Báo cáo đánh giá tác động dự kiến của Luật Trọng tài

Thứ Hai 11:38 18-05-2009

III – Các giải pháp và tác động các giải pháp.

Bạn soạn thảo sau khi thảo luận đã xác định được tổng số 26 giải pháp để giải quyết cho 5 vấn đề nêu trên nhằm đạt mục tiêu ban hành luật trọng tài. Trong mỗi vấn đề thì giải pháp thứ nhất luôn luôn là “giữ nguyên như hiện nay”, tức là giữ nguyên như quy định của pháp lệnh trọng tài và các quy định liên quan. Giải pháp này sẽ được xác định làm cơ sở cho việc so sánh và phân tích các giải pháp khác.

Trong quá trình tiến hành xác định và phân tích các tác động của các giải pháp nêu trên, ban soạn thảo có một số lưu ý sau:

Thứ nhất, ban soạn thảo thấy rằng các giải pháp nêu ra trên không phải hoàn toàn loại trừ nhau, mà ngược lại trong nhiều trường hợp mang tính hỗ trợ nhau. Nói cách khác, một vấn đề có thể phải áp dụng cùng một lúc nhiều giải pháp khác nhau.

Thứ hai, trong quá trình xác định các phương án để lựa chọn, ban soạn thảo cho rằng các phương án chỉ được cụ thể hoá trong dự thảo luật nếu điều khoản tương ứng đó được quy định một cách rõ ràng, cụ thể và đầy đủ về trình tự, thủ tục nếu cần.

Thứ ba, khi đánh giá các tác động của từng phương án, Ban soạn thảo dựa trên một giả định là các phương án đều đạt được một mức độ nhất định các mục tiêu đề ra.

Thứ tư, với giả định nêu trên, về cơ bản, các phương án đều góp phần vào tăng số lượng tranh chấp giải quyết thông qua con đường trọng tài, giảm tải cho hệ thống toà án (trừ phương án không làm gì cả). Do đó, các phương án đều trực tiếp hay giám tiếp đều có tác động tương tự, là hệ quả của kết quả đạt được nói trên. Do đó, các tác động của từng phương án được xác định trong từng phương án là những tác động trực tiếp.

Phần dưới, là bản so sánh, đánh giá các tác động của từng phương án có thể lựa chọn. Tiếu chí đánh giá chủ yếu dựa trên tác động đến 2 đối tượng mà Ban soạn thảo cho rằng là đối tượng chịu tác động lớn nhất của dự thảo luật trọng tài này.

Sau đây sẽ lần lượt phân tích tác động của từng giải pháp theo từng nhóm vấn đề như nêu trên.

Các phân tích trên cho thấy hai đối tượng chịu tác động lớn nhất của dự thảo luật trọng tài này là cơ quan toà án (phía Chính phủ) và các doanh nghiệp, các trung tâm trọng tài (phía khu vực tư nhân) và cả đối tượng là người dân, người lao động nói chung.

Ngoài các động như phân tích phần trên, thì hệ thống trọng tài còn có rất nhiều ưu điểm so với hệ thống toà án trong việc giải quyết các tranh chấp; do đó, những giải pháp mà góp phần vào việc tăng vụ việc giải quyết ở trọng tài sẽ còn có những tác động tích cực là kết quả từ những ưu thế của hệ thống trọng tài. Những điều này cũng được cân nhắc khi lựa chọn phương án.

Kết quả phân tích các tác động nói trên có thể minh hoạ lại một cách dễ hiểu hiểu hơn theo bảng sau. Các ký hiệu:

- “JJJ       là tác động tích cực lớn;

- “JJ          là tác động tích cực vừa;

- “J             là tác động tích cực nhỏ;

- “LLL       là tác động tiêu cực lớn;

-  LL         là tác động tiêu cực vừa

- “L            là tác động tiêu cực nhỏ

- “K            là không hoặc chưa rõ tác động    

Việc xác định tác động “lớn”, “vừa” hay “nhỏ” ở đây là so sánh với phương án “giữa nguyên như hiện nay”.

Sau đây, sẽ lần lượt phân tích, đánh giá và so sánh tác động của từng giải pháp đối với mỗi vấn đề cụ thể.

1) Vấn đề thứ nhất: Thẩm quyền của trọng tài còn hạn chế về phạm vi, chưa được xác định cụ thể, rõ ràng, thống nhất và chắc chắn.

1.1. Các giải pháp

Vấn đề 1 đã xác được 5 giải pháp có thể lựa chọn như sau:

Pá 1.1: Giữ nguyên như hiện nay. Điều này có nghĩa là các vấn đề nêu trên sẽ tiếp tục tồn tại và có xu hướng còn xấu đi hơn nữa. Việt Nam sẽ không tạo ra được một cơ chế giải quyết tranh chấp mềm dẻo, thuận lợi, linh hoạt, công bằng và chuyên môn cao cho các bên. Trọng tài vẫn chưa được sử dụng; số vụ trạnh chấp được giải quyết bằng trọng tài vẫn sẽ rất ít. Các bên sẽ tiếp tục giải quyết bằng các công cụ “phi chính thức” tốn kém, thiếu khách quan và công bằng, hoặc thông qua tòa án, tốn kém và kéo dài; gây trở ngại cho hoạt động dân sự, kinh tế, không hấp dẫn các bên nước ngoài tham gia hoạt động hoặc giải quyết tranh chấp tại Việt Nam. Mặt khác, các bên Việt Nam tham gia hoạt động thương mại quốc tế hoặc giải quyết tranh chấp với các đối tác quốc tế sẽ tiếp tục phải đi ra nước ngoài như Singapore, HongKong để giải quyết tranh chấp, gây sự tốn kém, khó khăn cho các bên.

Pá 1.2: Mở rộng, xác định rõ và cụ thể phạm vi thẩm quyền của trọng tài. Cụ thể, phạm vi thẩm quyền của trọng tài có thể bao gồm:

a) Tất cả các tranh chấp dân sự, kinh tế và lao động đều có thể được giải quyết bằng trọng tài, trừ một số ít các trường hợp được quy định cụ thể.[1]

b) Các tranh chấp giữa cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tư trong việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư, khuyến khích và ưu đãi đầu tư trên lãnh thổ Việt nam cũng có thể được giải quyết bằng trọng tài.[2]

Pá 1.3: Mở rộng tiêu chí xác định thoả thuận trọng tài, theo hướng chú trọng đến đến ý chí của các bên về việc lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp; tính đến sự phát triển của công nghệ thông tin điện tử, giảm can thiệp tùy tiện của tòa án.

Thoả thuận trọng tài là điểm chốt tiếp theo trong việc xác định thẩm quyền của trọng tài; bởi vì, không có thoả thuận trọng tài, thì không thể có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Vì vậy, cần phải làm rõ, đầy đủ cả hình thức và nội dung của thoả thuận trọng tài, bao quát hết các trường hợp thoả thuận của các bên về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Cụ thể, giải pháp này sẽ được thể hiện bằng các nội dung cơ bản sau:

Một là, xác định rõ nội dung tối thiểu của thoả thuận trọng tài, là sự đồng ý của các bên về việc sử dụng trọng tài như một trong số các hình thức giải quyết tranh chấp, hoặc đồng ý chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Như vậy, thoả thuận trọng tài không nhất thiết phải xác định hình thức trọng tài, tổ chức hay trung tâm trọng tài cụ thể, ngôn ngữ, luật áp dụng, địa điểm xét xử, v.v…

- Xác định cụ thể các hình thức thoả thuận trọng tài, tính đến sự phát triển của khoa học công nghệ:

- Thoả thuận trọng tài chỉ được xác lập dưới dạng văn bản (văn bản giấy hoặc điện tử). Thỏa thuận trọng tài được coi là bằng văn bản khi đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:

§        Là hợp đồng, điều lệ, bản ghi nhớ và các hình thức văn bản khác được các bên cùng ký kết;

§        Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên, bao gồm cả telex, điện tín, Email hoặc các hình thức trao đổi dữ liệu điện tử khác.

§        Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản.

§        Trong giao dịch các bên dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như vận đơn đường biển, hợp đồng thuê tàu, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác.

Hai là, xác định rõ và cụ thể các trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu.

Ba là, xác định rõ và cụ thể các thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.

Pá 1.4: Trao thẩm quyền cho Hội đồng trọng tài là cơ quan duy nhất quyết định hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, không cần phải đưa ra tòa án.

Pá 1.5: Nếu các bên có tranh chấp về hiệu lực thỏa thuận trọng tài (kể cả tranh chấp giữa các bên hoặc giữa một hoặc các bên với hội đồng trọng tài thì tòa án là nơi có quyền quyết định hiệu lực của thoả thuận trọng tài.

Theo đó, khi có tranh chấp xảy ra nếu một trong hai bên cho rằng thoả thuận trọng tài là vô hiệu thì yêu cầu Toà án xét xử. Nếu toà án ra phán quyết là thỏa thuận trọng tài là có hiệu lực thì lúc đó Trọng tài sẽ giải quyết; nếu toà án ra phán quyết là thoả thuận trọng tài đó vô hiệu thì sau đó Toà án mới xem xét giải quyết đến nội dung tranh chấp. Tuy nhiên cần xác định rõ thẩm quyền của toà án và hiệu lực của quyết định của toà án trong trường hợp này.

 

1.2. Tác động của các giải pháp

Bảng 1 dưới đây cho thấy các tác động tích cực, tiêu cực đến các đối tượng bị ảnh hưởng



[1] Bao gồm: Tranh chấp liên quan đến các quyền nhân thân, tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân, gia đình và thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình; Tranh chấp liên quan đến việc phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

 

[2]  Đây là cụ thể hoá các quy định tương ứng của Luật đầu tư về giải quyết tranh chấp

Các văn bản liên quan