Bảo đảm quyền tự do kd, tự quyết trong qlý DN
Đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận Dự án Luật Doanh nghiệp
Bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tự quyết trong quản lý doanh nghiệp
Tổng hợp từ Dddn và Báo Công lý
Quyền tự do kinh doanh, tự quyết định trong quản lý doanh nghiệp
Trong phiên họp sáng 16-8, thảo luận về dự án Luật Doanh nghiệp, các đại biểu đã nhấn mạnh đến việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tự quyết trong quản lý của doanh nghiệp.
Nhiều ý kiến cho rằng, các quy định của dự án Luật Doanh nghiệp đã thể hiện được nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tự quyết định trong quản lý của doanh nghiệp; tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Dự án Luật quy định rõ ràng, đơn giản, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính trong quá trình gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều có quyền đầu tư và kinh doanh trên tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, được lựa chọn thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứng với yêu cầu kinh doanh và được Nhà nước bảo hộ. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nêu rõ: Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, áp dụng phổ biến chế độ đăng ký (thay cho cấp phép). Xỏ bỏ những quy định “xin cho”, “phê duyệt”…bất hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Có ý kiến đề nghị dự án Luật cần quy định rõ quyền tự do kinh doanh, quyền được tự quyết định các vấn đề trong hoạt động kinh doanh và cho rằng các hạn chế đối với quá trình hoạt động của doanh nghiệp đều là không tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải hạn chế nào cũng là bất hợp lý, nó chỉ bất hợp lý khi mức độ hạn chế không tương ứng với lợi ích cần bảo vệ.
Hiện nay vẫn tồn tại các hạn chế như cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề (gồm 300 loại giấy đang có hiệu lực); các doanh nghiệp tư nhân còn bị cấm kinh doanh một số ngành nghề mà chỉ dành cho doanh nghiệp nhà nước; hạn chế về việc thành lập, tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp dưới dạng các văn bản của pháp luật kinh doanh chuyên ngành; việc không cho phép cá nhân thành lập công ty TNHH một thành viên đã hạn chế các nhà đầu tư trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, không tạo điều kiện thuận lợi cho người không muốn kinh doanh chung với người khác…
Về điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, đa số ý kiến cho rằng, phải coi trọng cả hai mặt, vừa đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp hình thành và gia nhập thị trường vừa đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, duy trì ổn định môi trường kinh tế, nhất là trong bối cảnh kinh tế đang chuyển đổi của nước ta hiện nay. Vì vậy dự án luật nên bổ sung các quy định về năng lực tài chính, trình độ quản lý, điều hành của doanh nghiệp và trong một số lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính…cần có quy định về vốn pháp định.
Cần đồng bộ với Luật Đầu tư
Luật Doanh nghiệp sẽ thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003. Và đặc biệt, theo Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân Luật Doanh nghiệp phải có mối quan hệ “mật thiết” với Luật Đầu tư.
Các đại biểu Quốc hội chuyên trách còn đưa ra các ý kiến tập trung vào vấn đề về thủ tục đầu tư, kinh doanh, theo đó chỉ cần “một giấy” cho cả việc đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư. Nhất là trong Dự án Luật Doanh nghiệp đã có quy định, với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phải có dự án đầu tư mới được thành lập doanh nghiệp. Với trường hợp này, giấy chứng nhận đầu tư cũng đồng thời là giấy đăng ký kinh doanh. Còn doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục được áp dụng quy định thành lập doanh nghiệp trước, đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề, và đầu tư sau. Chính phủ cần xem xét một cách đồng bộ các quy định của 2 dự án Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp theo hướng cơ bản là “một giấy” cho cả đầu tư và kinh doanh. Thời gian xin phép đầu tư cũng sẽ được rút ngắn: 7 ngày do dự án có vốn dưới 300 tỷ đồng, 20 ngày cho dự án từ 300 tỷ đồng trở lên, và một tháng cho những dự án đặc biệt quan trọng. Với những dự án có vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng, sẽ chỉ cần gửi giấy báo cho cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh biết.
Tuy nhiên, theo đại biểu Hồ Thanh Phú dự thảo Luật Doanh nghiệp quy định người nước ngoài những lĩnh vực bị cấm kinh doanh theo Dự thảo Luật Doanh nghiệp còn bị cấm đăng ký kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư nhưng pháp luật Đầu tư không có điều nào cấm cả. Vì vậy không cần thiết phải quy định trong dự thảo Luật Doanh nghiệp mà nên để trong mục ngành nghề hạn chế kinh doanh.
Dự thảo luật Doanh nghiệp cũng đưa ra lộ trình 4 năm (từ 1/7/2006) để các Công ty nhà nước phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội Đặng Văn Thanh, đây là một trong những điểm cần thiết để tạo môi trường hoạt động thật sự bình đẳng cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tự quyết trong quản lý doanh nghiệp
Tổng hợp từ Dddn và Báo Công lý
Quyền tự do kinh doanh, tự quyết định trong quản lý doanh nghiệp
Trong phiên họp sáng 16-8, thảo luận về dự án Luật Doanh nghiệp, các đại biểu đã nhấn mạnh đến việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tự quyết trong quản lý của doanh nghiệp.
Nhiều ý kiến cho rằng, các quy định của dự án Luật Doanh nghiệp đã thể hiện được nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tự quyết định trong quản lý của doanh nghiệp; tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Dự án Luật quy định rõ ràng, đơn giản, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính trong quá trình gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều có quyền đầu tư và kinh doanh trên tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, được lựa chọn thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứng với yêu cầu kinh doanh và được Nhà nước bảo hộ. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nêu rõ: Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, áp dụng phổ biến chế độ đăng ký (thay cho cấp phép). Xỏ bỏ những quy định “xin cho”, “phê duyệt”…bất hợp lý, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Có ý kiến đề nghị dự án Luật cần quy định rõ quyền tự do kinh doanh, quyền được tự quyết định các vấn đề trong hoạt động kinh doanh và cho rằng các hạn chế đối với quá trình hoạt động của doanh nghiệp đều là không tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải hạn chế nào cũng là bất hợp lý, nó chỉ bất hợp lý khi mức độ hạn chế không tương ứng với lợi ích cần bảo vệ.
Hiện nay vẫn tồn tại các hạn chế như cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề (gồm 300 loại giấy đang có hiệu lực); các doanh nghiệp tư nhân còn bị cấm kinh doanh một số ngành nghề mà chỉ dành cho doanh nghiệp nhà nước; hạn chế về việc thành lập, tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp dưới dạng các văn bản của pháp luật kinh doanh chuyên ngành; việc không cho phép cá nhân thành lập công ty TNHH một thành viên đã hạn chế các nhà đầu tư trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, không tạo điều kiện thuận lợi cho người không muốn kinh doanh chung với người khác…
Về điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, đa số ý kiến cho rằng, phải coi trọng cả hai mặt, vừa đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp hình thành và gia nhập thị trường vừa đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, duy trì ổn định môi trường kinh tế, nhất là trong bối cảnh kinh tế đang chuyển đổi của nước ta hiện nay. Vì vậy dự án luật nên bổ sung các quy định về năng lực tài chính, trình độ quản lý, điều hành của doanh nghiệp và trong một số lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính…cần có quy định về vốn pháp định.
Cần đồng bộ với Luật Đầu tư
Luật Doanh nghiệp sẽ thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003. Và đặc biệt, theo Đại biểu Nguyễn Ngọc Trân Luật Doanh nghiệp phải có mối quan hệ “mật thiết” với Luật Đầu tư.
Các đại biểu Quốc hội chuyên trách còn đưa ra các ý kiến tập trung vào vấn đề về thủ tục đầu tư, kinh doanh, theo đó chỉ cần “một giấy” cho cả việc đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư. Nhất là trong Dự án Luật Doanh nghiệp đã có quy định, với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phải có dự án đầu tư mới được thành lập doanh nghiệp. Với trường hợp này, giấy chứng nhận đầu tư cũng đồng thời là giấy đăng ký kinh doanh. Còn doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục được áp dụng quy định thành lập doanh nghiệp trước, đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề, và đầu tư sau. Chính phủ cần xem xét một cách đồng bộ các quy định của 2 dự án Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp theo hướng cơ bản là “một giấy” cho cả đầu tư và kinh doanh. Thời gian xin phép đầu tư cũng sẽ được rút ngắn: 7 ngày do dự án có vốn dưới 300 tỷ đồng, 20 ngày cho dự án từ 300 tỷ đồng trở lên, và một tháng cho những dự án đặc biệt quan trọng. Với những dự án có vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng, sẽ chỉ cần gửi giấy báo cho cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh biết.
Tuy nhiên, theo đại biểu Hồ Thanh Phú dự thảo Luật Doanh nghiệp quy định người nước ngoài những lĩnh vực bị cấm kinh doanh theo Dự thảo Luật Doanh nghiệp còn bị cấm đăng ký kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư nhưng pháp luật Đầu tư không có điều nào cấm cả. Vì vậy không cần thiết phải quy định trong dự thảo Luật Doanh nghiệp mà nên để trong mục ngành nghề hạn chế kinh doanh.
Dự thảo luật Doanh nghiệp cũng đưa ra lộ trình 4 năm (từ 1/7/2006) để các Công ty nhà nước phải chuyển đổi thành công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội Đặng Văn Thanh, đây là một trong những điểm cần thiết để tạo môi trường hoạt động thật sự bình đẳng cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.