Báo cáo Thẩm định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ.

Thứ Sáu 13:53 05-06-2009

BỘ TƯ PHÁP

_______

 

Số: 4135/BTP-PLDSKT

V/v Thẩm định dự thảo
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________

 

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2008

 

Kính gửi: - Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Văn hóa. Thể thao và Du lịch.

 

Sau khi nghiên cứu dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, gửi kèm theo công văn yêu cầu thẩm định số 4188/BVHTTDL-BQTG ngày 10/12/2008 của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Bộ tư pháp có ý kiến thẩm định như sau:

I. Về sự cần thiết ban hành văn bản

Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ tám thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Cùng với Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp  lý an toàn cho các hoạt động sáng tạo phát triển, bảo đảm hài hòa lợi ích của người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng hưởng thụ. Tuy nhiên, qua hơn hai năm triển khai thi hành. Luật Sở hữu trí tuệ đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần phải được sửa đổi, bồ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Mặt khác, một số quy đinh của Luật Sở hữu trí tuệ chưa thực sự phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, cũng như cam kết của Vệt Nam khi gia nhập tổ chức Thương mai thế giới. Vì vậy, việc ban hành Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ nhằm khắc phục những bất cập nói trên là rất cần thiết.

II.  Về tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật.

Về cơ bản, nội dung của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ bảo đảm phù hợp với các quy định của Bộ Luật Dân sự và các luật khác có liên quan, đồng thời bào đảm sự phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như các cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới, bảo đảm được tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật hiện hành.


III. Về việc tuân thủ thủ tục và trình tự soạn thảo

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ đã được gửi xin ý kiến các Bộ, ngành. Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan chủ trì soạn thảo đã tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo, bảo đảm đúng thủ tục và trình tự quy định. Tuy nhiên, do thời gian chuẩn bị trình Chính phủ quá gấp nên ý kiến tham gia của các Bộ, ngành chưa đầy đủ, đặc biệt là một số Bộ được giao "thực hiện quản lý nhà nước" đối với lĩnh vực này như Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Vì vậy, Bộ Tư pháp đề nghị tiếp  tục lấy ý kiến của các cơ quan nhằm đảm bảo sự đồng thuận cao của các cơ quan có liên quan đối với dự án luật này.

IV. Về nội dung cụ thể

Về cơ bản, Bộ Tư pháp nhất trí với nội dung của dự thảo. Tuy nhiên, chúng tôi đề nghị cân nhắc một số vấn đề sau đây:

1. Điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về "giới hạn quyền sở hữu trí tuệ”. Đây là một điều được quy định ở chương quy định chung nhằm áp dụng cho mọi đối tượng của quyển sở hữu trí tuệ. Vì vậy, những vấn đề bất cập liên quan đến từng đối tượng của quyển sở hữu trí tuệ như: bản quyền, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng nếu cần phải chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn quản lý thì cần phải sửa tại các điều liên quan đến từng đối tượng được quy định tại các phần riêng mà không nên sửa đổi, bổ sung điều quy định chung như Điều 7. Vì vậy, đề nghị Điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ nên giữ nguyên như quy định hiện hành.

2. Điều 12 của Luật Sở hữu trí tuệ quy định về "phí, lệ phí về sở hữu trí tuệ” nay được sửa đổi, bổ sung thành "chính sách tài chính trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ”. Bộ Tư pháp cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung của điều này là không hợp lý vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, Điều 8 của Luật Sở hữu trí tuệ quy định về “ chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ", trong đó đã có nội dung liên quan đến chính sách về tài chính (Khoản 3, Điều 8). Vì vậy, nếu Điều 12 sửa thành "Chính sách tài chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ” thì sẽ trùng lắp với Điều 8. Do đó, nếu cơ quan chủ trì soạn thảo xét thấy thật sự cần thiết thì đưa nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến chính sách tài chính vào Điều 8. Mặt khác, những nội dung được sửa đổi liên quan đến chính sách đầu tư, hỗ trợ tài chính, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, ưu đãi đầu tư . . . đều không có ý nghĩa thực tiễn vì không có gì là mới mà chỉ dẫn chiếu “theo quy định hoặc phù hợp với pháp luật về thuế”. Vì vậy, cách tốt nhất là giữ nguyên như luật hiện hành.

Thứ hai, trong lĩnh vực pháp luật về phí và lệ phí đã có Pháp lệnh phí và lệ phí. Vì vậy, Luật Sở hữu trí tuệ cũng như các luật chuyên ngành khác được ban hành sau Pháp lệnh phí và lệ phí nên cần thiết phải quy định là nhà nước có thu phí còn việc quy đinh cụ thể về mức thu cơ chế thu nộp, quản lý và sử dụng đối với từng loại phí cụ thể sẽ do Chính phù hoặc Bộ Tài chính quy định. Vì vậy, việc dự thảo bổ sung thêm khoản 2 “Phí và lệ phí sở hữu trí tuệ được sử dụng để bảo đảm các nguồn lực thực hiện các thủ tục tương ứng đáp ứng yêu cầu về thời hạn và chất lượng, đồng thời để góp phần thực hiện một cách có hiệu quả các chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 8 của Luật này”  là không cần thiết. Nội dung này không liên quan gì đến cam kết quốc tế cũng không nhất thiết phải quy định trong Luật này. Vì vậy, đề nghị giữ nguyên như Luật hiện hành.

3 . Điều 119 của Luật Sở hữu trí tuệ quy định về "thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp", trong đó ra quy định cụ thể về thời hạn nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, bảo đảm cải cách thủ tục hành chính, tránh gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Đây là một trong những điểm tiến bộ của Luật Sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, cơ quan chủ trì soạn thảo cho rằng, hiện nay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang quá tải đã không thể xử lý đơn đúng thời hạn luật định. Vì vậy, dự thảo bỏ việc quy định cụ thể về thời hạn và giao cho "Chính phủ quy định thời hạn thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Thời hạn thẩm định đơn có thể  được điều chỉnh phù hợp vời điều kiện thực tế trong từng giai đoạn". Chúng tôi cho rằng, lý do của việc sửa đổi này là không hợp lý, thiếu tính thuyết phục và không phù hợp với chủ trương luật cần quy định cụ thể, hạn chế ban hành văn bản hướng dẫn. Nếu cơ quan xử lý đơn đang quá tải thì phải có các biện pháp hữu hiệu khác đế đáp ứng yêu cầu công việc, chứ không phải vì lý do này mà đưa ra một hướng sửa đổi, bổ sung chỉ nhằm tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng lại gây khó khăn cho người dân nói chung.

4.Điều 201của Luật sở hữu trí tuệ  quy định về "Giám định về sở hữu trí tuệ”. Chúng tôi đề nghị cân nhắc đối với việc bổ sung "cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ" vào Khoản 1 điều này vì khi xây dựng luật sở hữu trí tuệ năm 2005, vấn để này đã được thảo luận rất kỹ. Hầu hết ý kiến đều cho rằng, Cơ quan quàn lý nhà nước về sở hữu trí tuệ mà thực chất là các Cục vừa cấp văn bằng  bảo hộ, vừa thực hiện việc giám định sẽ không bảo đảm được tính khách quan mà sẽ rơi vào tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Vì vậy, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 không quy định cơ quan quản lý nhà nước vế sở hữu trí tuệ có thẩm quyền thực hiện giám định về sở hữu trí tuệ, mà hoạt động này được thực hiện theo hướng xã hội hóa. Chúng tôi đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành.

V. Về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

 1. Về việc bổ sung nội dung mới vào Khoản 2, Điều 7

"Chủ sở hữu trí tuệ chi được thực hiện quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ theo Luật này và không được làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp có trước của người khác” .

Về vấn đề này, Bộ Tư pháp đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành vì một số lý do sau đây:

- Thứ nhất, việc bảo hộ quyền trong Luật Sở hữu trí tuệ và các quyền sở hữu là hai vấn đề không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Luật Sở hữu trí tuệ là luật chuyên ngành, có thể quy định chỉ bảo hộ một số quyền theo luật chuyên ngành.

Các quyền khác sẽ được bảo hộ theo pháp luật chung.

- Thứ hai, Khoản 2, Điều 7 của Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định "việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi  ích của Nhà nước, lợi ích công cộng quyền và và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Như vậy, khoản 2, Điều  7 của luật hiện hành đã hàm chứa nội dung mà cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất bổ sung thêm.

- Thứ ba, việc để có sự nhầm lẫn hoặc lợi dụng khi phân biệt phạm vi, loại hình bảo hộ giữa các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ thuộc về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có liên quan, chứ không phải vì Luật Sở hữu trí tuệ không có quy định về vấn đề này.

2. Việc bổ sung quy định về quản lý đĩa quang tại Khoản 2, Điều 25.

Bộ Tư pháp nhất trí bổ sung quy định "Chính phủ quy định cụ thể về các hoạt động sản xuất, xuất khẩu và lưu hành đĩa quang; sử dụng đĩa quang trắng để định hình, sao chép" vào cuối khoản 2, Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ làm cơ sở pháp lý để Chính phủ ban hành Nghi định về quản lý đĩa quang nhằm thực hiện cam kết giữa các nước thành viên APEC như ý kiến giải trình của Bộ Văn hóa, Thề thao và Du lịch trong Tờ trình Chính phủ.

3. Về việc kéo dài thôi bạn bảo hộ quy định tại Điều 27 và Điều 34.

Bộ Tư pháp nhất trí nâng thời hạn bảo hộ từ 50 năm theo Luật hiện hành lên 75 năm như dự thảo với các lý do mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giải trình trong Tờ trình Chính phủ.

4. Về việc bỏ thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 119 và giao cho Chính phủ hướng dẫn cụ thể, phù bợp.

Bộ Tư pháp đề nghị giữ nguyên Điều 119 của luật hiện hành hoặc nếu có sửa đổi, bổ sung thì sửa đổi, bổ sung theo hướng kéo dài thêm thời hạn xử lý đơn cho phù hợp với tình hình thực tiễn vì những lý do đã được nêu tại điểm 3, phần IV của Công văn này.

5. Về việc sửa đổi Điều 12 quy định về phí và lệ phí thành quy định về chính sách tài chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Bộ Tư pháp cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung điều này là không hợp lý, vì  những lý do đã được trình bày tại điểm 2, phần IV của Công văn này.

6. Về việc bổ sung cơ quan quản lý nhà nước và sở hữu trí tuệ có thẩm quyền thực hiện giám định và sở hữu trí tuệ tại Điều 201.

Bộ Tư pháp đề  nghị không bổ sung cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ có thẩm quyền thực hiện giám định về sở hữu trí tuệ với các lý do đã được trình bày tại điềm 4, phần IV Công văn này.

7. Về việc bổ sung Điều 220a quy định và giải quyết khiếu nại về sở hữu trí tuệ

Bộ Tư pháp đề nghị không bổ sung Điều 220a như dự thảo, vì nếu có bổ sung điều này thì khi Chính phủ ban hành nghị định quy định chi tiết việc giải quyết khiếu nại liên quan đến sở hữu trí tuệ cũng không thể vượt ra ngoài khuôn khổ các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Trên đây là ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, xin gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch./.

 

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Các Thứ trưởng (để biết);

- Lưu: VT, Vụ PLDSKT

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(đã ký)

Nguyễn Thúy Hiền


 

Các văn bản liên quan