ban thẩm tra muốn không ghi vào giấy để người ta tự tính, tự xác định ưu đãi. Cũng như bây giờ tự tính thuế, tự khai hải quan thuận lợi hơn! Bây giờ tuỳ theo nguyện vọng đối với nhà đầu tư trong nước, những ai muốn ghi vào giấy thì cho ghi vào. Đối với dự án đầu tư nước ngoài thì ghi ưu đãi vào giấy. Còn một số dự án, người nào muốn ghi vào giấy thì ghi, còn nếu không để tự tính thì quyền của họ.
- Góp ý cho dự án Luật đầu tư, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Ngọc Trân cho rằng, có sự chồng lấn giữa thủ tục đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư?
- Không có chồng lấn gì cả! Bây giờ hai giấy thì coi như riêng biệt! Đúng ra thiết kế một giấy thì anh vừa đầu tư nhưng đồng thời hình thành doanh nghiệp thì chỉ làm một lần, nay phải làm hai lần. Hồ sơ của anh dính đến đầu tư (trên 300 tỷ đồng hoặc có điều kiện) thì bây giờ anh phải tách ra làm hai giấy: đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tư.
- Cũng có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị dự án từ 15 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng không cần phải đăng ký?
- Theo tôi thì không được! Mục đích đăng ký hoặc cấp giấy chứng nhận là thủ tục pháp lý đảm bảo cho hoạt động đầu tư và kinh doanh. Còn một phần trên cơ sở giấy đó, nhà nước chịu trách nhiệm quản lý. Chứ không phải vì giấy đó mà gây khó khăn cho nhà đầu tư.
- Nhưng với số lượng dự án đầu tư nhiều như hiện nay, đăng ký đầu tư có đảm bảo phục vụ quản lý hay đăng ký xong rồi để đấy?
- Quản lý nhà nước chủ yếu là xem xét "hậu kiểm". Giả sử anh có 1 tỷ đồng đưa vào kinh doanh thì vẫn đăng ký hoạt động kinh doanh, vẫn có hồ sơ, vẫn có cơ quan quản lý chứ không phải không có!
- Đối với dự án trên 300 tỷ đồng hoặc đầu tư có điều kiện phải thẩm định về môi trường, đất đai… Cơ quan cấp phép đầu tư có giúp doanh nghiệp làm việc đó hay vẫn phải chạy sang những cơ quan khác?
- Chịu trách nhiệm quản lý đầu tư chỉ là một cơ quan. Nhưng liên quan đến cơ quan nào thì anh đó phải chịu trách nhiệm thẩm tra. Chẳng hạn, thẩm định tiêu chuẩn về môi trường có đảm bảo hay không thể hiện trong hồ sơ xin chứng nhận đầu tư. Trên thực tế, cơ quan bảo vệ môi trường vẫn phải tiến hành đánh giá tác động của môi trường.
- Xin cảm ơn ông!
•Văn Tiến thực hiện - 28/11/2005