Bồi thường và đền bù: khác nhau về bản chất

Thứ Hai 14:31 06-08-2007


Dự thảo 2 Luật Bộ thường Nhà nước
Bồi thường và đền bù: khác nhau về bản chất!


          Trong khuôn khổ hoạt động hỗ trợ xây dựng pháp luật của dự án JICA, ngày 18/7/2007, các chuyên gia Nhật Bản đã có buổi làm việc với các thành viên Tổ biên tập dự án Luật bồi thường Nhà nước (BTNN). Tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia về đối tượng áp dụng, phạm vi áp dụng, cơ chế bồi thường nhà nước trên cơ sở yếu tố lỗi, mô hình cơ quan giải quyết bồi thường…. Thường trực Tổ biên tập đã hoàn thiện nội dung Dự thảo 2 Luật BTNN. Đặc biệt, Dự thảo 2 dành hằn một chương quy định đền bù thiệt hại đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự (Chương VII).

          Phân biệt rõ trách nhiệm bồi thường và trách nhiệm đền bù Nhà nước.

          Theo các chuyên gia Nhật bản, bồi thường được hiểu là phục hồi nguyên trạng, có căn cứ là hành vi trái pháp luật. trong khi đó, đền bù được hiểu là Nhà nước bù đắp cho người dân những thiệt hại gây ra bởi hoạt động hoàn toàn hợp pháp của nhà nước. hay nói cách khác, một số người phải hy sinh một số lợi ích của mình vị lợi ích chung của cả xã hội nên họ được đền bù. Tuy nhiên, đền bù thì không phục hồi nguyên trạng như bồi thường. các chuyên gia đề nghị, để có sự phân biệt rõ ràng 2 loại trách nhiệm này, Việt Nam có thể xây dựng các đạo luật riêng biệt điều chỉnh riêng từng loại trách nhiệm (như kinh nghiệm của Nhật Bản), hoặc nếu quy định 2 loại trách nhiệm này trong cùng một đạo luật thì phải hoàn toàn tách bạch với nhau.

ThS. Nguyễn Thanh Tịnh – phó Vụ trưởng vụ Pháp luật – Dân sự Kinh tế bộ Tư pháp – cũng nhất trí Luật BTNN cần tách biệt trách nhiệm đền bù. Ông Tịnh cho rằng BTNN là một dạng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, được cấu thành do lỗi. Còn đền bù nhà nước không mang bản chất trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, không căn cứ vào yếu tố lỗi mà phụ thuộc vào chính sách của mỗi quốc gia.

Có thể nói trách nhiệm đền bù thiệt hại đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự là nội dung hoàn toàn mới của Dự thảo 2 so với Dự thảo 1. Trong Dự thảo 1, việc bồi thường cho những thiệt hại của cá nhân trong hoạt động tố tụng hình sự được điều chỉnh bằng các quy định về BTNN (lỗi vẫn là một trong những điều kiện bắt buộc). Dự thảo 2 lại quy định việc bù đắp những thiệt hại về vật chất và tinh thần cho cá nhân bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự được hiểu là: Thứ nhất, lỗi không được quy định là một trong những điều kiện phát sinh trách nhiệm đền bù. Thứ hai, việc gây thiệt hại của công chức có thẩm quyền trong tố tụng hình sự được mặc nhiên hiểu là việc gây thiệt hại hoàn toàn đúng pháp luật và nằm ngoài ý muốn của họ. Có nghĩa, các công chức có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự dù đã thực hiện các nhiệm vụ theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định, nhưng kết quả cuối cùng vẫn cho thấy người bị áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù, thi hành hình phạt tử hình là người không phạm lỗi. Thứ ba,  mức đền bù cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự là mức cố định không thay đổi. Như vậy, mức đền bù này có thể tương xứng với những thiệt hại của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự. Sở dĩ mức đền bù được quy định ở các mức cố định cụ thể là dựa trên cơ sở suy đoán tính không có lỗi và đúng pháp luật của việc gây thiệt hại nên mức đền bù chỉ nhằm bù đắp một phần tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu.

Hoán đổi cơ chế từ đền bù sang bồi thường.

Phát biểu tại buổi làm việc TS. Dương Đăng Huệ - vụ trưởng vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế bộ Tu pháp - khẳng định, điểm cơ bản của Chương VII  là sự hoán đổi từ cơ chế đền bù sang cơ chế bồi thường. Tại Điều 39 Dự thảo 2 đã quy dịnh về quyền khởi kiện theo cá quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự. Quy định này là nhằm tạo điều kiện cho người bị thiệt hại có thể được bảo đảm tối đa các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chẳng hạn, trong trường hợp người bị thiệt hại là do công chức có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã có lỗi khi gây ra thiệt hại cho mình hay mức đền bù là không thoả đáng, thì họ có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường theo các quy định về BTNN để có thể nhận mức bồi thường cao hơn, nhưng họ phải chứng minh yếu tối lỗi.

Nội dung của Chương VII cũng hoàn toàn khác so với phần còn lại của Dự thảo 2. Cụ thể là, không đề cập đến yếu tố lỗi. Trong mọi trường hợp, khi một cá nhân bị thiệt hại trong tố tụng hình sự sẽ được nhà nước chủ động bồi thường thiệt hại mà họ không cần phải khởi kiện yêu cầu bồi thường. Việc bồi thường của nhà nước được hiểu là sự bù đắp tổn thất cho người bị thiệt hại dù conog chức nhà nước đã thực hiện công việc của mình hoàn toàn đúng pháp luật. Bên cạnh đó, về mặt thuật ngữ, việc bù đắp tổn thất của nhà nước cho người bị thiệt hại được thể hiện thông qua thuật ngữ “đền bù thiệt hại” để là nổi bật tính chất của trách nhiệm nhà nước trong trường hợp này – trách nhiệm của nhà nước trong trường hợp này không phải là trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ là trách nhiệm bù đắp một phần tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu vì công chức nhà nước đã không làm trái pháp luật khi thực hiện công việc của mình.
 
Theo Pháp luật Việt Nam

Các văn bản liên quan